Vào năm 2011, trước vấn đề “thuế Carbon”, nỗi sợ hãi sâu sắc nhất của các doanh nghiệp là họ sẽ ‘thua’ các công ty không bị đánh thuế ở nước ngoài.
Thay vì mua các sản phẩm bị đánh thuế Carbon, chẳng hạn của Úc, khách hàng Úc và khách hàng nước ngoài sẽ mua các sản phẩm không bị đánh thuế (có thể bẩn hơn) từ nơi khác.
Nó sẽ mang lại cho những nước đi sau (các quốc gia chưa áp dụng thuế Carbon) một “cú hích” trong các ngành công nghiệp từ than đá, thép, nhôm, khí tự nhiên hóa lỏng đến xi măng, rượu vang, thịt và các sản phẩm từ sữa, thậm chí là giấy.
Đó là lý do tại sao, chính phủ của thủ tướng Úc Gillard cấp giấy phép miễn phí, cho cái gọi là: ‘Các ngành công nghiệp tiếp xúc với thương mại’, để chúng không phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh. Nó như là một loại ‘cứu trợ’ cho những công ty bị thiệt hại khi ‘đối mặt’ với thuế Carbon.
Nhưng đó hầu như không phải là một giải pháp. Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi quốc gia đều làm điều đó – không đánh thuế Carbon?
Sau đó, bất cứ nơi nào có thuế Carbon (và bất cứ nơi nào không có), các ‘ngành công nghiệp tiếp xúc với thương mại’ sẽ được miễn. Thuế sẽ không đủ để giảm lượng khí thải Carbon vào khí quyển.
Chúng ta sắp phải đối mặt với thuế Carbon
Liên minh Châu Âu (EU) đã tận dụng những cách giải quyết không hoàn hảo, do các quốc gia như Úc đưa ra và giải quyết vấn đề theo hướng khác.
Thay vì đối xử với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài như nhau, bằng cách để cả 2 thoát khỏi khó khăn, nó sẽ đặt ‘cả 2’ vào tình thế khó khăn.
Chắc chắn rằng, các nhà sản xuất ở các quốc gia phát thải cao hơn như Trung Quốc (và Úc) không thể cạnh tranh, nếu phải trả thuế Carbon.
Trừ khi các nhà sản xuất nước ngoài trả thuế Carbon giống như ở Châu Âu, EU sẽ áp dụng thuế Carbon đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào EU – cái gọi là Cơ chế điều chỉnh ‘biên giới’ Carbon, hay “thuế quan Carbon”.
Bộ trưởng năng lượng Úc, Angus Taylor cho biết, ông “kiên quyết” chống lại ‘thuế quan Carbon’, một quan điểm dường như không có nhiều ảnh hưởng ở Pháp hoặc bất kỳ nước nào trong số 27 thành viên EU.
Úc đã quen với những lý lẽ ủng hộ EU
Từ năm 2026, Châu Âu sẽ áp dụng thuế quan Carbon (thuế phát thải đối với hàng nhập khẩu vào EU), đối với lượng khí thải trực tiếp từ sắt, thép, xi măng, phân bón, nhôm và điện được nhập khẩu vào EU, cùng với các sản phẩm khác (và có thể cả lượng khí thải gián tiếp) sẽ được bổ sung sau.
Canada cũng đang ‘khám phá’ ý tưởng này như một phần của “sân chơi bình đẳng”. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vậy, người muốn ngăn chặn các nước gây ô nhiễm “làm suy yếu công nhân và nhà sản xuất của chúng ta”.
Lập luận của họ phù hợp với những gì được nghe ở Úc: Nếu không có thuế Carbon sẽ tạo ra “thiên đường ô nhiễm”, nơi người phát thải (công ty) không bị đánh thuế.
Trên thực tế, Úc khó có thể làm gì, để ngăn chặn Châu Âu và các nước khác áp đặt thuế quan Carbon (thuế Carbon xuyên biên giới).
Như Úc đã nhận ra, khi Trung Quốc cấm xuất khẩu rượu vang và lúa mạch, rất ít hiệp định thương mại tự do, hay thậm chí là Tổ chức thương mại thế giới (WTO), có thể can thiệp.
WTO đã bị vô hiệu hóa, khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump chặn mọi cuộc bổ nhiệm vào Cơ quan ‘phúc thẩm’ của tổ chức này (thiếu cơ thể giải quyết tranh chấp hiệu quả), một lập trường mà Biden vẫn chưa đảo ngược.
Mặc dù vậy, EU tin rằng, hành động như vậy sẽ được cho phép, theo các quy tắc thương mại, chỉ ra một tiền lệ đã được Úc và các quốc gia khác thiết lập.
Tính hợp pháp không phải là vấn đề
Khi Úc áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ vào năm 2000, nước này đã thông qua luật cho phép đánh thuế nhập khẩu theo cách tương tự, như các sản phẩm được sản xuất trong nước, một động thái gần đây đã mở rộng sang các ‘bưu kiện nhỏ’ và dịch vụ được mua trực tuyến.
Chuyên gia thương mại và nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho biết, ông sẵn sàng tranh luận với các chính trị gia như Bộ trưởng thương mại Úc, về thế nào là hợp pháp và liệu thuế quan Carbon có phải là “bảo hộ” hay không.
Nhưng ông ấy nói, đó là điều không quan trọng:
Đúng, chủ nghĩa bảo hộ có cái giá phải trả, nhưng những cái giá này thường bị phóng đại và chúng không đáng kể so với những rủi ro của biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng.
Ý tôi là, Tây Bắc Thái Bình Dương – đang ở nhiệt độ 3 con số (độ F), và chúng ta sẽ lo lắng về việc giải thích Điều 3 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại?
Và một số hình thức trừng phạt quốc tế đối với các nước không thực hiện các bước để hạn chế lượng khí thải là điều cần thiết, nếu chúng ta định làm bất cứ điều gì về mối đe dọa môi trường hiện hữu.
Các tính toán của Đại học Victoria cho thấy, thuế quan Carbon của Châu Âu sẽ đẩy giá sắt, thép và ngũ cốc nhập khẩu của Úc lên khoảng 9%, đồng thời đẩy giá của mọi mặt hàng nhập khẩu khác của Úc tăng lên, ngoại trừ than sẽ có giá nhập khẩu tăng 53%.
Thuế quan Carbon sẽ được ‘thu’ bởi Châu Âu chứ không phải Úc. Họ có thể thoát khỏi tình trạng này, nếu các nhà sản xuất sắt, thép và các sản phẩm khác của Úc có thể tìm cách cắt giảm khí thải.
Tăng giá xuất khẩu sang EU theo cơ chế điều chỉnh ‘biên giới’ Carbon
Có thể tránh được Thuế quan Carbon, nếu Úc đưa ra thuế Carbon hoặc một cái gì đó tương tự và tự thu tiền.
Điều này tạo nên một trường hợp hấp dẫn, cho một cái nhìn khác về thuế Carbon của Úc.
Nếu lượng khí thải của Úc đang trên đà giảm, như thủ tướng Scott Morrison cho biết, thì giá Carbon không cần phải định giá ở mức cao. Ngược lại, giá Carbon cần phải được áp đặt ở mức cao.
Một điều mà câu chuyện buồn về lịch sử định giá Carbon hết lần này đến lần khác (thông qua thuế Carbon) của Úc, đã cho thấy rằng, các chính trị gia không phải là người giỏi nhất để đưa ra mức giá Carbon.
Năm 2011, thủ tướng Úc Julia Gillard đã thành lập Cơ quan quản lý biến đổi khí hậu độc lập, giống như Ngân hàng dự trữ, để tư vấn các mục tiêu về giá Carbon và khí thải, ban đầu do một cựu thống đốc của Ngân hàng dự trữ làm chủ tịch.
Mặc dù cơ quan này đã bị bãi bỏ, nhưng nó vẫn còn tồn tại trên thực tế. Vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tác giả: Peter Martin, nghiên cứu viên thỉnh giảng, Trường chính sách công Crawford, Đại học quốc gia Úc