Cách Vượt Qua Nỗi Đau Theo Lời Dạy Của Khổng Tử và Trang Tử

Cách vượt qua nỗi đau khi có người thân mất giữa Khổng Tử và Trang Tử là khác nhau, nhưng chúng rất hữu ích

Lão Tử. Ảnh CEOTudent

Ngày 2 tháng 11 hằng năm là ngày lễ các linh hồn, khi nhiều tín đồ Thiên chúa giáo tôn vinh người chết.

Tất cả chúng ta đều biết về cái chết là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta thường không thể đối mặt với ‘sự ra đi’ của người thân.

Có lẽ, mất mát là điều mà chúng ta có thể nhanh chóng vượt qua để tiếp tục cuộc sống của mình. Nhiều người coi đau buồn là một loại trở ngại đối với khả năng làm việc, sống và phát triển.

Là một học giả về triết học Trung Quốc, tôi dành nhiều thời gian để đọc, dịch và giải thích các văn bản cổ của Trung Quốc. Rõ ràng là đối phó với mất mát là mối quan tâm chính của nhiều nhà triết học Trung Quốc thời kỳ đầu.

Chúng ta có thể học được gì từ họ – từ các nhà triết học cổ Trung Quốc?

Xem thêm: Triết Lý Của Trang Tử Là Gì?

Loại bỏ đau buồn trong cuộc sống

2 nhà triết học có ảnh hưởng trong lịch sử tư tương Trung Hoa đã phản ánh về những vấn đề này là Trang Tử và Khổng Tử.

Trang Tử sống vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và theo truyền thống là người đã viết một trong những văn bản quan trọng nhất của triết học Đạo giáo, “Trang Tử – Nam Hoa Kinh”.

Khổng Tử, người sống trước Trang Tử hơn 1 thế kỷ, đã biên soạn những lời dạy của mình thành một văn bản do các học trò sau này viết, thường được biết đến ở phương tây với tên gọi “Luận Ngữ của Khổng Tử”.

Nhìn bề ngoài, 2 triết gia này đưa ra những phản ứng rất khác nhau đối với “vấn đề” cái chết.

Trang Tử đưa ra cho chúng ta một cách để loại bỏ đau buồn, dường như phù hợp với mong muốn nhanh chóng vượt qua sự mất mát.

Trong một câu chuyện, một người bạn của Trang Tử là Huệ Thi (Hui Shi), gặp ông ấy ngay sau khi người vợ nhiều năm của Trang Tử qua đời. Huệ Thi thấy Trang Tử đang hát vui vẻ và đánh trống. Huệ Thi trách móc Trang Tử và nói:

“Người này ở với ông nhiều năm, già rồi chết. Không rơi nước mắt đã đủ tệ rồi, lại còn đánh trống hát hò – chẳng phải là không thích hợp sao”?

Trang Tử trả lời rằng, khi vợ ông qua đời lần đầu, ông cũng buồn bã như bất kỳ ai sau sự mất mát như vậy. Nhưng sau đó, ông ấy suy nghĩ về hoàn cảnh nguồn gốc của bà ấy – cách bà ấy được sinh ra và trưởng thành, thông qua những thay đổi của các yếu tố tạo nên vũ trụ.

Ông ấy đã thay đổi nhận thức của mình từ việc nhìn mọi thứ – từ góc độ hạn hẹp của con người – sang nhìn chúng từ góc độ rộng lớn hơn.

Trang Tử nhận ra rằng, cái chết của người vợ chỉ là một trong những thay đổi của vô số điều liên tục diễn ra trong vũ trụ. Giống như các mùa diễn ra, cuộc sống con người cũng vậy, sinh ra và rồi ‘tan biến đi’.

Khi suy ngẫm về cuộc sống theo cách này, nỗi đau của Trang Tử biến mất.

Xem thêm: Khổng Tử, Tư Tưởng Của Ông Bị Chỉ Trích – Nhưng Vì Sao Vẫn Đứng Vẫn hơn 2000 Năm Qua

Tại sao chúng ta cần đau buồn

Tuy nhiên, đối với Khổng Tử, nỗi đau buồn là một phần tự nhiên và cần thiết của cuộc sống con người. Nó thể hiện ‘cam kết’ với những người mà chúng ta đau buồn.

Khổng Tử gợi ý, thời gian để tang 3 năm sau cái chết của cha mẹ. Trong một đoạn trong Luận ngữ, một trong những học trò của Khổng Tử, Hứa Do, hỏi ông rằng, liệu có thể rút ngắn thời gian để tang này, có vẻ như dài quá.

Khổng Tử trả lời rằng, một người thực sự quan tâm đến cha mẹ mình sẽ không thể để tang ít hơn. Đối với một người như vậy, những niềm vui bình thường của cuộc sống không còn sức hấp dẫn trong 3 năm.

Nếu, giống như Hứa Do, ai đó cân nhắc việc rút ngắn thời gian này, thì điều đó cho thấy thiếu sự quan tâm đầy đủ. Do đó, các nhà Nho giáo thời kỳ đầu đã tuân theo thông lệ này – thời gian để tang là 3 năm.

Tưởng nhớ tổ tiên của chúng ta

Phản ứng của Nho giáo đối với cái chết còn nhiều thứ hơn là đau buồn. Cuộc gặp gỡ với những người khác chắc chắn thay đổi chúng ta.

Những người gần gũi nhất với chúng ta, theo các nhà Nho giáo thời kỳ đầu, đặc biệt là các thành viên trong gia đình, đóng vai trò lớn nhất trong việc xác định chúng ta là ai. Theo nghĩa đó, chúng ta là đại diện của các cộng đồng, cụ thể hơn là các cá nhân tách rời và độc lập.

Rốt cuộc, nhiều đặc điểm thể chất và tính cách của chúng ta bắt nguồn từ tổ tiên. Ngoài ra, chúng ta học được nhiều thái độ, sở thích và cách hành động đặc trưng của mình từ gia đình, bạn bè và hàng xóm – những người tạo ra ‘nền’ văn hóa của chúng ta.

Vì vậy, khi xem xét câu hỏi, chúng ta là cá nhân như thế nào, câu trả lời nhất thiết phải bao gồm các thành viên của cộng đồng gần gũi nhất – người thân trong gia đình.

Theo các nhà Nho giáo thời kỳ đầu, sự thừa nhận này gợi ý cách đối phó với cái chết của những người thân thiết với chúng ta. Đau buồn là để tôn vinh cha mẹ của bạn hoặc một người khác đã chết và cam kết tuân theo cách sống của họ.

Ngay cả khi cách sống của họ có những sai sót, Khổng Tử lưu ý rằng, các cá nhân vẫn có nghĩa vụ phải tuân theo con đường của họ, trong khi cố gắng hết sức để loại bỏ những sai sót. Trong Luận Ngữ 4.18, Khổng Tử nói:

“Khi phụng dưỡng cha mẹ, bạn có thể nhẹ lời khiển trách (nếu cha mẹ bạn không thực đúng đạo đức). Nhưng ngay cả khi cha mẹ không nghe theo lời khuyên của bạn, bạn vẫn nên tôn trọng và không quay lưng lại với họ”.

Phát triển sự hiểu biết về đau buồn

Rõ ràng cách tiếp cận với sự đau buồn khi có người thân mất của Đạo giáo (Trang Tử) với Nho giáo (Không Tử) là khác nhau. Chúng ta nên lựa chọn theo cách của Đạo giáo hay Nho giáo, đúng hơn là Trang Tử hay Khổng Tử?

Theo quan điểm của tôi, cả 2 quan điểm đều hữu ích. Trang Tử không loại bỏ đau buồn, nhưng đưa ra một cách thoát khỏi nó. Phản ứng của Đạo giáo có thể giúp mọi người tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, bằng cách trau dồi khả năng nhìn cái chết của những người thân yêu từ một góc độ rộng lớn hơn.

Phản ứng của Nho giáo có thể ‘thách thức những giả định’ làm giảm giá trị đau buồn. Nó cung cấp cho chúng ta một cách để tìm thấy ý nghĩa trong nỗi đau.

Nó tiết lộ những ảnh hưởng đến cộng đồng gần nhất (gia đình), kiểm tra các ‘cam kết’ của chúng ta với người đã khuất.

Cuối cùng, cả 2 triết gia đều giúp chúng ta hiểu rằng, chịu đựng đau buồn là một phần trong quá trình trở thành một người phát triển toàn diện. Đó không phải là điều chúng ta nên tìm cách loại bỏ, mà là điều chúng ta nên đánh giá cao hoặc thậm chí biết ơn.

Alex McLeod, phó giáo sư triết học và nghiên cứu về người Mỹ gốc Á, Đại học Connecticut

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang