Khổng Tử: Tư Tưởng Của Ông Bị Chỉ Trích – Nhưng Vì Sao Vẫn Đứng Vẫn hơn 2000 Năm Qua

Nhà hiền triết được biết đến rộng rãi ở phương tây là Khổng Tử, ông sinh vào khoảng năm 551 (trước công nguyên – TCN) tại tỉnh Sơn Đông, phía nam Trung Quốc ngày nay. Khổng Tử là phiên âm

Nhà hiền triết được biết đến rộng rãi ở phương tây là Khổng Tử, ông sinh vào khoảng năm 551 (trước công nguyên – TCN) tại tỉnh Sơn Đông, phía nam Trung Quốc ngày nay. Khổng Tử là phiên âm của từ “Kong fuzi – 孔夫子”, trong đó “Kong – 孔” là họ của ông và “fuzi” là một kính ngữ dành cho những người có học.

Khổng Tử được biết đến rộng rãi vì đã tạo ra hệ thống tư tưởng mà ngày nay chúng ta gọi là “Nho giáo”, người học giả uyên bác này khẳng định ông “không phải là người tạo ra mà là người truyền bá”, chỉ đơn thuần là “tin và yêu cổ nhân”. Về điều này, Khổng Tử có thể được coi là người hành động khiêm tốn, đó là đức tính mà ông đề cao.

Hoặc, như Khang Hữu Vi “Kang Youwei” – một nhà cải cách hàng đầu ở Trung Quốc thời hiện đại đã lập luận – Khổng Tử đã đóng khung các ý tưởng cách mạng của mình một cách ‘chiến thuật’ như những đức tính cổ xưa đã mất, để lập luận ít gặp phải sự chỉ trích và ít thù địch hơn.

Khổng Tử ‘trông’ không giống một nhà hiền triết vĩ đại vào thời của ông, như ông được biết đến rộng rãi ở thời của chúng ta. Đối với những người cùng thời, ông có lẽ trước hết là một ‘cố vấn chính trị’ thất nghiệp, người đã lang thang khắp các ‘thái ấp’ (nước chư hầu hay lãnh địa do một lãnh chúa cai trị) khác nhau trong một số năm, cố gắng ‘bán’ các ý tưởng chính trị của mình cho các nhà cai trị thời bấy giờ – nhưng chưa bao giờ đạt được ‘thỏa thuận’ như ông mong muốn.

Có vẻ như Khổng Tử muốn sống nửa thiên niên kỷ sớm hơn, khi Trung Quốc – theo ông – được thống nhất dưới những nhà cai trị nhân từ, có tài và có đạo đức vào buổi bình minh của triều đại nhà Chu (1046 – 256 TCN).

Vào thời của ông, Trung Quốc đã trở thành một vùng đất bị chia cắt với hàng trăm ‘thái ấp’ nhỏ (nước chư hầu hoặc lãnh địa do các lãnh chúa cai trị), thường được cai trị bởi các lãnh chúa tham lam, độc ác hoặc tầm thường, thường xuyên xảy ra chiến tranh giữa họ.

Nhưng ý tưởng của ‘học giả thất nghiệp’ này đã định hình sâu sắc nền chính trị và đạo đức trong và ngoài Trung Quốc kể từ khi ông qua đời vào năm 479 TCN.

Nhà tư tưởng vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc, khái niệm về lòng hiếu thảo của ông, vẫn được giới trẻ ở Trung Quốc đánh giá cao, bất chấp những thay đổi nhanh chóng trong nhân khẩu học của đất nước.

Mặc dù có một số nghi ngờ về việc, liệu nhiều người Trung Quốc có coi trọng ý tưởng của ông hay không, những ý tưởng của Khổng Tử vẫn có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với Trung Quốc đương đại.

Tình trạng này có lẽ có thể so sánh với Công giáo ở Úc. Mặc dù sự tham gia của các tổ chức đang giảm liên tục, các giá trị và câu chuyện của Công giáo vẫn có ảnh hưởng đối với chính trị Úc và các vấn đề xã hội quan trọng.

Điều nguy hiểm ngày nay là Nho giáo được coi là nguyên nhân duy nhất đằng sau sự thành công hay thất bại của Trung Quốc. Chẳng hạn, tác giả người Anh Martin Jacques gần đây đã khẳng định Nho giáo là “lý do duy nhất lớn nhất” giúp Đông Á thành công trong việc xử lý đại dịch COVID-19 mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay biện minh nào.

Nếu Khổng Tử còn sống, có lẽ ông ấy sẽ không ngần ngại gọi ‘gốc rễ đơn độc’ của chiến thắng hay tai họa này là lười biếng, sai lầm và thiếu khôn ngoan.

Cơ cấu chính trị và trách nhiệm chung

Khổng Tử muốn khôi phục lại trật tự chính trị tốt đẹp bằng cách thuyết phục những người cai trị thiết lập lại các tiêu chuẩn đạo đức, làm gương cho các mối quan hệ xã hội phù hợp, thực hiện các nghi lễ được tôn vinh theo thời gian và cung cấp phúc lợi xã hội.

Ông ấy đã làm việc chăm chỉ để quảng bá ý tưởng của mình, nhưng lại có rất ít người ủng hộ. Hầu hết các nhà cai trị đều coi sự trừng phạt và sức mạnh quân sự là con đường tắt để đạt được quyền lực lớn hơn.

Mãi đến 350 năm sau, dưới triều đại của Hán Vũ Đế (Lưu Bang), Nho giáo mới được coi là hệ tư tưởng quốc gia của Trung Quốc.

Nhưng phiên bản Nho giáo được nhà nước phê chuẩn này, không phải là sự hồi sinh trung thực các tư tưởng của Khổng Tử. Thay vào đó, nó tiếp thu nhiều yếu tố từ các trường phái tư tưởng ‘đối thủ’, đáng chú ý là tư tưởng hay chủ nghĩa pháp trị, xuất hiện vào nửa sau thời ‘Chiến Quốc’ của Trung Quốc (453–221 trước công nguyên).

Khổng Tử vẽ bởi Kano Yôsen’in Korenobu (Nhật Bản, 1753–1808). Bộ sưu tập Fenollosa-Weld/Bảo tàng Mỹ thuật, Boston

Tư tưởng Pháp trị (đại diện là Tuân tử, 313 – 238 TCN) cho rằng, quản trị hiệu quả dựa trên các luật và quy định khách quan – hơn là các nguyên tắc và nghi thức đạo đức.

Giống như hầu hết các nhà tư tưởng vĩ đại của ‘Thời đại vàng’ giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 3 trước công nguyên, Khổng Tử không tin rằng, mọi người đều được tạo ra bình đẳng.

Tương tự như Plato (sinh sau hơn 100 năm), Khổng Tử tin rằng xã hội lý tưởng tuân theo thứ bậc. Khi Tề Cảnh Công hỏi về chính sự, Khổng Tử đã có câu trả lời nổi tiếng:

Hãy để người cai trị là một người cai trị, thượng thư là thượng thư; cha là cha; con trai là con trai (hãy đặt đúng vị trí trật tự của nó – biên tập).

Tuy nhiên, sẽ là một cách hiểu hời hợt về Khổng Tử nếu tin rằng, ông kêu gọi sự phục tùng vô điều kiện đối với những người cai trị hoặc cấp trên. Khổng Tử khuyên đệ tử “đừng gạt vua mà hãy đứng lên chống lại (khuyên bảo) họ”.

Khổng Tử tin rằng tính hợp pháp của một chế độ về cơ bản dựa vào lòng tin của người dân. Một người cai trị nên làm việc chăm chỉ không mệt mỏi và “làm gương”.

Giống như trong một gia đình, người con ngoan nghe lời cha mình, và người cha tốt giành được sự kính trọng, không phải bằng áp đặt quyền lực hay lớn tuổi mà bằng tình yêu thương chân thành, sự hỗ trợ, hướng dẫn và chăm sóc.

Nói cách khác, Khổng Tử đã nhìn thấy mối quan hệ tương hỗ giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị.

Yêu thương và tôn trọng sự hòa hợp xã hội

Đối với Khổng Tử, mối quan hệ phù hợp giữa các thành viên trong gia đình, không chỉ đơn thuần là phép ẩn dụ cho các trật tự chính trị lý tưởng, mà còn là kết cấu cơ bản của một xã hội hài hòa.

Một giá trị thiết yếu của gia đình trong các ý tưởng của Khổng Tử là ‘xiao孝’, hay ‘lòng hiếu thảo’, một khái niệm được giải thích theo ít nhất 15 cách khác nhau trong Luận ngữ, một tập hợp các từ của Khổng Tử và những ‘môn đồ’ theo ông.

Tùy thuộc vào ngữ cảnh, Khổng Tử định nghĩa lòng hiếu thảo là kính trọng cha mẹ, là “không bao giờ xa rời” cha mẹ, là không để cha mẹ cảm thấy lo lắng không cần thiết, là phụng sự cha mẹ theo lễ nghi (nghi thức) khi họ còn sống, và là chôn cất và tưởng niệm cha mẹ một cách đúng đắn sau khi họ qua đời.

Khổng Tử kỳ vọng những người cai trị phải là tấm gương cho các giá trị gia đình tốt. Khi Ji Kang Zi, tể tướng đầy quyền lực của nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử, xin lời khuyên về việc giữ cho mọi người trung thành với nhà vua, Khổng Tử đã đáp lại bằng cách yêu cầu người cai trị thể hiện lòng hiếu thảo và nhân từ (Ci 慈) .

Khổng Tử xem các nguyên tắc luân lý và đạo đức không chỉ đơn thuần là vấn đề cá nhân mà còn là ‘nền tảng xã hội’. Ông tin tưởng sâu sắc rằng sự hòa hợp xã hội cuối cùng dựa vào những công dân có đạo đức hơn là các ‘thể chế’ phức tạp.

Trong tư tưởng của Khổng Tử, nguyên tắc đạo đức quan trọng nhất là ‘ren, 仁’ (lòng nhân hay nhân đức), một khái niệm khó có thể dịch sang tiếng Anh mà không làm mất đi phần nào ý nghĩa của nó.

Giống như lòng hiếu thảo, lòng nhân được thể hiện trong tình yêu và sự tôn trọng mà một người dành cho người khác. Nhưng lòng nhân không bị hạn chế giữa các thành viên trong gia đình và không phụ thuộc vào huyết thống hay quan hệ họ hàng. Nó hướng dẫn mọi người làm theo lương tâm của họ. Những người có lòng nhân là có lòng trắc ẩn và sự đồng cảm mạnh mẽ đối với người khác.

Bìa đầu tiên của ‘Album bài hát về lòng hiếu thảo cổ điển trong hội họa và thư pháp’, với Khổng Tử ngồi ở giữa. Thư pháp và hội họa của Gaozong (1107-1187) và Ma Hezhi (1130-c.1170), triều đại nhà Tống. Ảnh: Bảo tàng cung điện quốc gia – qua the Conversation

Các dịch giả tranh luận về một từ tương đương duy nhất trong tiếng Anh cho ‘ren, ‘仁’ hay lòng nhân, đã cố gắng giải thích khái niệm này là “nhân từ”, “nhân loại”, “nhân văn” và “lòng tốt”, không từ nào trong số đó nắm bắt được ý nghĩa đầy đủ của thuật ngữ này.

Thách thức trong việc dịch ‘ren , ‘仁’ sang tiếng Anh không phải là một vấn đề ngôn ngữ. Mặc dù khái niệm này xuất hiện hơn 100 lần trong Luận ngữ, Khổng Tử đã không đưa ra một định nghĩa rõ ràng nào. Thay vào đó, ông giải thích thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau.

Theo tóm tắt của nhà sử học Trung Quốc Daniel Gardner, Khổng Tử đã định nghĩa ‘ren, ‘仁’ là:

Yêu thương người khác, ‘điều phục bản thân’ và trở về với lễ nghi, cung kính, khoan dung, đáng tin cậy, siêng năng và tốt bụng, có dũng khí, không lo lắng, hoặc kiên quyết, và vững vàng.

Thay vì tìm kiếm một định nghĩa rõ ràng về ‘ren, ‘仁’, có lẽ là khôn ngoan nếu xem khái niệm này như một hình mẫu lý tưởng về đức tính cao nhất và tối thượng mà Khổng Tử tin rằng những người tốt nên theo đuổi.

Mối liên hệ tư tưởng của Khổng Tử với Trung Quốc đương đại ngày nay

Tư tưởng của Khổng Tử đã có tác động sâu sắc đến hầu hết các nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc kể từ đó. Dựa trên ý tưởng của mình, Mạnh Tử (372–289 TCN) và Xunzi (Tấn Quảng) (310–235 TCN) đã phát triển các trường phái tư tưởng khác nhau trong hệ thống Nho giáo.

Lập luận chống lại những ý tưởng này, Mặc gia (thế kỷ thứ 4 TCN), Đạo giáo (thế kỷ thứ 4 TCN), Chủ nghĩa pháp trị (thế kỷ thứ 3 TCN) và nhiều hệ thống tư tưởng có ảnh hưởng khác đã xuất hiện trong 400 năm sau thời Khổng Tử, tiếp tục định hình nhiều khía cạnh của văn minh Trung Quốc trong 2 thiên niên kỷ qua.

Trung Quốc hiện đại có mối quan hệ phức tạp với Khổng Tử và tư tưởng của ông.

Từ đầu thế kỷ 20, nhiều trí thức chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương tây bắt đầu tố cáo Nho giáo là nguyên nhân gây ra sự sỉ nhục quốc gia – Trung Quốc, kể từ chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839-1842).

Khổng Tử đã nhận được sự chỉ trích gay gắt từ cả những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa Mác.

Hồ Thích (Hu Shih), một nhà lãnh đạo của Phong trào văn hóa mới của Trung Quốc trong những năm 1910 và 1920 và là cựu sinh viên của Đại học Columbia, đã ủng hộ việc lật đổ “Nhà Khổng Tử”.

Mao Trạch Đông, người sáng lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, cũng nhiều lần lên án Khổng Tử và Nho giáo. Giữa năm 1973 và 1975, Mao dành chiến dịch chính trị cuối cùng trong đời mình để chống lại Nho giáo.

Bất chấp những lời chỉ trích gay gắt và những cuộc đàn áp khắc nghiệt, tư tưởng của Khổng Tử vẫn còn trong tâm trí và trái tim của nhiều người Trung Quốc, cả trong và ngoài Trung Quốc.

Một ví dụ nổi bật là PC Chang, một cựu sinh viên người Trung Quốc khác của Đại học Columbia, người đã có công trong việc soạn thảo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công bố tại Paris vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.

Nhờ những nỗ lực của Chang, những ý tưởng quan trọng của Nho giáo, chẳng hạn như ‘nhân’, đã được khắc sâu trong tuyên ngôn.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc, cũng như nhà nước Trung Quốc, mong muốn con cái được giáo dục Nho giáo nhiều hơn.

Vào năm 2004, chính phủ Trung Quốc đã đặt tên cho sáng kiến ​​thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài theo tên Khổng Tử, và giới lãnh đạo của họ đã nhiệt tình áp dụng các bài học của Khổng Tử để củng cố tính hợp pháp và cầm quyền của họ trong thế kỷ 21.

Tác giả Yu Tao: Giảng viên cao cấp ngành Trung Quốc học, Đại học Tây Úc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang