Aristotle Sẽ Nghĩ Gì Về Tình Hình Chính Trị Hiện Nay?

Xung đột chính trị hiện nay là xung đột giữa người có và người không có. Tư tưởng Aristotle về chính trị. Xung đột chính trị?

Aristotle. Ảnh Freepik

Tác giả:Waller R. Newell, giáo sư chính trị học và triết học, Đại học Carleton

Trong những năm gần đây, cuộc tranh luận chính trị đã biến thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái và mạt sát cá nhân ngày càng gay gắt, không còn chỗ cho một cuộc thảo luận hợp lý và không gay gắt, về các lựa chọn thay thế phù hợp, trong việc đánh giá các vấn đề chính trị hiện nay.

Là tác giả của cuốn sách về các triết gia, Tyranny and Revolution: Rousseau to Heidegger, có vẻ như đây là thời điểm thích hợp để xem người sáng lập khoa học chính trị, Aristotle, đã nói gì về việc thảo luận công dân sẽ diễn ra như thế nào.

Động vật chính trị

Aristotle đã viết một câu nổi tiếng, “con người về bản chất là một động vật chính trị”.

Điều đó có nghĩa là, với tư cách là con người, chúng ta hoàn thành mục đích của mình thông qua việc tham gia vào một cuộc đối thoại dân sự về ý nghĩa của công lý. Những cuộc trò chuyện đó có nghĩa là được hướng dẫn bởi lý trí.

Nhưng đối với Aristotle, định nghĩa này là một ‘mốc cao’ cho cuộc tranh luận chính trị hiếm khi đạt được.

Aristotle lập luận rằng, hầu hết thời gian, cuộc tranh luận công khai về công lý, bình đẳng và ai nên có quyền lực chính trị là gay gắt – và thậm chí dẫn đến sự tan vỡ của tất cả các cuộc tranh luận – về cuộc nổi dậy và nội chiến.

Aristotle tin rằng, nguồn gốc căng thẳng chính trị lớn nhất và phổ biến nhất là cuộc đấu tranh giữa ‘người có’ và ‘người không có’.

Đó là nguyên nhân phổ biến của tình trạng bất ổn. Bởi vì, trong khi một người có thể vừa giỏi toán vừa giỏi nấu ăn, hoặc một họa sĩ tài năng vừa là một luật sư tài năng; một bác sĩ ‘giỏi hơn’ một người chơi cờ, hoặc một nghệ sĩ vĩ cầm ‘tệ hơn’ một giáo viên. Có hai điều quan trọng, không ai có thể cùng một lúc: vừa giàu và nghèo.

Đó là lý do tại sao ‘người có’ và ‘người không’ – có mối quan hệ bất hòa. Xã hội phải giải quyết nguồn xung đột tiềm ẩn đó, trước khi có thể hướng tới một nền chính trị cao hơn nhằm thúc đẩy đức hạnh, lý trí và cuộc sống tốt đẹp.

Cuộc đối đầu đảng phái chính trị

Đây là lúc Aristotle tiết lộ nhiều nhất về cách diễn ra cuộc tranh luận chính trị. Ông tập trung vào hai phe đối kháng nhất, phe dân chủ và phe đầu sỏ.

Những người theo chủ nghĩa dân chủ cho rằng, vì tất cả mọi người đều bình đẳng nên mọi người đều bình đẳng về mọi mặt.

Những kẻ đầu sỏ trả lời rằng, vì họ đã thể hiện đức tính vượt trội của mình bằng cách thu được nhiều tài sản hơn những người dân chủ, nên họ vượt trội hơn về mọi mặt.

Nhưng đối với Aristotle, nhà nước phải đánh giá những khía cạnh, mà mọi người đều bình đẳng và những khía cạnh mà họ không bình đẳng, đồng thời xác định trên cơ sở đó, ai sẽ có quyền lực chính trị.

Mọi người về cơ bản đều bình đẳng, nhưng xã hội ghi nhận những đóng góp khác nhau và khen thưởng họ, bằng sự công nhận và thường là bằng sự giàu có.

Xã hội có nghĩa vụ bảo vệ các quyền cơ bản của mọi người và thiết lập một sân chơi bình đẳng, qua đó mọi người có thể cạnh tranh để tiến lên trong cuộc sống mà không bị cản trở bởi hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói hoặc thiếu kết nối.

Đó là trách nhiệm của nhà nước, bởi vì đối với Aristotle, đức hạnh là trọng dụng nhân tài, chứ không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên – khi được sinh ra đã được hưởng đặc quyền.

Aristotle không tin vào chủ nghĩa duy tâm thuần túy hay chủ nghĩa duy vật. Ảnh Shutterstock qua The Conversation
Aristotle không tin vào chủ nghĩa duy tâm thuần túy hay chủ nghĩa duy vật. Ảnh Shutterstock qua The Conversation

Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa hiện thực

Điều này đưa chúng ta đến điểm mấu chốt của Aristotle về việc cuộc tranh luận công khai sẽ diễn ra như thế nào.

Aristotle quan sát thấy, mỗi người tham gia đều tranh luận về một ý tưởng nhất định về một hệ thống chính trị công bằng, đồng thời tìm cách nâng cao lợi ích cá nhân của họ.

Nhưng lập luận mà họ đưa ra liên quan đến công lý không chỉ là sự ngụy trang mang tính ý thức hệ cho lợi ích cá nhân của họ, như chúng ta đã thấy trong bối cảnh hiện nay.

Như Aristotle đã nói, mỗi bên “buôn” một ‘mức độ sự thật’ liên quan đến các khả năng khác nhau, để tạo ra một xã hội công bằng, đồng thời yếu tố sự thật ở vị trí của họ được kết hợp với mong muốn của họ về một miếng bánh lớn hơn.

Nói cách khác, theo quan điểm của Aristotle, trong đời sống chính trị, không có thứ gọi là người duy tâm thuần túy hay người duy vật thuần túy. Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa hiện thực không thể tách rời nhau.

Aristotle lập luận rằng, những người tham gia thận trọng trong cuộc đối thoại công dân, nên nhận thức được sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy tâm ở người khác và ở chính họ.

Nhận thức đó sẽ tiết chế những kỳ vọng của họ về mức độ mà công lý hoàn hảo có thể hoặc thậm chí sẽ xảy ra.

Hobbes và Kant

Sự hiểu biết của Aristotle về tranh luận công khai dường như là sự pha trộn giữa Thomas Hobbes (người Anh) – người lập luận rằng, nếu không có chính phủ, cuộc sống sẽ “tồi tệ, tàn bạo và ngắn ngủi” – và Immanuel Kant (người Đức), người tin rằng, không có tự do thì việc đánh giá đạo đức và trách nhiệm là không thể.

Nó chống lại việc giảm bớt cuộc đối thoại công dân thận trọng, thành một chủ nghĩa duy vật tham lam, không quan tâm đến một xã hội công bằng hoặc một lý tưởng công lý trong sáng đến mức nó đòi hỏi công dân phải gác lại mọi mối quan tâm đến phúc lợi vật chất của họ.

Cả hai thái cực đều có khả năng gây ra sự thù địch và xung đột.

Có lẽ nhà lãnh đạo chính trị tồi tệ nhất, sẽ là người ‘kết hợp’ ở một mức độ nào đó giữa những người được thừa kế tài sản và những người gặp khó khăn kinh tế hằng ngày mà hầu hết mọi người đều gặp phải, với chủ nghĩa cực đoan về ý thức hệ.

Nói tóm lại, đó sẽ là một nhà lãnh đạo tồi tệ, vì quyền thảo luận chính trị của họ chỉ dựa trên chủ nghĩa lý tưởng thuần túy kết hợp với những đặc quyền lớn – quyền chính trị nghiêng về những người giàu có.

Một hằng số vẫn còn tồn tại

Tất nhiên, hoàn cảnh ngày nay rất khác so với thời của Aristotle.

Nhưng một số hằng số vẫn tồn tại, đặc biệt là khả năng xảy ra ‘bất đồng – bạo lực’ giữa người có và người không có.

Giống như bất kỳ quy tắc ngón tay nào, lời khuyên của Aristotle về tranh luận chính trị không thể hướng dẫn chúng ta những câu trả lời hoặc giải pháp cụ thể cho các vấn đề chính sách cụ thể thời đó.

Nhưng nó có thể nhắc nhở chúng ta rằng, tranh luận chính trị nên diễn ra ôn hòa, chúng ta nên tôn trọng niềm tin của người khác, như chúng ta muốn họ tôn trọng niềm tin của chúng ta.

Ảnh minh họa: Aristotle. Nguồn ảnh: Freepik

Nguồn: Waller R. Newell – theconversation.com – Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang