Tạo Lập Thị Trường Giao Dịch Carbon Hiệu Quả: Mô Hình Indonesia

Indonesia đã tạo lập thị trường giao dịch Carbon đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, làm thế nào để thị trường Carbon hoạt động hiệu quả

Làm thế nào để thị trường Carbon hoạt động hiệu quả để chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh Pixabay

Là một trong những nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, và là nước sản xuất than lớn thứ 4 thế giới, Indonesia phải tiếp tục theo đuổi nỗ lực ‘tạo lập và phát triển’ thị trường Carbon trong nước.

Điều này đòi hỏi một ‘loạt’ hành động, để tạo ra giá trị kinh tế từ các hoạt động giảm thiểu phát thải Carbon.

Những nền tảng – và quan trọng nhất là ý chí chính trị – đã được đặt ra.

Đầu tiên, Indonesia đã ký Quy định số 98/2021 của tổng thống về Định giá Carbon. Đây là một chính sách quan trọng nhằm thực hiện cơ chế ‘giảm phát thải’ dựa vào thị trường.

Thứ hai, Indonesia đã ký một số cam kết tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26). Chúng bao gồm các Cam kết về phá rừng toàn cầu, Cam kết khí mê-tan (Carbon) và than toàn cầu để chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Indonesia đặt mục tiêu giảm phát thải 30% vào năm 2030 (giảm 36 triệu tấn Carbon thải ra vào năm 2030) và trung hòa Carbon (Net Zero) vào năm 2060 (hoặc sớm hơn).

Thứ ba, Indonesia đang thúc đẩy ‘chính sách Xanh’ mạnh mẽ. Một ví dụ là chính sách thuế khí thải ô tô sửa đổi, sẽ áp dụng mức thuế thấp hơn đối với các phương tiện có lượng khí thải thấp và bằng mức thuế bằng 0 đối với xe điện.

Indonesia cũng chuẩn bị thực hiện Thuế Carbon trong ngành điện, tiếp theo là một cơ chế mua bán khí thải và chính sách giới hạn khí thải Carbon.

Những tín hiệu này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ năng lượng than sang năng lượng tái tạo của Indonesia, nếu chính phủ tiếp tục tăng cường các chính sách liên quan đến giảm khí thải.

Tuy nhiên, để tạo ra thị trường Carbon trong nước thành công, Indonesia cần tập trung vào ít nhất 3 điều.

1. Giao dịch Carbon sẽ hỗ trợ chương trình chuyển đổi năng lượng

Phát triển thị trường Carbon trong ngành điện, không chỉ cung cấp thêm quyền phát thải Carbon. Nó nên tích cực hỗ trợ chính phủ loại bỏ than và tài trợ cho công nghệ thải Carbon thấp.

Hiện tại, chương trình thương mại Carbon ở Indonesia hoạt động theo cơ chế tự nguyện (thị trường Carbon tự nguyện). Khoảng 80 nhà máy nhiệt điện than với công suất hơn 20.000MW đặt mục tiêu tham gia thị trường Carbon trong năm nay. Con số này chiếm khoảng 55% tổng công suất điện đốt than của cả nước (36.000MW).

Mục đích của cơ chế mua bán Carbon tự nguyện (thị trường Carbon tự nguyện) là giới thiệu cơ chế mua bán khí phát thải (ETS) cũng như cơ chế bù đắp Carbon (một chương trình giảm phát thải để bù đắp cho lượng phát thải xảy ra ở những nơi khác, chẳng hạn trồng rừng) trong ngành năng lượng của đất nước.

Giới hạn hay còn gọi là “mức trần” sẽ được đặt theo cường độ Carbon (số gam CO₂ trên một đơn vị sản xuất điện – thường là trên kilowatt giờ) thay vì mức trần tuyệt đối về lượng khí thải (tổng lượng khí thải được tạo ra).

Theo Quy định của tổng thống số 98/2021 về định giá Carbon, chính phủ sẽ cấp giấy phép phát thải. Các công ty ‘mua’ giấy phép phát thải từ chính phủ với lượng ‘khí nhà kính’ (lượng phát thải Carbon) mà họ được phép thải ra.

Nếu những công ty không báo cáo lượng phát thải và các hành động giảm nhẹ ‘biến đổi khí hậu’ của mình, thì, một số biện pháp xử phạt hành chính sẽ được áp dụng.

Những hình thức này bao gồm từ cảnh cáo bằng văn bản và phạt hành chính cho đến đình chỉ và thu hồi giấy phép.

Tuy nhiên, với việc ngành điện chiếm tới 30% tổng lượng khí thải liên quan đến năng lượng của cả nước, Indonesia yêu cầu ‘mức trần phát thải’ theo luật định – chính phủ xác định mức trần.

Việc cấp giấy phép phát thải (theo giới hạn phát thải) cần phải đi kèm với các yêu cầu nghiêm ngặt về tính đủ điều kiện, để tránh tình trạng dư thừa giấy phép và ‘thiếu hành động’ của doanh nghiệp trong quá trình giảm phát thải Carbon.

Chính sách này cần đi đôi với việc bắt buộc phải tuân thủ cơ chế mua bán tín chỉ Carbon để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi khỏi than đá.

Hơn nữa, chương trình định giá Carbon bắt buộc phải được tuân thủ bằng cách loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.

Trong năm 2016-2017, chính phủ đã chi hơn 0,7 tỷ USD (9,9 nghìn tỷ Rp) mỗi năm để kiểm soát chi phí điện từ sản xuất điện đốt than.

Chính phủ nên phân bổ lại ngân sách trợ cấp, để hỗ trợ dự án chuyển đổi than của Indonesia – chẳng hạn, ưu đãi tài chính (giảm thuế) cho ngành năng lượng tái tạo.

Trừ khi giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo với tư cách là mục tiêu chính của chương trình chuyển đổi Xanh sẽ vẫn kém cạnh tranh hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

2. ‘Tối đa hóa’ giá Carbon

Một vấn đề khác cần giải quyết là giá Carbon hiện tại tương đối thấp, được áp dụng trong kế hoạch loại bỏ than. Giá được chốt ở mức 2,10 USD/tấn CO₂ ở Indonesia.

Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới đã đề cập đến mức chi phí 40-80 USD cho mỗi tấn CO₂ thải ra để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2°C.

Do đó, để đạt được mục tiêu nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C – như đã nêu trong Thỏa thuận khí hậu Glasgow – chúng ta cần áp đặt mức giá Carbon cao hơn.

Để giảm phát thải hiệu quả, thuế Carbon quy định trong Luật thuế của Indonesia phải được tối đa hóa, khi càng có ‘nhiều ngành’ tham gia vào thị trường Carbon và công nghệ tiết kiệm năng lượng – ngày càng được phổ biến rộng rãi.

3. Hãy tập trung vào mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch

Về lâu dài, kinh doanh Carbon sẽ khuyến khích các nhà đầu tư chú ý hơn đến việc triển khai năng lượng tái tạo.

Ý tưởng khá đơn giản: Một kế hoạch kinh doanh Carbon tạo động lực trên toàn nền kinh tế để giảm lượng khí thải và đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Cho phép trao đổi Carbon giữa các tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau, có thể làm tăng nhu cầu về năng lượng tái tạo, hoặc các công nghệ tiết kiệm năng lượng khác.

Khi kích thích phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, điều quan trọng không kém đối với chính phủ là đảm bảo hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên dễ dàng hơn.

Nó bao gồm việc cung cấp các ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo như lưới điện thông minh, truyền tải và lưu trữ.

Các ưu đãi và tài trợ nên hướng tới việc hỗ trợ nghiên cứu, triển khai và thương mại hóa năng lượng tái tạo và công nghệ liên quan.

Indonesia cũng không thể loại bỏ dần các nhà máy than một cách nhanh chóng và hiệu quả, nếu không có nguồn tài chính dự án vững chắc, chuyển giao công nghệ, lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng đầy đủ, như lưu trữ và truyền tải điện để đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo.

Tác động của cơ chế định giá Carbon là rất lớn, vì chúng tăng cường các cơ hội sử dụng năng lượng hiệu quả, hỗ trợ đổi mới và tăng cường đầu tư vào công nghệ sạch.

Tác giả:

Guntur Sutiyono, giám đốc quốc gia Indonesia, Trung tâm Climateworks

Petra Christi, nhà phân tích kinh doanh, Trung tâm Climateworks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang