Tình yêu là một nguồn sức mạnh thuộc về bản năng, một sự pha trộn ‘say đắm’ của ham muốn, sự quan tâm, lãng mạng và ghen tuông – đã ăn sâu vào trái tim chúng ta. Nó là đối cực của tính ‘hợp lý’, được đo lường thông qua triết học và những suy đoán mang tính lý thuyết.
Tuy nhiên, nếu bạn lấy bất kỳ chủ đề nào trong cuộc sống thực và đặt những câu hỏi sâu sắc về nó, cuối cùng bạn sẽ trở thành nhà triết học (triết gia). Tình yêu cũng như vậy.
Nhiều triết gia nổi tiếng – Kant, Aristotle, De Bouvier – đã viết về tình yêu và triết lý tình yêu liên quan đến lý trí, sự sâu sắc và tự do của con người.
Không có gì phải ngạc nhiên, quan điểm của họ có xu hướng phản ánh các kiểu tình yêu dựa trên giá trị văn hóa trong thời đại của họ. Người Hy Lạp ca tụng ‘tình yêu’ trong tình bạn. Các học giả thời trung cổ đã nghiền ngẫm về tình yêu của Chúa. Trong thời kỳ phục hưng, tình yêu lãng mạn đã được đề cao.
Ngày nay, các triết gia tiếp tục nói về tình yêu và những bài học thực tế về tình yêu!
Tình yêu là gì?
Hãy suy nghĩ về tình yêu và những điều tượng tự của nó (những phẩm chất tương tự như tình yêu).
Chúng ta sẽ dễ dàng tưởng tượng khi ai đó nói: “Đó không phải là tình yêu – họ chỉ là bạn bè mà thôi”. Hoặc “Đó không phải là tình yêu – đó chỉ là cảm xúc say đắm”.
Một cách lý tưởng, tình yêu thường sẽ được phân biệt với sự yêu thích, tình bạn, sự tôn trọng, ngưỡng mộ, sự quan tâm, ham muốn, cảm xúc chiếm hữu, say đắm và thậm chí là ám ảnh. Tình yêu dường như sâu sắc hơn những điều đó.
Có lẽ, cũng cần xem xét, liệu chúng ta có sử dụng từ “tình yêu” theo những cách khác nhau hay không.
Khi nói về sự ‘yêu quý’ những cuốn sách, một ban nhạc, hay những con vật nuôi, liệu chúng ta có đang sử dụng cùng một khái niệm – như khi chúng ta nói về tình yêu?
Ngay cả khi tập trung vào tình yêu giữa người với người, hãy phân biệt các loại tình yêu – chẳng hạn như sự lãng mạng của ‘lứa đôi’ khi hưởng tuần trăng mật, so với ‘tình bạn’ của một cặp vợ chồng lớn tuổi. Một số người có thể cho rằng, những người đi hưởng tuần trăng mật là “đang yêu”, trong khi cặp vợ chồng già là “yêu thương nhau”.
Nhiều nhà triết học, bao gồm Plato, Aristotle và St Augustine, đã phát triển các khái niệm hấp dẫn này, phân biệt eros (ham muốn đam mê) với philia (tình bạn) và agape (tình anh em phổ quát).
Tuy nhiên, các nhà triết học khác, chẳng hạn như Susan Wolf, chỉ ra rằng, bất chấp sự khác biệt trong giai đoạn đầu của tình yêu, các kiểu tình yêu khác nhau có xu hướng phát triển giống nhau theo thời gian. Có lẽ điều này cho thấy, có một bản chất cơ bản của tình yêu.
Bản chất của tình yêu
Bạn có thể tự hỏi, tình yêu thực sự là gì?
Bạn sẽ nói, tình yêu là cảm xúc? Tình yêu dường như là một trạng thái của cảm xúc. Tuy nhiên, so với những cảm xúc như tức giận hay buồn bã, trạng thái tinh thần của tình yêu có thể thay đổi một cách kỳ lạ.
Tình yêu có thể khiến chúng ta mơ mộng và ngất ngây – nhưng cũng có thể khiến chúng ta ghen tuông, cảm thấy mất mát, bối rối, khao khát, tham vọng và hơn thế nữa. Tình yêu không phải là một cảm giác, mà là nguồn gốc của nhiều cảm giác.
Thay vào đó, cảm xúc tình yêu của bạn có thể như mong muốn – hoặc là cải thiện cuộc sống của người mình yêu, hoặc (trong trường hợp là tình yêu lãng mạn) được ở bên họ về mặt cảm xúc và thể chất (tất nhiên, mong muốn được ở bên người mình yêu thường trùng lặp với mong muốn làm những gì tốt nhất cho họ. Nhưng bi kịch sẽ xảy ra, khi hai mong muốn này đi theo 2 hướng khác nhau).
Bạn cũng có thể thắc mắc, tình yêu có phải là một kiểu công nhận sâu sắc hay không – thấu hiểu những chiều sâu thường bị che giấu của người khác, và nhận ra họ sâu sắc và quan trọng như thế nào!
Đó có thể là những câu trả lời.
Các triết gia đồng thuận theo những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, triết học sẽ không cung cấp một câu trả lời đúng – duy nhất cho những câu hỏi này. Một số người thậm chí có thể cho rằng tình yêu vốn dĩ không thể diễn tả được – không thể định nghĩa theo lý trí.
Một câu đố về tình yêu
Một phần của tình yêu thường sẽ bao gồm, cách chúng ta yêu quý người mình yêu. Nó thực sự là một câu đố hấp dẫn. Bạn có thể cảm thấy mình yêu một người khác dựa trên những ‘đặc điểm đáng yêu’ của họ.
Chúng tôi yêu họ vì lòng tốt, sự quyến rũ, vẻ đẹp, trí thông minh, chiều sâu, khiếu hài hước, đôi mắt hay nụ cười của họ. Và chúng ta cảm thấy muốn được người khác yêu mến trên cơ sở những đức tính của mình.
Mặc dù điều này có vẻ hợp lý, nhưng nó thật sự không đúng. Nếu chúng ta thực sự yêu ai đó hoàn toàn, dựa trên những đặc điểm ‘đáng mơ ước’ đó của họ, thì chúng ta sẽ có thay đổi tình yêu, nếu một người khác ‘xin đẹp’ hơn xuất hiện.
Nhưng đó không phải là cách tình yêu hoạt động. Chúng ta yêu ‘toàn bộ con người’, không chỉ những phẩm chất cụ thể của họ, những thứ có thể đến rồi đi.
Nhưng cũng như vậy, không thể có chuyện chúng ta yêu ai đó chỉ “bởi vì”, không có lý do gì cả. Điều đó có vẻ không thỏa mãn và không phù hợp với thực tế, rõ ràng là có những điều về người yêu mà chúng ta trân trọng và là điểm thu hút của chúng ta.
Tương tự, nếu người yêu bắt đầu đối xử tệ bạc với chúng ta, chúng ta có thể đáp lại điều đó – có lẽ cuối cùng là ‘rút lại’ tình yêu của mình.
Tình yêu như một động từ, tình yêu như một lịch sử
Một khía cạnh khác của tình yêu là, tình yêu không phải là một trạng thái tồn tại đơn giản, mà xảy ra liên tục và xuyên suốt theo thời gian. Rốt cuộc, tình yêu không chỉ là một danh từ, nó còn là một động từ.
Yêu thương là một ý định và một hành động có hậu quả, và giống như những hành động khác, đó là hành động mà chúng ta có thể chịu trách nhiệm.
Mặc dù chúng ta có thể yêu, nhưng đó vẫn là điều mà chúng ta có thể đưa ra lựa chọn – chúng ta có thể nỗ lực để duy trì tình yêu và chúng ta có thể cố gắng giải thoát bản thân khỏi tình yêu đó.
Vì lý do này, một số triết gia, chẳng hạn như Raja Halwani, đã nhấn mạnh rằng, tình yêu cuối cùng là sự cam kết.
Đó là khi chúng ta bắt đầu có cảm xúc với người khác và có trách nhiệm với họ, tình yêu sẽ xuất hiện.
Khi chúng ta chỉ đơn thuần bị những cảm xúc chi phối, thì đó chỉ là ‘ám ảnh, mệ muội hay mê đắm’. Từ đó, chúng ta phải có sự cam kết, và đây là nơi tình yêu đích thực – tình yêu như một ‘động từ’ – xuất hiện.
Có một cách khác, tình yêu có thể xuất hiện theo thời gian. Tình yêu giữa 2 người nảy sinh một cách từ từ, hoặc có 1 quá trình lịch sử. Những cuốn sách nói về tình yêu lãng cho rằng, tình yêu ‘thường thể hiện’ dưới dạng một câu chuyện, với những sự kiện xảy ra giữa 2 người làm thay đổi và thách thức khi họ đến với nhau và (tất cả đều suôn sẻ) tìm cách tạo ra một ‘liên minh’ mới – tuy 2 mà 1.
Tất nhiên, đối với tình yêu lãng mạn, phản ứng hóa học cũng quan trọng. Không có gì đảm bảo rằng 2 người sẽ “phù hợp”, chỉ vì cả hai đều có những đức tính tuyệt vời và những giá trị tương thích.
Nói cách khác, để nói rằng một người đang yêu không hoàn toàn là một tuyên bố về cảm xúc hay giá trị. Nó cũng cho chúng ta biết điều gì đó về lịch sử của họ. Họ đã sống và trưởng thành nhờ những trải nghiệm với người mình yêu, và điều này đã dẫn đến sự gắn bó sâu sắc.
Một trong những lý do, bạn yêu anh ấy hơn bất kỳ ai khác, là vì bạn đã có những trải nghiệm thân mật đặc biệt với anh ấy, ‘lớn lên’ cùng anh ấy, chia sẻ những kỷ niệm với anh ấy, tạo dựng cuộc sống cùng anh ấy.
Đạo đức của tình yêu
Tình yêu có hợp lý về mặt đạo đức?
Theo nhiều cách, tình yêu có vẻ như là một mối nguy hiểm về mặt đạo đức. Tình yêu thường “mù quáng” – nó có thể khiến chúng ta nhìn thế giới một cách sai lầm. Tình yêu cũng ngăn chúng ta đánh giá người khác một cách vô tư – điều này có vẻ như hoàn toàn trái ngược với những gì đạo đức ‘yêu cầu’ ở chúng ta.
Ngoài ra, tình yêu có mối quan hệ phức tạp với quyền tự chủ: Khả năng định hướng và kiểm soát cuộc sống của chúng ta, và một phần trung tâm của việc trở thành một con người tự do và có trách nhiệm.
Tình yêu có thể đe dọa quyền tự chủ. Khi chúng ta dành tình cảm cho một người khác, lên kế hoạch cho cuộc sống xung quanh họ và bắt đầu coi những cái được và mất của họ như của chính chúng ta, chúng ta đã từ bỏ mức độ kiểm soát, mà mình có đối với các quyết định lớn, cũng như nhỏ trong cuộc sống.
Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh khác của tình yêu, được coi là quan trọng về mặt đạo đức. Xét cho cùng, tình yêu ‘mở rộng’ chúng ta vượt ra ngoài chính chúng ta, tạo cho chúng ta sự gắn bó với người khác, đẩy chúng ta ra khỏi những con đường tư lợi và chỉ quan tâm đến bản thân.
Cách chúng ta coi trọng người mình yêu thậm chí có thể song song với sự tôn trọng đạo đức. Chúng ta ‘đánh giá cao’ và mong muốn đều tốt đẹp cho người đó, tương tự như cách đạo đức yêu cầu chúng ta tôn trọng người khác – vì lợi ích của người đó.
Cuối cùng, từ thời Socrates và Plato, ý tưởng cho rằng, tình yêu làm thăng hoa đạo đức của chúng ta, bằng cách cho chúng ta thấy giá trị và vẻ đẹp của thế giới.
Bằng cách cho chúng ta lý do để sống và ra khỏi giường vào buổi sáng, tình yêu khiến chúng ta nhận thức được thế giới chứa đựng những điều tuyệt vời, đầy cảm hứng, đáng để chúng ta chăm sóc và bảo vệ.
Xem thêm: Tình Yêu Là Gì? Quan Điểm Của Triết Gia Cổ Đại Socrates
Những bài học về tình yêu
Những ý tưởng triết học về tình yêu gợi ý một số bài học thực tế.
Đầu tiên, tình yêu rất phức tạp và mơ hồ – nếu các nhà triết học không thể đồng ý về phẩm chất của nó, thì những người khác nhau có thể hiểu nó theo những cách khác nhau.
Chiều sâu của sự bất đồng này rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là, ai đó có thể nói thật lòng, “Anh yêu em”, nhưng nó sẽ khác với những tưởng tượng của chúng ta trong đầu. Họ có thể đang nói về ‘khát khao và đam mê’, nơi chúng ta nghĩ về sự cam kết và gắn bó với nhau.
Thứ hai, tình yêu liên quan đến sự dễ bị tổn thương – và do đó là rủi ro. Tất cả các đặc điểm của tình yêu đã nêu ở trên – mong muốn, giá trị, cam kết, quan tâm – đều tạo ra những ‘điểm yếu’ mang tính rủi ro.
Tình yêu khiến chúng ta cởi mở hơn với một người khác, thể hiện sự thân mật và hy vọng sự quan tâm của chúng ta sẽ được đáp lại.
Thật khó để dành quá nhiều sự quan tâm, ngưỡng mộ và mong muốn cho ai đó, đầu tư thời gian và kinh nghiệm quý báu của chúng ta vào họ, thậm chí định nghĩa bản thân về họ và cảm nhận nỗi đau của họ như của chính chúng ta.
Thật không may, chúng ta thường phản ứng với việc dễ bị tổn thương bằng cách nắm quyền kiểm soát. Trong một số cách, điều này là lành mạnh. Nó có thể nhắc nhở chúng ta đưa ra quyết định hợp lý về việc quản lý cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể quyết định rằng, một mối quan hệ là độc hại hoặc không tốt cho chúng ta và làm việc để cải thiện mối quan hệ hoặc chia tay.
Nhưng có một ‘mặt tối’ đối với mong muốn kiểm soát này. Chúng ta có thể đối phó với sự tổn thương về mặt cảm xúc của mình bằng cách cố gắng kiểm soát các phần trong cuộc sống của người mình yêu. Điều này có thể gây hại cho họ và cho mối quan hệ.
Vì lý do này, sự quan tâm và tôn trọng là rất quan trọng trong các mối quan hệ yêu thương.
Thứ ba, nếu chúng ta muốn yêu, chúng ta phải học cách yêu ‘một người đang thay đổi’. Như chúng ta đã thấy ở trên, có cảm giác chúng ta yêu cả bản thân người đó và cả những phẩm chất đáng yêu của họ.
Điều này làm nảy sinh một thách thức thực tế trong việc duy trì mối quan hệ tình yêu. Chúng ta chấp nhận thử thách, tiếp tục tìm kiếm những thuộc tính đáng yêu người mình yêu, và tạo ra những trải nghiệm mới với họ, ngay cả khi họ thay đổi và phát triển.
Đồng thời, chúng ta được thử thách tiếp tục nuôi dưỡng những phẩm chất và đức tính đáng yêu của chính mình, để đảm bảo rằng, ‘đối tác’ của chúng ta có lý do để tiếp tục yêu chúng ta.
Cuối cùng, tình yêu có thể quá đa dạng và năng động một cách tuyệt vời để có thể bị ràng buộc bởi một định nghĩa, hoặc lý thuyết triết học. Nhưng chúng ta vẫn có thể hưởng lợi từ việc suy nghĩ sâu sắc về bản chất của tình yêu, cũng như những thách thức và hứa hẹn mà nó mang lại.
Hugh Breakey, chủ tịch Hiệp hội đạo đức nghề nghiệp và ứng dụng Úc. Nghiên cứu viên cao cấp, triết học đạo đức, Viện đạo đức, quản trị và luật, Đại học Griffith