Nếu bạn hỏi, ăn cắp có ổn không, hầu hết mọi người sẽ trả lời là không!
Theo cách tiếp cận ‘cứng rắn’ – ăn cắp là sai trái, dù thế nào đi nữa – luận điểm triết học này được ủng hộ bởi Immanuel Kant – nhà triết học và tư tưởng thế kỷ 18. Theo Immanuel Kant, không có ngoại lệ đối với các quy tắc đạo đức.
Nhưng mọi thứ không đơn giản như đề xuất của Immanuel Kant. Rõ ràng, một người lao động túng thiếu ăn cắp bánh mì để nuôi gia đình của họ sẽ khác với kẻ trộm tiền của bà ngoại để ăn chơi.
Chẳng hạn, trong cuộc khủng hoảng ‘chi phí sinh hoạt’ hiện nay, nhân viên siêu thị đã nhắm mắt làm ngơ trước hành vi trộm cắp của những khách hàng rõ ràng đang gặp khó khăn về tài chính.
Chánh thanh tra cảnh sát, Andy Cooke, cũng được cho là đã gợi ý rằng, cảnh sát nên “quyết định” về việc, có buộc tội những kẻ ăn cắp để ‘có cái ăn’ hay không?
Nếu cho phép các ngoại lệ đối với các quy tắc đạo đức, thì một câu hỏi được đưa ra là: Trong trường hợp nào việc ăn cắp tài sản của một tập đoàn lớn là đúng đắn, hoặc có thể bào chữa được không?
Tôi chắc chắn không tha thứ cho bất kỳ loại hành vi trộm cắp nào. Nhưng câu hỏi tạo nên một thử nghiệm tư duy sâu sắc cho các triết gia.
Nhận thức của xã hội về các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn lớn và các ngành công nghiệp, đã phát triển trong những năm gần đây.
Người tiêu dùng yêu cầu các công ty phải tuân theo tiêu chuẩn đạo đức cao, mong đợi họ chấp nhận trách nhiệm đối với biến đổi khí hậu và hành vi phi đạo đức.
Vì vậy, có lẽ, ăn cắp của một công ty cũng không sao, nếu công ty đó đã ăn cắp của chúng ta. Nhưng ngoài việc trực tiếp lừa gạt khách hàng, ý tưởng về một công ty “ăn cắp” của chúng ta rất phức tạp.
Xem thêm: Vì Sao Con Người Khó Giúp Đỡ Lẫn Nhau?
Phá vỡ khế ước xã hội
Các tập đoàn lớn có thể ăn cắp ‘của cải’ xã hội bằng cách không đáp ứng các điều kiện trong hợp đồng xã hội của mình.
Hợp đồng hay khế ước xã hội, một ý tưởng được phát triển bởi các triết gia như Thomas Hobbes và Jean-Jacques Rousseau, đề cập đến ‘thỏa thuận ngầm’ theo đó các cá nhân hoặc tổ chức từ bỏ một số quyền tự do – để hưởng lợi từ phần thưởng lớn hơn của trật tự xã hội. Ví dụ, tôi ngầm đồng ý không đánh người khác để sống trong một xã hội mà người khác không được phép đánh tôi.
Hợp đồng xã hội thường được hiểu theo quan hệ giữa cá nhân và nhà nước. Tuy nhiên, lợi ích đối với việc kinh doanh ‘hàng hóa xã hội’ và một nhà nước hoạt động tốt – bao gồm giao thông, giáo dục và bảo vệ pháp lý – là rõ ràng.
Trong thời kỳ đại dịch (và trước đó là cuộc khủng hoảng tài chính), nhà nước đã can thiệp để cứu các tổ chức thuộc khu vực tư nhân thông qua quỹ hỗ trợ, khoản vay và các chương trình khác.
Để đổi lại sự hỗ trợ này, có vẻ như hợp đồng xã hội dành cho các tổ chức khu vực tư nhân, nên yêu cầu họ tạo ra giá trị xã hội và đóng góp tích cực cho xã hội.
Xem thêm: Khi Chính Trị Gia Gặp Socrates
Tiêu chuẩn và bê bối
Trong những năm gần đây, những vụ bê bối làm rung chuyển khu vực tư nhân là bằng chứng cho thấy, hợp đồng xã hội không phải lúc nào cũng được thực hiện. Khủng hoảng tài chính, khí thải ô tô, bán nhầm thuốc giảm đau opioid, chia sẻ dữ liệu và tội phạm môi trường đều là những ví dụ.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã phơi bày sự mất cân đối ngày càng tăng, giữa những gì xã hội cung cấp cho các tập đoàn, và những gì các tập đoàn cung cấp cho xã hội.
Việc công nhận sự chênh lệch này đã dẫn đến nhu cầu thay đổi rộng rãi, thông qua phong trào biểu tình chống bất bình đẳng. Những công dân bình thường đòi hỏi một sự hiểu biết rộng hơn, về những gì ‘doanh nghiệp nợ xã hội’, ngoài việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và việc làm.
Sau phòng trào biểu tình “chiếm giữ”, giờ đây khách hàng nhận ra quyết định mua hàng của họ có thể thúc đẩy các công ty hoạt động tốt hơn như thế nào.
Tesla là công ty xe hơi đầu tiên đạt mức định giá thị trường hơn 1 nghìn tỷ đô la Mỹ (797 tỷ bảng Anh). Sự tăng trưởng của nó đã buộc các công ty khác phải tăng tốc rất nhiều trong việc phát triển ô tô điện.
Bản thân cộng đồng doanh nghiệp dường như cũng đang đáp ứng nhu cầu rằng, nó phải làm những điều khác biệt.
Phong trào B-Corps, một chương trình chứng nhận nhằm mục đích “làm cho doanh nghiệp trở thành một lực lượng tốt”, bắt đầu vào năm 2006 và hiện có hơn 5.000 công ty đã đăng ký, bao gồm hơn 400.000 công nhân.
Các công ty như Unilever, Hermes Investment và NatWest đã làm việc để chứng tỏ rằng, họ được dẫn dắt bởi mục đích xã hội của mình.
Các cơ quan quản lý cũng đang đặt ra những yêu cầu về đạo đức đối với các doanh nghiệp. Một phần của bài kiểm tra căng thẳng của Ngân hàng trung ương Anh yêu cầu các ngân hàng chỉ ra cách họ giảm thiểu rủi ro xung quanh biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, nếu không có áp lực tiếp tục của người tiêu dùng và chính phủ, sẽ có nguy cơ những động thái này của công ty trở thành không gì khác hơn là ‘tẩy rửa đạo đức’.
Chẳng hạn, mặc dù là một B-Corp được chứng nhận đầy đủ, công ty BrewDog vẫn phải đối mặt với cáo buộc có “văn hóa sợ hãi”.
Ngoại lệ đối với các quy tắc đạo đức
Trong nghiên cứu của mình, tôi đã lập luận, chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để nhận ra rằng, các tập đoàn chỉ có thể hoạt động khi xã hội ‘ngầm’ cấp cho họ giấy phép xã hội.
Giấy phép này chỉ được cấp với giả định, doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích tổng thể cho xã hội. Các công ty không thực hiện được rủi ro này sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động xã hội.
Theo trực giác (và trái ngược với Kant), các quy tắc đạo đức có những ngoại lệ – bạn có thể nói dối kẻ ám sát đang hỏi bạn về một điều gì đó.
Với sự hiểu biết rộng hơn về những gì các doanh nghiệp, nợ xã hội mà họ phục vụ, các triết gia có thể lập luận, việc ăn cắp từ một tập đoàn phá vỡ hợp đồng xã hội không phải lúc nào cũng là trái đạo đức.
Đặc biệt là nếu công ty đó phá vỡ hợp đồng xã hội bằng cách đánh cắp tương lai của chúng ta khỏi chúng ta, bằng cách không thực hiện các bước để giảm thiểu biến đổi khí hậu hoặc bằng cách phá hoại kết cấu của xã hội.
Tuy nhiên, một cách tiếp cận tốt hơn nhiều sẽ là làm việc cùng nhau để làm rõ những gì doanh nghiệp phải làm để thực hiện các nghĩa vụ của ‘giấy phép xã hội’ của họ.
Thay vì ăn cắp từ các tập đoàn, chúng ta nên sử dụng quyền hạn của mình với tư cách là người tiêu dùng, người lao động, cổ đông và công dân để thúc đẩy các tổ chức thuộc khu vực tư nhân hành xử có đạo đức hơn.
Emma Borg, giáo sư triết học và giám đốc Trung tâm nghiên cứu nhận thức, Đại học Reading