Giao dịch Carbon (tạo lập thị trường Carbon) được cho là để khuyến khích các công ty giảm lượng khí thải.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, giá Carbon được giao dịch ở mức dưới 20 Euro (17 bảng Anh)/tấn Carbon qua Hệ thống giao dịch phát thải của EU (ETS), cho đến nay, đây là thị trường buôn bán Carbon lâu đời nhất trên thế giới.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, điều này không gửi bất kỳ tín hiệu tài chính nào tới các ngành sử dụng nhiều Carbon để đầu tư vào công nghệ xanh.
Nhưng kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020, giá Carbon đã tăng vọt lên gần 90 Euro/tấn, khiến mọi người phải ngạc nhiên, bao gồm cả các nhà hoạch định chính sách khí hậu của EU.
Vậy tại sao điều này lại xảy ra, hậu quả có thể xảy ra là gì – và chúng ta có thể mong đợi điều gì sẽ xảy ra với giá Carbon trong thời gian tới?
Giá Carbon (Euro/tấn)
Thị trường Carbon đang thay đổi
Giá Carbon được xác định dựa trên nhu cầu về ‘tín chỉ Carbon’. Chúng được trao cho các tổ chức đã loại bỏ một lượng Carbon dioxide (CO2) khỏi khí quyển, thông qua việc trồng cây hoặc xây dựng trang trại gió. Nghĩa là các tổ chức này có thể bán ‘tín chỉ Carbon’ cho những công ty hoặc đơn vị đang phát thải Carbon vào khí quyển.
Một số người và công ty mua ‘khoản bù đắp’ Carbon một cách tự nguyện, chẳng hạn như khách du lịch ‘trả phí’ để bù đắp lượng khí thải Carbon trong vé máy bay – vé máy bay cộng thêm phí phát thải (bởi vì đi máy bay là khách hàng đang ‘góp phần’ thải ‘khí thải Carbon’ vào môi trường).
Mặt khác, những người gây ô nhiễm lớn, được yêu cầu mua lượng Carbon (tín chỉ Carbon), khi họ vượt quá giới hạn mức phát thải Carbon được phép (thường chính phủ sẽ quy định ‘giới hạn mức thải Carbon’ được phép).
Hệ thống ETS của EU (EU – ETS) đã bị hủy hoại nghiêm trọng trong nhiều năm, vì nhiều ngành công nghiệp được miễn trừ, trợ cấp miễn phí cho người gây ô nhiễm và thị trường tràn ngập các khoản bù đáp Carbon giá rẻ – cũ, tín chỉ Carbon cũ (và đáng ngờ).
Gói “Fit for 55” mới của EU nhằm mục đích thiết lập lại ETS. Đó là một bước đi đúng hướng, nhưng vẫn chưa rõ, liệu nó có mang lại quá trình khử Carbon nhanh chóng mà chúng ta đang rất cần hay không.
Có 3 lý do chính, khiến giá Carbon tăng nhanh vào năm 2021: Áp lực chính trị, giá năng lượng cao, và làn sóng đầu cơ từ các nhà kinh doanh phát thải Carbon – tín chỉ Carbon.
1. Áp lực chính trị
Áp lực chính trị để ứng phó với biến đổi khí hậu đã gia tăng đáng kể từ năm 2018, khi phong trào “Extinction Rebellion” được phát động (chống lại biến đổi khí hậu và hủy hoại môi trường sinh thái) và cuộc đình công của Greta Thunberg vì môi trường diễn ra.
Cả 2 hành động này đã bùng phát thành các phong trào toàn cầu, được thúc đẩy bởi những tên tuổi lớn như David Attenborough – cũng kêu gọi hành động khẩn cấp hơn về khí hậu.
Các sự kiện thời tiết như lượng mưa dữ dội và lũ lụt sau đó ở Đức vào tháng 7 năm 2021 càng khiến – biến đổi khí hậu trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị.
Trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến khác nhau, người dân Châu Âu hiện bày tỏ mối lo ngại, ngày càng tăng về biến đổi khí hậu, khiến các chính trị gia phải đưa ra những cam kết hành động lớn hơn.
Các thành viên của cộng đồng doanh nghiệp cũng mâu thuẫn với nhau, khi tuyên bố các mục tiêu “net zero” (mức phát thải ròng Carbon bằng 0, khí Carbon thải ra bằng với mức được hấp thụ).
Điều này có nghĩa là ‘nhu cầu bù đắp tự nguyện’ sẽ tăng lên và triển vọng về các quy định giới hạn ETS chặt chẽ hơn, sẽ dẫn đến nhiều khoản đền bù bắt buộc hơn trong tương lai gần, tất cả những điều này đã khuyến khích các nhà kinh doanh tăng giá Carbon.
2. Đầu cơ ESG
Nhìn chung, có sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, đối với cái mà cộng đồng tài chính gọi là ESG (môi trường, xã hội và quản trị), nói chung là về kinh doanh có đạo đức.
Trong 2 năm qua, nhu cầu cao đối với các công ty ‘đạt điểm cao’ về ESG và các quỹ đầu tư tập trung vào các công ty đó.
Ví dụ, Tesla có giá trị cao hơn 9 nhà sản xuất ô tô toàn cầu cộng lại. Điều này phản ánh quan điểm của cộng đồng tài chính rằng, phương tiện giao thông điện khí hóa xanh hơn sẽ tiếp tục tồn tại – và có lẽ cũng là hàng tỷ đô la mà Tesla nhận được từ các nhà sản xuất ô tô gây ô nhiễm hơn – cần mua giấy phép Carbon từ các đối thủ xanh hơn.
Điều này cho thấy thị trường Carbon đang hoạt động, đẩy giá Carbon lên cao hơn.
Tuy nhiên, đồng thời, có rất nhiều suy đoán đang diễn ra. Tờ Financial Times gần đây đã cảnh báo rằng, bong bóng có thể đã hình thành trong ESG và rất dễ đưa ra lập luận tương tự về giá Carbon.
3. Giá năng lượng cao
Khí đốt tự nhiên đang bị thiếu hụt trên toàn thế giới, dẫn đến việc sử dụng than nhiều hơn. Than có lượng khí thải Carbon cao hơn nhiều so với khí đốt, đòi hỏi các nhà sản xuất điện phải mua thêm lượng Carbon cho phép, đẩy giá Carbon lên cao hơn.
Các tin xấu
Có nhiều lý do để nghi ngờ rằng, việc tăng giá Carbon sẽ đạt được mục tiêu trên Hệ thống giao dịch phát thải của EU (ETS–EU), cụ thể là quá trình khử Carbon của nền kinh tế nhanh hơn.
Rất nhiều bằng chứng cho thấy, nhiều tín chỉ Carbon không có giá trị, nó như ‘tờ giấy lộn’.
Có rất nhiều sự tính toán kép đang diễn ra, trong đó những người mua và bán các khoản bù đắp Carbon đều coi chúng là giảm lượng khí thải Carbon và có những ‘sơ hở’ khác, đặc biệt là trong các khoản bù đắp Carbon đáng ngờ (tín chỉ Carbon để bù đắp hoặc bù đắp bằng cách tự trồng rừng, trồng cây hoặc đổi mới công nghệ để giảm lượng khí phát thải).
Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu – trong điều kiện khí hậu ấm lên – một khu rừng có tiềm năng tiết kiệm Carbon bị đốt cháy và được bán cho các công ty có nhu cầu mua tín chỉ Carbon, để bù đắp cho lượng khí thải phát ra?
Tính toàn vẹn của các thị trường này sẽ còn bị thách thức hơn nữa, khi các ETS khác nhau trong khu vực, tìm cách liên kết, để tạo ra nhiều giao dịch Carbon toàn cầu hơn.
Để đạt được điều này, các quy tắc toàn cầu mới đã được thống nhất tại các cuộc đàm phán tại hội nghị khí hậu COP26 ở Glasgow (Anh), diễn ra từ ngày 31/10 đến 12/11 năm 2021.
Những điều này đã được ‘ngành công nghiệp’ hoan nghênh, nhưng các nhà phê bình cho rằng, thỏa thuận này mở ra cơ hội cho các chương trình bù đắp Carbon dưới tiêu chuẩn sẽ khiến hệ thống trở nên không đáng tin cậy.
Vào thời điểm giá năng lượng tăng cao gây áp lực lên các doanh nghiệp, họ lại có thêm động lực để thúc đẩy một hệ thống giao dịch Carbon toàn cầu dễ dàng hơn với họ.
Chi phí năng lượng cao hơn cũng đang tạo ra ‘tình trạng nghèo năng lượng’ ở người tiêu dùng (và giá Carbon cao hơn là một yếu tố góp phần vì điều đó, có nghĩa là các nhà cung cấp điện phải trả nhiều tiền hơn để bù đắp).
Điều này mâu thuẫn với mong muốn của người tiêu dùng về hành động khẩn cấp hơn đối với biến đổi khí hậu, tạo ra áp lực chính trị nhằm làm chậm quá trình chuyển đổi khí hậu.
Về giá Carbon, tôi kỳ vọng các ‘nhà đầu cơ’ sẽ tiếp tục đẩy giá Carbon lên cao, miễn là có đủ thanh khoản trên thị trường – nghĩa là họ có thể ‘vay tín dụng’ để thực hiện giao dịch.
Tính thanh khoản này được thúc đẩy một phần bởi toàn bộ số tiền được tạo ra từ các chương trình nới lỏng định lượng (QE) của các ngân hàng trung ương. Khi nó biến mất, bong bóng sẽ vỡ.
Nói cách khác, giá không cao hơn vì ETS vẫn hoạt động tốt. Một nhà phân tích thị trường Carbon nhận xét: “Tôi muốn nói rằng, ngành công nghiệp nói chung trong 18 năm qua, kể từ khi chương trình giao dịch Carbon của EU được triển khai và vận hành vào năm 2005, thực sự đã không làm được gì nhiều về mặt giảm phát thải Carbon”.
Nếu chỉ một phần nhỏ trong tổng số tiền QE (cho vay) được chi cho các mục tiêu về khí hậu, chúng ta sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn, trong việc giảm thiểu khí hậu trong thập kỷ qua.
Hệ thống ETS của EU sẽ chỉ hoạt động nếu các lỗ hổng được loại bỏ, khiến nhiều công ty phải trả tiền cho lượng Carbon mà họ thải ra.
Cuối cùng, tất cả đều phụ thuộc vào ý chí và hành động chính trị.
Tác giả: Steffen Böhm, giáo sư về tổ chức và sự bền vững, Đại học Exeter