Có 2 Mô Hình Giao Dịch Phát Thải Carbon: Nên Chọn Loại Nào?

Có 2 mô hình Hệ thống giao dịch phát thải (ETS), tuy nhiên, lựa chọn mô hình phù hợp với từng quốc gia, phụ thuộc vào nhiều yếu tố?

Hệ thống giao dịch phát thải. Ảnh China Daily

Ngạn ngữ, “Đừng chiến đấu trong cuộc chiến cuối cùng” áp dụng cho tất cả các nhà lãnh đạo – cả người chiến thắng và kẻ thua cuộc.

Nhiều người từ lâu đã ủng hộ “Chương trình mua bán phát thải” (ETS) liên kết với thị trường quốc tế.

Nhưng ETS là gì? Như Tony Abbott đã chỉ ra, ETS là một hình thức áp đặt Carbon đối với các doanh nghiệp với mức giá dao động được xác định bởi thị trường – chứ không phải là giá cố định của thuế Carbon.

Tuy nhiên, Tony Abbott đã không loại trừ, liệu giải pháp ETS có thể giúp giải quyết tình trạng rối ren về chính sách khí hậu hay không?

Chọn mô hình ETS nào?

Có ít nhất 2 loại – ETS “giới hạn và thương mại” và ETS “cơ sở và tín chỉ Carbon”. Những người đề xuất ETS, nên chỉ rõ họ thích cái nào hơn, vì sự khác biệt giữa 2 ETS là rất rõ ràng, như được đề cập bên dưới.

Theo ETS “giới hạn và thương mại”, chính phủ cấp một số giấy phép ra thị trường, dựa trên các mục tiêu giảm phát thải quốc gia, ví dụ như, mức phát thải năm 2023 giảm 5% so với mức năm 2000.

Không có giới hạn về lượng phát thải (hay hạn mức phát thải áp đặt) cho từng công ty, miễn là họ trả tiền cho tất cả lượng khí thải của họ.

Giả sử rằng, một doanh nghiệp thải ra 30.000 tấn khí nhà kính (GHG) trong 1 năm và giá thị trường cho giấy phép phát thải Carbon là 10 USD, thì doanh nghiệp đó sẽ phải trả 300.000 USD – theo ETS “giới hạn và thương mại”.

Ngược lại, trong ETS “cơ sở và tín chỉ Carbon”, mỗi công ty phải duy trì lượng phát thải của mình dưới mức đã thỏa thuận trước, chẳng hạn như dưới mức trung bình của lượng phát thải trong 3 năm trước đó – chính phủ sẽ quy định giới hạn phát thải cho từng công ty.

Trên cơ sở như vậy, giả sử rằng “lượng phát thải cơ bản” của công ty được đặt ở mức 28.000 tấn.

Trong ETS “cơ sở và tín chỉ Carbon”, họ chỉ phải mua tín chỉ Carbon khi lượng phát thải vượt mức cho phép. Trong trường hợp này là 30.000 – 28.000 = 2.000 tấn. Giả sử giá Carbon là 10 đô la, công ty sẽ tiêu tốn 20.000 đô la.

Hai ETS đã được tranh luận sâu sắc vào đầu những năm 2000 trước khi EU ủng hộ ETS “giới hạn và thương mại” vào năm 2005 và nó cũng trở thành bản thiết kế cho mô hình ETS của Đảng lao động Úc.

Lý do không lựa chọn ETS “cơ sở và tín chỉ Carbon” năm 2005, vì lúc đó EU không có đủ thông tin để thiết lập “lượng phát thải cơ sở” cho mỗi công ty.

Nó được coi là một quy định mang tính xâm phạm và không thực tế để thực hiện.

Tuy nhiên, Úc hiện đã có dữ liệu phát thải khí nhà kính chi tiết ở cấp công ty nhờ vào Chương trình báo cáo năng lượng và khí nhà kính quốc gia (NGER) được giới thiệu từ năm 2008.

Việc thiết lập mức phát thải cơ sở cho từng doanh nghiệp không quá khó khăn.

Hiệu suất thực tế của ETS “giới hạn và thương mại” của EU trong 8 năm qua cho thấy ‘điểm yếu’ của nó, cụ thể là chính phủ không có khả năng cấp đủ số lượng giấy phép Carbon vào thị trường, chẳng hạn như trong 5 năm một lần, dựa trên nhiều dự báo khác nhau.

Những cú sốc ngẫu nhiên như khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tác động đến tăng trưởng kinh tế và phát thải khí nhà kính của EU.

Nhu cầu về giấy phép giảm mạnh và tình trạng dư cung – dẫn đến giá giấy phép phát thải lao dốc từ trên 20 xuống còn khoảng 5 Euro.

Vì vậy, các chính trị gia EU hoảng sợ và do dự trong việc ‘cung cấp’ giấy phép, bằng cách trì hoãn cấp giấy phép mới, một cách để làm giá giấy phép tăng lên.

Việc liên kết ETS “giới hạn và thương mại” của Úc với thị trường EU sẽ khiến Úc trở thành – thành viên trên thực tế của “bong bóng đồng tiền Euro” và chúng ta sẽ mất toàn quyền kiểm soát giá Carbon.

Các quyết định đầu tư của chúng ta vào các dự án phát thải thấp (chẳng hạn trồng rừng hoặc đầu tự các dự án Xanh) sẽ gắn liền giá Carbon trên thị trường.

Và ai có thể biết liệu giá ETS của EU có quay trở lại mức 30 Euro/tấn trong tương lai hay không?

Câu hỏi quan trọng, nên chọn ETS nào?

Tác giả: Gujji Muthuswamy là thành viên ngành tại Khoa tài chính ngân hàng, Đại học Monash và giảng dạy về Định giá carbon. Ông đã làm việc trong ngành điện lực ở Victoria hơn 30 năm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang