Thị Trường Giao Dịch Carbon Indonesia: 3 Bài Học Kinh Nghiệm Quan Trọng?

Indonesia, một trong những nước sản xuất than và phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, đã tạo lập thị trường buôn bán Carbon đầu tiên ở Đông Nam Á. Theo chính sách được công bố lần đầu

Thị trường giao dịch Carbon là 1 cách để giảm phát thải khí nhà kính, bên cạnh thuế Carbon. Ảnh Pexels

Indonesia, một trong những nước sản xuất than và phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, đã tạo lập thị trường buôn bán Carbon đầu tiên ở Đông Nam Á.

Theo chính sách được công bố lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2021, Cơ quan trao đổi Carbon của Indonesia sẽ sử dụng hệ thống (chương trình) mua bán phát thải (ETS), trong đó chính phủ đặt ra giới hạn về mức độ ô nhiễm, và các thực thể kinh doanh có thể trao đổi định mức phát thải Carbon.

Indonesia cũng đã thiết lập nền tảng cần thiết cho thị trường Carbon trong nước. Nó đặt ra cơ sở pháp lý cho các công cụ ‘định giá Carbon’, bao gồm cả kế hoạch riêng của Indonesia, thông qua Quy định của tổng thống ban hành vào năm 2021.

Có nhiều khía cạnh cần xem xét trong việc thiết kế một chương trình ETS hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Quan trọng nhất là tính minh bạch.

Tính minh bạch sẽ rất quan trọng, đảm bảo việc giám sát và thực thi cũng như mang lại sự công bằng giữa các tổ chức trong quá trình giao dịch phát thải Carbon.

Cần làm gì để cải thiện tính minh bạch đối với thị trường Carbon?

Dựa trên nguyên tắc ‘FASTER’ để định giá Carbon của Ngân hàng thế giới, Indonesia có 3 điểm cần xem xét để nâng cao hơn nữa tính minh bạch của chương trình thương mại Carbon.

1. Tiêu chuẩn hóa

Đầu tiên, chính phủ cần làm rõ một hệ thống giám sát được tiêu chuẩn hóa.

Tiêu chuẩn hóa dẫn đến việc ‘kiểm kê phát thải khí nhà kính’ quốc gia nhất quán hơn. Đặc biệt, tiêu chuẩn hóa quốc tế cho thấy rằng, quy trình hiện có là đầy đủ và được chấp nhận trên toàn cầu – rất quan trọng đối với cả việc hội nhập thị trường toàn cầu và đối với các cam kết của Indonesia, nhằm giảm lượng khí thải quốc gia và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Và việc giám sát được tiêu chuẩn hóa, sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các tổ chức khi tham gia vào thị trường giao dịch Carbon.

Tuy nhiên, trong khi các tiêu chuẩn là nền tảng để đo lường và xác minh hợp lý, thì, quy định chi phối quy trình giám sát – không bắt buộc – các đơn vị được quản lý phải thực hiện các tiêu chí cụ thể.

Một vài tiêu chuẩn liên quan đến thị trường giao dịch Carbon

Đầu tiên là hướng dẫn của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2006 sửa đổi năm 2019, mà Indonesia đã thông qua và thực hiện, để kiểm kê phát thải quốc gia và khu vực.

Indonesia cũng đã xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về đo lường và xác minh ở cấp độ tổ chức. Trong trường hợp này, chính phủ phải yêu cầu rõ ràng các tiêu chuẩn đối với quy trình giám sát kiểm kê và định giá Carbon.

2. Phân bổ định mức phát thải Carbon

Vấn đề thứ hai là phương pháp phân bổ.

Cần có thông tin rõ ràng về cách chính phủ Indonesia ‘phân bổ’ định mức phát thải Carbon cho các tổ chức, bao gồm các giả định về phương pháp luận được sử dụng để xác định chúng.

Một cuộc ‘đấu giá’ sẽ minh bạch nhất, mặc dù điều này có thể gặp khó khăn về mặt chính trị.

Chính phủ có kế hoạch phân bổ ‘trợ cấp miễn phí’ thông qua Bộ năng lượng và tài nguyên khoáng sản, nhằm thu hút các công ty tham gia thị trường giao dịch Carbon.

Vì việc phân bổ tự do, về bản chất, kém minh bạch hơn so với đấu giá, nên chính phủ Indonesia phải công bố phương pháp của mình để tăng tính công bằng cho các tổ chức khi tham gia thị trường Carbon.

Ví dụ: Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) của Liên minh Châu Âu (EU) sử dụng một phương pháp chính xác để xác định giá trị chuẩn và công thức phân bổ định mức phát thải.

Điều quan trọng nữa là, phải đặt ra ‘giới hạn phát thải’ một cách minh bạch, cho các đơn vị/tổ chức, vì đây là điều cần thiết cho sự công bằng.

3. Thẩm tra và xác minh

Cuối cùng, chính phủ cần xem xét cẩn thận, tính sẵn có và khả năng tiếp cận thông tin cập nhật, chính xác và được xác minh.

Trách nhiệm giải trình chỉ có thể thực hiện được, khi có dữ liệu đầy đủ và chính xác, nhờ đó các bên liên quan quan tâm có thể ‘đánh giá Carbon’. Ngoài ra, việc tiếp cận cũng phải dễ dàng và được cung cấp với chi phí hợp lý. Một trang web chuyên dụng là đủ cho mục đích này.

Chính phủ sẽ cần phải công bố dữ liệu tuân thủ. Thông tin thêm cũng được khuyến khích.

Ví dụ: Mỗi giao dịch phát thải thí điểm ở Trung Quốc đều có cơ quan đăng ký trực tuyến và trung tâm trao đổi khí thải, để cung cấp thông tin về số lượng giao dịch, doanh thu, giá giao dịch trung bình, đánh giá về giá và tóm tắt hàng năm hoặc hàng quý về ‘vị thế’ giao dịch tín chỉ Carbon.

Bang California cũng công bố mức trần, lượng khí thải thực tế và lượng khí thải ước tính, từ các chính sách khác góp phần giảm lượng khí thải.

Thông tin này giúp người đọc dễ dàng so sánh tác động của hệ thống mua bán phát thải với các chính sách giảm phát thải thay thế.

Theo quy định của Bộ môi trường và lâm nghiệp, một trong những mục đích của hệ thống đăng ký quốc gia là cung cấp thông tin cho công chúng về các hành động và thành tựu giảm thiểu khí hậu (giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải Carbon).

Chính phủ đã sử dụng cơ quan đăng ký để cung cấp thông tin quan trọng về các hành động giảm thiểu khí hậu trong quá khứ.

Tiếp theo, cơ quan đăng ký này nên ‘vận hành theo cơ chế một cửa’ để tất cả các bên liên quan quan tâm, có được thông tin về việc thực hiện các chương trình kinh doanh phát thải.

Các nguồn lực mà Indonesia cần để thực hiện các bước này đã có sẵn

Tính minh bạch là yếu tố then chốt để cơ chế mua bán khí thải (tín chỉ Carbon) hoạt động hiệu quả.

Việc nâng cao trách nhiệm giải trình của chương trình sẽ tăng cường sự tham gia của công chúng vào việc giám sát và đánh giá quá trình định giá Carbon và giao dịch Carbon.

Đổi lại, sự công bằng sẽ nhận được nhiều hỗ trợ chính trị hơn từ các đơn vị/tổ chức.

May mắn thay, các nguồn lực cần thiết để cải thiện tính minh bạch đều được cung cấp công khai cho chính phủ Indonesia xem xét.

Liên quan đến việc tiêu chuẩn hóa, chính phủ chỉ cần thực thi các hướng dẫn của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2006 và các tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, các hướng dẫn của IPCC đã được thông qua và triển khai để kiểm kê lượng khí thải quốc gia và khu vực.

Chính phủ nên thực hiện các tiêu chuẩn IPCC. Trong trường hợp này, họ có thể dễ dàng tham khảo các chương trình của EU để xác định thông tin cần thiết, liên quan đến phương pháp phân bổ ‘bù đắp’/‘trợ cấp’ phát thải.

Cuối cùng, chính phủ đã có cơ quan đăng ký quốc gia, nơi thu thập dữ liệu từ các đơn vị được quản lý, về các hành động giảm thiểu khí hậu và cung cấp thông tin cho công chúng.

Điều này có thể thúc đẩy quá trình thiết kế và thực hiện các chương trình mua bán phát thải của các đơn vị muốn ‘điều hành’ sàn giao dịch phát thải (giao dịch Carbon).

Tác giả:

Fikri Muhammad, chuyên viên phân tích cao cấp (Kinh tế và Quản trị), Trung tâm Climateworks

Mei Zi Tan, Nhà phân tích cao cấp, Trung tâm Climateworks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang