Rừng ngập mặn (mangroves) và thảm ‘cỏ biển’ (seagrass, cỏ mọc dưới biển) của Indonesia là một trong những chìa khóa – cho nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu vì chúng lưu trữ khoảng 17% lượng “Carbon xanh” của thế giới.
“Carbon xanh” đề cập đến các hệ sinh thái biển và ven biển hấp thụ Carbon từ khí quyển và lưu trữ trong đại dương và trầm tích của nó.
Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở Indonesia đang bị đe dọa do ‘chuyển đổi và suy thoái’.
Việc không ngăn chặn được quá trình chuyển đổi và suy thoái của các hệ sinh thái này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, vì nó sẽ dẫn đến lượng Carbon tích lũy lâu dài và các loại khí nhà kính khác sẽ được thải vào khí quyển.
Indonesia cần một nguồn tài trợ bền vững để bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái Carbon xanh và tín chỉ Carbon là một trong những lựa chọn bù đắp khả thi.
Các dự án bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái Carbon xanh, thực sự có thể tạo ra tiền, dưới dạng tín chỉ Carbon, có thể được bán cho các cá nhân hoặc công ty, đang tìm cách bù đắp lượng khí thải của họ.
Để bán tín chỉ Carbon tại thị trường trong nước, một dự án cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của chính phủ.
Đối với thị trường tín chỉ Carbon toàn cầu, dự án cũng phải tuân theo các quy tắc do chính phủ đặt ra và các tiêu chuẩn do bên thứ 3 độc lập xây dựng, chẳng hạn như Tiêu chuẩn Carbon đã được xác minh (Verra) hoặc ‘Plan Vivo Foundation’ và được đăng ký tại Cơ quan đăng ký quốc gia.
Năm 2021, Verra đã đăng ký dự án bảo tồn “Carbon xanh” đầu tiên của mình, nhằm mục đích ‘trung hòa’ (cô lập) gần 1 triệu tấn Carbon dioxide (CO2) thời hạn 30 năm, trong các hệ sinh thái ven biển ở Colombia.
Việc Verra tham gia vào dự án này dự kiến sẽ mang lại một dòng đầu tư và sáng kiến tín chỉ Carbon xanh đối với Indonesia.
Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, với hơn 18.000 hòn đảo. Điều đó có nghĩa là, Indonesia có tiềm năng khai thác nhiều tín chỉ Carbon hơn, từ hệ sinh thái Carbon xanh để hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái (nhằm chống lại quá trình biến đổi khí hậu).
Chúng tôi nhấn mạnh 2 khía cạnh cần được giải quyết để ‘tín chỉ Carbon xanh’ của Indonesia có thể phát triển.
Quy định và hợp tác tốt hơn trong việc theo dõi tín chỉ Carbon
Quy định 98/2021 của tổng thống và quy định của Bộ trưởng số 21/2022 đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho thị trường giao dịch Carbon của Indonesia, nhưng cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ và phục hồi Carbon xanh cần phải có chương trình hành động cụ thể.
Những quy định trên khẳng định, các hoạt động giảm thiểu khí hậu (chống biến đổi khí hậu) đối với ‘lĩnh vực’ Carbon xanh và biển thuộc thẩm quyền của Bộ biển và thủy sản.
Tuy nhiên, rừng ngập mặn, cũng là một phần của hệ sinh thái Carbon xanh, thuộc thẩm quyền của Bộ môi trường và lâm nghiệp, vì hầu hết rừng ngập mặn ở Indonesia đều nằm trong khu vực rừng của đất nước.
Mới đây, cả hai Bộ đã thống nhất phân chia trách nhiệm – Bộ hàng hải sẽ chăm sóc rừng ngập mặn, không nằm trong diện tích rừng.
Tuy nhiên, hai Bộ này cần ngồi lại với nhau, để thống nhất các tiêu chuẩn và thủ tục rõ ràng về quản lý rừng ngập mặn, nhằm tránh sự chồng chéo về quy định giữa các Bộ.
Sự chồng chéo này có thể dẫn đến tăng chi phí cho các nhà phát triển dự án trong tương lai, cản trở hoạt động ‘đầu tư xanh’ để tạo ra tín chỉ Carbon.
Một khung chiến lược nhằm phối hợp các chức năng và vai trò khác nhau của nhiều cơ quan và chính quyền địa phương có thể giúp đạt được lợi ích tối ưu từ hệ sinh thái Carbon xanh.
Ngoài ra, dữ liệu và thông tin về hệ sinh thái Carbon xanh của Indonesia nằm rải rác ở nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm Bộ môi trường và lâm nghiệp, Bộ biển và thủy sản, Cơ quan nghiên cứu và đổi mới quốc gia, cũng như các chính quyền khu vực.
Nghiên cứu Carbon xanh và tích hợp dữ liệu giữa các tổ chức là điều cần thiết để đẩy nhanh tiến độ, vì dữ liệu có sẵn và đáng tin cậy là rất quan trọng để thiết lập cơ sở và mục tiêu, nhằm đo lường chính xác hiệu quả của dự án tín chỉ Carbon.
Dữ liệu ‘phát thải’ rừng ngập mặn của Indonesia đã được ghi lại, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm đối với thảm ‘cỏ biển’.
Các tổ chức phi chính phủ bao gồm các tổ chức môi trường, tổ chức nghiên cứu, tổ chức tài chính và kinh doanh cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn và phục hồi Carbon xanh. Sự phối hợp và hợp tác giữa các chủ thể này có thể mang lại những dự án Carbon xanh có tác động mạnh mẽ đến giảm phát thải Carbon (chống biến đổi khí hậu).
Sự tham gia của cộng đồng và chia sẻ lợi ích
Các dự án tín chỉ Carbon ở vùng đất ngập nước ven biển, có thể tạo ra doanh thu từ vấn đề chống biến đổi khí hậu (giảm phát thải Carbon), và nếu được quản lý đúng cách có thể mang lại sự thịnh vượng cho các cộng đồng ven biển.
Các cộng đồng ven biển là một trong những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất ở Indonesia.
Một nghiên cứu năm 2016 do Lindsay Wylie từ Trường dịch vụ quốc tế thuộc Đại học Hoa Kỳ dẫn đầu, đã chứng minh sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng có thể dẫn đến các dự án Carbon xanh thành công trên khắp thế giới.
Ví dụ, dự án do cộng đồng chủ trì “Mikoko Pamoja” đã thành công trong việc khôi phục 117 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Vịnh Gazi, Kenya.
Dự án cũng đã tạo ra thu nhập từ tín chỉ Carbon. Số tiền này đã được dùng để xây trường học và lắp đặt máy bơm nước.
Chính phủ Indonesia có thể mô phỏng những câu chuyện thành công này, bằng cách thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào các sáng kiến bảo tồn Carbon xanh, vì tính bền vững của những dự án sẽ phụ thuộc vào cộng đồng ven biển, được hưởng lợi trực tiếp từ nó.
Để làm được điều này, chính phủ có thể thiết lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ: Một bộ nguyên tắc, quy tắc và thủ tục được thiết kế để bảo vệ các cộng đồng bị ảnh hưởng, trước những rủi ro không mong muốn của dự án, cũng như để cải thiện phúc lợi của họ.
Dự án cũng phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng trước khi thực hiện. Việc thiết lập một kênh để cộng đồng bày tỏ quan ngại, khiếu nại trong quá trình thực hiện dự án cũng như quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giới, cũng là yếu tố then chốt cho sự thành công của dự án.
Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng niềm tin với cộng đồng trong việc thực hiện các dự án Carbon xanh.
Để đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương, các dự án phải sáng tạo để cung cấp nhiều hình thức chia sẻ lợi ích khác nhau.
Ví dụ, nghề ‘khai thác’ lâm sản – sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và phục hồi rừng ngập mặn – có thể là một lựa chọn đôi bên cùng có lợi.
Loại dự án này cho phép cộng đồng địa phương thu được lợi ích kinh tế đồng thời đảm bảo sức khỏe của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Tác giả:
Karizki Hadyanafi, Cơ quan kế hoạch phát triển quốc gia (BAPPENAS)
Bimo Dwisatrio, cán bộ nghiên cứu cấp cao, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
Sandy Nofyanza, nghiên cứu viên, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế