Tư Tưởng Lão Tử: Một Cuộc Sống Tự Do

Lão Tử (l500 TCN) là một triết gia Trung Quốc được cho là đã sáng lập ra hệ thống triết học của Đạo giáo. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả Đạo Đức Kinh (Tao

Lão Tử (l500 TCN) là một triết gia Trung Quốc được cho là đã sáng lập ra hệ thống triết học của Đạo giáo. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả Đạo Đức Kinh (Tao Te Ching). Đây là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng của ông.

Cái tên Lão Tử không phải là một tên riêng mà là một danh hiệu được người đời kính trọng. Cho đến bây giờ, các triết gia và nhà sử học vẫn còn nhiều tranh luận về việc Lão Tử có từng tồn tại hay không? hay Lão Tử chỉ đơn thuần là một tên gọi chung (danh xưng) về sự kết hợp của nhiều người.

Nhà sử học Will Durant nhận xét:

Lão Tử, triết gia vĩ đại nhất thời “tiền Nho giáo”, khôn ngoan hơn Đằng Thế. Ông ấy biết trí huệ (sự khôn ngoan) của sự im lặng, và chúng tôi có thể chắc chắn rằng ông ấy đã sống hơn trăm tuổi – mặc dù chúng tôi không chắc liệu ông ấy có sống được như vậy hay không (chết năm 652).

Durant đồng thuận với giới học giả về tính lịch sử của Lão Tử, ở chỗ ông có thể là một nhân vật hư cấu được tạo ra để thể hiện khái niệm về nhà hiền triết. Đồng thời, theo truyền thống Trung Quốc, ông là một nhân vật lịch sử có thật và trong Đạo giáo, ông được xem như một vị thần.

Nếu Lão Tử tồn tại, ông ấy được cho là đã sống vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Theo truyền thuyết, Lão Tử đã cố gắng hết sức để hướng dẫn mọi người con đường của Đạo – quy luật của vạn vật – vũ trụ, nhưng không ai chịu lắng nghe ông ấy.

Lão Tử giải thích, mọi người có thể sống hạnh phúc hơn, viên mãn hơn, bằng cách sống thuận theo tự nhiên hay con đường của Đạo. Thay vì, tự đặt mình vào thế đối lập với với cuộc sống và chính trị đương thời, lời dạy của Lão Tử đã không được lắng nghe, cuối cùng, ông ấy bỏ lại tất cả và lui về sống ẩn dật, sau khi viết Đạo Đức Kinh.

Khổng Tử, Đức Phật và Lão Tử. Ảnh: Lucas (CC BY)

Giới học thuật thời hiện đại bác bỏ Lão Tử là tác giả của Đạo Đức Kinh, họ cho rằng, tác phẩm này được tạo ra bởi nhiều tác giả dưới tên Lão Tử.

Các truyền thuyết liên quan đến Lão Tử cũng cho rằng ông là người cùng thời và là thầy của Khổng Tử (551 – 479 TCN), người sáng lập Nho giáo. Giới học giả hiện nay bác bỏ tuyên bố này, cũng như Lão Tử là tác giả của Đạo Đức Kinh, họ cho rằng, tác phẩm rất có thể được tạo ra bởi nhiều tác giả dưới cái tên Lão Tử.

Bất cứ khi nào nó được viết, hoặc bởi ai, giá trị của nó đã được công nhận trong thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN) và danh tiếng của nó đã tăng trong thời nhà Đường (618-907 CN).

Ngày nay nó được coi là một tác phẩm kinh điển của triết học Trung Quốc và đã ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

Lão Tử và Đạo giáo

Tất cả những gì được biết về Lão Tử đều bắt nguồn từ tác phẩm kinh điển Sử Ký của Tư Mã Thiên thời nhà Hán (145/135 – 86 TCN). Tư Mã Thiên, nghiên cứu các tài liệu lịch sử và tuyên bố rằng, Lão Tử là một trong những người phụ trách thư viện hoàng gia của nhà Chu.

Ông ủng hộ sự đồng cảm sâu sắc, có tính liên kết giữa con người với nhau như phương tiện dẫn đến hòa bình và hòa hợp, đồng thời cho rằng sự đồng cảm đó có thể thực hiện được thông qua việc thừa nhận quy luật tự nhiên của Đạo, cái đã tạo ra vạn vật, trói buộc vạn vật, vận động vạn vật và cuối cùng giải phóng vạn vật (trở lại trạng thái ban đầu).

Con người hòa với đạo, cả hai là một. Đạo, theo Lão Tử, đưa con người hòa hợp với vũ trụ và làm phong phú cuộc sống của con người. Chống lại Đạo chỉ mang lại sự thất vọng, bất hạnh và tức giận, dẫn đến những hành vi không phù hợp.

Ông đặc biệt quan tâm đến việc “thay đổi suy nghĩ” của giai cấp thống trị theo con đường của Đạo, vì đất nước vào thời điểm đó đang chiến tranh loạn lạc. Các nhà sử học gọi thời kỳ này là thời Chiến Quốc (khoảng 481-221 TCN). Trong đó, 7 quốc gia liên tục đánh nhau để giành quyền kiểm soát Trung Quốc. 

Nhà Chu (1046 – 256 TCN) đang suy tàn và không thể làm gì để duy trì trật tự vì các nước chư hầu riêng biệt đều mạnh hơn chính quyền trung ương.

Các cuộc chiến vẫn tiếp diễn và nhiều trường phái triết học Trung Quốc đã xuất hiện trong thời gian này với mục tiêu đề xuất cách tốt nhất để chấm dứt bạo lực và thiết lập một chính phủ “đạo đức” quan tâm đến công dân của mình.

Lão Tử, theo Tư Mã Thiên, đã kiên trì nỗ lực thuyết phục mọi người chấp nhận “Đạo” và sống một cuộc sống hài hòa với nhau và với quy luật của Đạo hay vũ trụ tự nhiên. Và cuối cùng, khi ông hiểu rằng, họ sẽ không bao giờ lắng nghe mình, Lão Tử đã từ bỏ tất cả và chọn lối sống ẩn dật – du ngoạn khắp khơi.

Trên đường rời khỏi Trung Quốc, qua thành phía Tây, người gác cổng Doãn Hỉ (Yin His), đã nhận ra Lão Tử và yêu cầu ông vui lòng viết ra “triết lý” của mình trước khi ra đi.

Lão Tử lấy giấy bút từ Doãn Hỉ (Yin His), viết toàn bộ triết lý của mình và đưa nó cho Doãn Hỉ và đi qua ải, từ đó không còn ai nghe gì tung tích của Lão Tử nữa. Doãn Hỉ (Yin His), có lẽ, sau đó đã xuất bản bản thảo “Đạo Đức Kinh”.

Tuy nhiên, không chắc là bất kỳ điều nào trong số này đã từng xảy ra, bởi vì Đạo giáo – ít nhiều giống như cách nó được thể hiện trong Kinh Dịch – được phát triển trong thời nhà Thương (khoảng 1600-1046 TCN), một cuốn sách bói toán dựa trên khái niệm về các nguyên tắc âm và dương. Học giả John M. Koller bình luận:

Tư tưởng âm dương bắt đầu như một nỗ lực để trả lời câu hỏi về nguồn gốc của vũ trụ. Theo tư tưởng âm dương, vũ trụ hình thành là kết quả của sự tương tác giữa 2 lực đối lập nguyên thủy và tương hỗ là “âm” và “dương”.

Bởi vì mọi vật được trải nghiệm như là sự thay đổi, như là các quá trình hình thành và biến mất, chúng phải có cả dương, tức là hiện hữu, và âm, hay “thiếu” hiện hữu. Thế giới vạn vật biến đổi tạo thành tự nhiên chỉ có thể tồn tại khi có cả âm và dương. Không có dương không có gì có thể tồn tại. Không có âm không có gì có thể biến mất khỏi sự tồn tại (207).

Khái niệm này sau đó đã được điều chỉnh bởi Trâu Diên (Zou Yan) (305-240 TCN), người đã thành lập trường phái “Âm Dương”, một trong nhiều trường phái – bao gồm cả Đạo giáo – được công nhận từ thời kỳ được gọi là “Trăm trường phái tư tưởng” hay “Bách gia chư tử” từ thời Xuân Thu (khoảng 772-476 TCN) và thời kỳ Chiến Quốc (khoảng 481-221 TCN).

Có thể lập luận rằng Trâu Diên (Zou Yan) đã lấy các nguyên tắc âm dương từ Lão Tử, nhưng điều này khó xảy ra vì có vẻ như rõ ràng nó đã tồn tại hàng thế kỷ trước sự tồn tại của Lão Tử.

Hơn nữa, cùng một khái niệm cơ bản về các lực lượng “nhị nguyên” trong chuyển động không ngừng đã tạo ra khái niệm về Thiên (Thiên đường) như được các triết lý của Nho gia và Mặc gia công nhận. Mặc dù vậy, truyền thống vẫn cho rằng, Lão Tử là tác giả của Đạo Đức Kinh và tác phẩm đại diện cho những lời cuối cùng của ông với nhân loại.

Đạo Đức Kinh

Đạo Đức Kinh là một chuyên luận cho rằng, đạo đức nằm ở sự không hành động (thuyết “vô vi” – “Wu Wei”) thông qua sự thừa nhận lực lượng phổ quát, tự nhiên được gọi là Đạo.

Đạo trôi chảy không cần nỗ lực và giống như nước, đi đến bất cứ nơi đâu mà không cần cố gắng và tác động đến sự thay đổi và phát triển. Để có đạo đức, một người nên thực hành Đạo và tham gia vào việc không hành động (không ép buộc một kết quả hoặc muốn kết quả có được).

Nó tuyên bố rằng luật do con người tạo ra không thể khiến một người trở nên có đạo đức và không thể đóng góp vào hành vi tốt, sự bình an nội tâm hoặc sự đồng cảm với người khác, vì chúng không phù hợp với tự nhiên.

Chỉ bằng cách nhận ra Đạo, và mối liên hệ của một người với nó và tất cả mọi thứ, để người đó có thể đạt được những mục tiêu này. Để nhận ra Đạo, người ta phải biết nó là gì, và vì vậy nó được định nghĩa trong chương đầu tiên:

Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh.

Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu.

Tạm dịch:

Đạo có thể nói ra không phải là Đạo vĩnh cửu; Tên có thể gọi, thì không còn là nó nữa.

Vô Danh là gốc của trời đất, có Danh là mẹ của tất cả mọi thứ.

Vì vậy, hãy luôn luôn “có – không”, để chúng ta có thể thấy sự vi tế của chúng,

Và hãy luôn luôn “có – hiện hữu”, để chúng ta có thể thấy kết quả của chúng.

Những triết lý ở đây liên quan đến khái niệm vô hình về tồn tại và không tồn tại, về âm và dương, về sự vận động không ngừng của vũ trụ giữ cho tạo vật luôn cân bằng. Cái thực sự là không thể hiểu được bằng tâm trí con người và vì vậy cái có thể biết được là cái được đặt tên, và đây là Đạo. Nó không phải là Đạo thực sự nhưng nó chỉ con đường hướng tới Đạo.

Một người không thể nắm bắt Đạo thực sự thông qua theo đuổi trí tuệ mà thay vào đó, bằng cách tuân theo và thể hiện bản chất của nó trong cuộc sống của mình, thông qua sự tự suy xét và tương tác hài hòa với người khác.

Đặc biệt, những người cai trị được khuyến khích đi theo Đạo vì, bằng tấm gương của họ, thần dân của họ cũng sẽ làm như vậy. Theo Đạo Đức Kinh, người cai trị tốt nhất là người cai trị dễ dàng đến mức dường như ông ta không làm gì cả, nhưng mọi thứ đã được thực hiện (câu 17).

Tốt nhất là người đó có thể nhận ra quy luật vận hành của sự tồn tại và thuận theo nó, dễ dàng như dòng nước chảy, không bối rối hay kháng cự, như trong chương 22 của Đạo Đức Kinh:

Khúc tắc toàn

Uổng tắc trực

Oa tắc doanh

Tạm dịch:

Cái gì khuyết thì sẽ bù

Cái gì cong sẽ thẳng

Cái gì rỗng sẽ trở nên đầy (Câu hay chương 22 Đạo Đức Kinh).

Câu này đã trở thành một trong những câu mang tính biểu tượng nhất ở chỗ nó chắt lọc thông điệp của Đạo về sự bình an nội tâm, hòa hợp với người khác và thành công cá nhân, trong 3 ý:

Nhường nhịn: Bạn không thể lắng nghe hoàn toàn quan điểm của người khác, nếu bạn cho mình là nhất và đúng, hãy nhượng bộ người khác và khuyến khích sự phát triển cá nhân.

Cái gì cong sẽ thẳng: Bạn không thể đạt được thỏa thuận với người khác nếu họ không sẵn sàng thỏa hiệp, và họ không thể sửa chữa hành vi xấu, nếu họ không thể chấp nhận những lời chỉ trích.

Cái gì rỗng sẽ trở nên đầy: Người ta có rất ít hy vọng thành công, trong bất kỳ công việc kinh doanh hay mối quan hệ nào, nếu chỉ bám vào những gì người đó cho là mình biết, thay vì cởi mở với những ý tưởng mới, và quan điểm khác.

Câu 22 thể hiện trọng tâm của thông điệp Đạo rằng, khi con người hòa hợp với dòng năng lượng tự nhiên của vũ trụ, con người có thể sống dễ dàng hơn với bản thân và người khác thông qua việc – không phản kháng hoặc không hành động.

Người ta không chống lại quan điểm hay quan niệm mới của người khác mà “xuôi” theo chúng, giống như dòng nước, nhặt và mang theo những gì hữu ích và loại bỏ những gì không cần thiết, những gì quá nặng không thể mang theo.

Đạo lão của Lão Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không hành động, không kháng cự, “thuận theo dòng chảy” để sống một cuộc sống thăng hoa và chuyển hóa.

Đạo của Lão Tử – hay ít nhất là Đạo giáo của thế kỷ thứ 6 trước công nguyên – nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không hành động, không kháng cự, “thuận theo dòng chảy” để sống một cuộc sống thăng hoa và chuyển hóa. Lưu ý là không hành động không có nghĩa là không làm gì, mà không hành động có nghĩa là “hành động thuận theo tự nhiên – quy luật vạn vật”.

Khi làm như vậy, nó đã bác bỏ triết lý của Khổng Tử và sự nhấn mạnh của nó đối với giáo dục, coi tri thức là sức mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt các phong tục và lễ nghi xã hội trong việc cải thiện tính cách và chất lượng cuộc sống của một người.

Tuyên bố của Lão Tử (được diễn giải) rằng “một người càng đặt ra nhiều quy tắc, thì càng tạo ra nhiều tội phạm” là phản đề với khẳng định của Khổng Tử rằng việc tuân thủ lễ nghi sẽ cải thiện tư cách đạo đức của một người và tạo ra những công dân tốt hơn.

Đạo giáo và Nho giáo

Mặc dù vậy, 2 hệ thống có nhiều điểm chung. Như đã lưu ý, các truyền thuyết cho rằng Lão Tử là người thầy của Khổng Tử, điều này cho thấy mối liên hệ ban đầu giữa hai hệ thống triết lý.

Trong khi tuyên bố của Lão Tử/Khổng Tử đã bị thách thức (và phần lớn bị bác bỏ), 2 hệ thống chia sẻ một số điểm tương đồng thường bị bỏ qua để làm nổi bật sự khác biệt của chúng.

Trăm trường phái tư tưởng (Bách gia chư tử) đã tạo ra nhiều triết lý khác nhau tranh giành các “tín đồ” và trong số đó, 3 trường phái trở nên nổi bật nhất – Khổng giáo, Đạo giáo và Pháp gia.

Trong số đó, trường phái Pháp gia là không thay đổi nhất và sẽ luôn là một triết lý xã hội dựa trên sự hiểu biết rằng, con người bẩm sinh đã ích kỷ và tự cho mình là trung tâm và cần có luật pháp và hướng dẫn nghiêm ngặt để kiềm chế những xung động tiêu cực của họ.

Mặt khác, Nho giáo và Đạo giáo đều phát triển và bắt đầu với sự công nhận của một số quyền lực cao hơn. Chúng được coi là triết học cũng như tôn giáo vì cả 2 đều bao gồm “suy đoán siêu hình” và dựa vào một lực lượng cao hơn, “vô hình”, để xác nhận những tuyên bố của họ.

Trong Nho giáo, sức mạnh này là “Thiên” – “Đạo Trời”, trong Đạo giáo, đó là Đạo (quy luật vạn vật), nhưng cả 2 khái niệm này đều gắn với nguyên lý âm dương theo quy luật tự nhiên.

Đạo giáo, ủng hộ việc tuân theo Đạo phổ quát từ rất lâu trước Đạo Đức Kinh, được thực hành thông qua việc thờ cúng tổ tiên và thừa nhận quy luật tự nhiên của Đạo trong vạn vật vũ trụ, giúp tạo ra sự cân bằng giữa cá nhân và cộng đồng.

Một phần của bản thảo Đạo giáo, mực trên lụa, thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, thời nhà Hán, được khai quật từ ngôi mộ Mawangdui 3, Chansha, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Hồ Nam

Nho giáo, vốn cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên như một phần của lòng hiếu thảo, đã công nhận “Thiên” là lực ổn định của vũ trụ, khuyến khích điều tương tự. Sự khác biệt giữa 2 điều này liên quan đến sự nhấn mạnh vào nghi lễ và phong tục xã hội. Đạo giáo, ít nhất là về mặt chính thức, bác bỏ những thực hành này; Nho giáo bao trùm lấy nó.

Theo Đạo giáo, tất cả con người đều tốt một cách tự nhiên nhưng bị tha hóa bởi luật pháp bất công và niềm tin sai lầm về cách họ phải cư xử trong xã hội. Bằng cách cố gắng điều chỉnh hành vi của mọi người thông qua luật pháp, chính quyền cai trị chỉ làm cho hành vi của họ trở nên tồi tệ hơn, bởi vì nó tạo ra một môi trường nhân tạo mà con người chống lại trong nỗ lực duy trì trạng thái hài hòa tự nhiên của họ.

Nếu những người cai trị nhận ra Đạo và phù hợp với dòng năng lượng của vũ trụ hay quy luật vạn vật, họ sẽ ban hành luật phù hợp với nhịp điệu tự nhiên và thần dân của họ sẽ đáp lại bằng sự tôn trọng và hành vi đúng mực.

Nho giáo nói điều tương tự nhưng trong một mô thức khác. Đạo Trời là lực điều hòa của vũ trụ, mà con người, về bản chất là tốt, sẽ đáp lại, nhưng vì họ thiếu sự giáo dục và hướng dẫn đúng đắn nên không thể trở thành con người tốt nhất. Thông qua giáo dục và tuân thủ các nghi lễ và phong tục xã hội, một người tự điều chỉnh bản thân mình theo trật tự của vũ trụ và nhận ra giá trị của sự tôn trọng bản thân, người khác và quyền lực.

Theo cách này, Khổng Tử nói, mọi người sẽ cư xử tốt một cách tự nhiên, tôn trọng cả bản thân và người khác.

Lão Tử khẳng định, cũng như nhà luật thuyết Đằng Thế (Teng Shih) (500 TCN) cho rằng, mọi người cư xử tồi tệ vì họ bị ép buộc thông qua chính quyền yếu kém và luật pháp bất công.

Nho giáo cũng nói như vậy và trên thực tế, cả Khổng Tử và nhà hiền triết Nho giáo sau này là Mạnh Tử (372 – 289 TCN), đã đi đến các quốc gia khác nhau để cố gắng thuyết phục họ áp dụng các chính sách về đạo đức, đức hạnh và hòa bình.

Hai hệ thống, mà sự khác biệt của chúng thường tương phản quá mức, có nhiều điểm chung nhưng lại khác nhau (một lần nữa, ít nhất là về mặt chính thức) khi nói đến kiến ​​thức và giáo dục chính quy.

Tri thức là một trong những giá trị trung tâm của Nho giáo được thể hiện, chỉ trích dẫn một ví dụ, trong Luận ngữ VII.2: “Để có được kiến thức một cách bình thản, học mà không mất hứng thú, không ngừng dạy dỗ người khác”, trong khi Đạo giáo bác bỏ giáo dục chính quy và ‘tri thức sách vở’ ủng hộ trí thông minh tự nhiên: “Bỏ học đi, sẽ không còn buồn phiền” (Câu 20.1). Bằng cách này, Đạo giáo không loại bỏ kiến ​​​​thức tự nó, chỉ giáo dục chính thức và giá trị được đặt trên địa vị xã hội gắn liền với nó.

Kết luận

Nho giáo và Đạo giáo, cũng như các hệ thống khác được tạo ra bởi Bách gia chư tử, đã bị cấm khi thời kỳ Chiến quốc kết thúc với chiến thắng của nước Tần và sự thành lập của nhà Tần ( 221-206 TCN).

Trong khoảng thời gian từ 213-210 TCN, tất cả các cuốn sách, ngoại trừ những cuốn sách về lịch sử Tần, chủ nghĩa pháp trị và các biện pháp thực tế, đều bị đốt cháy và các học giả bị hành quyết. Lý do duy nhất khiến một số văn bản tồn tại là vì chúng đã bị che giấu bởi những người hiểu giá trị của chúng.

Sau khi nhà Tần sụp đổ, nhà Hán đã khôi phục lại những tác phẩm này và chúng lại được phổ biến. Nho giáo đã trở thành ‘triết học’ quốc gia dưới triều đại của Hán Vũ Đế (141-87 SCN), nhưng vào thời điểm đó, các hệ thống Nho giáo và Đạo giáo đã tiếp thu các khái niệm từ các trường phái khác, nên sự hình thành của chúng vào thời Hán gần như chắc chắn khác với tầm nhìn ban đầu của họ.

Nho giáo, vào thời điểm này, đã được cải cách bởi Mạnh Tử và Tuân Tử (310 – 235 TCN) và phát triển hơn nhiều so với hình thức do Khổng Tử đưa ra.

Vào thời điểm Đạo giáo được nhà Đường (618 – 907 SCN) coi là triết học nhà nước, nó cũng đã phát triển và là một hệ thống cứng nhắc hơn nhiều so với những gì được thể hiện trong Đạo Đức Kinh, việc tuân thủ các nghi lễ mà chính Đạo Đức Kinh đã bác bỏ.

Đồng thời, Đạo giáo cũng được coi là một tôn giáo gắn với Lão Tử.

Ngày nay, Đạo giáo được công nhận là một triết học, một ‘tôn giáo’, và ở một khía cạnh nào đó, là một hiện tượng văn hóa đại chúng.

Liệu đã từng có một Lão Tử viết Đạo Đức Kinh trước khi sống ẩn dật hay không, không còn quan trọng nữa. Triết lý mà ông có thể đưa ra từ lâu đã có một cuộc sống riêng và tiếp tục phát triển khi nó thu hút nhiều ‘môn đồ’ hơn, bị hấp dẫn bởi tầm nhìn mà nó thể hiện về một cuộc sống phù hợp với thế giới tự nhiên, trái ngược với thế giới đấu tranh chống lại nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang