Chiến Tranh Hạt Nhân Liệu Có Xảy Ra

Không ai muốn thảm họa hạt nhân xảy ra, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Bởi vì, trong quá khứ nó đã xảy ra. Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử – bom hạt

Không ai muốn thảm họa hạt nhân xảy ra, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Bởi vì, trong quá khứ nó đã xảy ra. Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử – bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki làm hàng trăm ngàn người chết và hàng ngàn người khác mắc bệnh ung thư tại Nhật Bản.

Lịch sử liệu có lập lại hay không?

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, từ 1945 đến 1991, hai cường quốc Mỹ và Liên Xô đã chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân. Mỗi quốc gia sở hữu hàng chục ngàn đầu đạn hạt nhân. Nếu chiến tranh xảy ra. Đó là một thảm họa.

Tuy nhiên, đến thập niên 1980, cả hai bên đã ngồi lại và đồng ý không thực hiện cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nữa. Cả 2 bên chấp nhận giảm số lượng đầu đạn hạt nhân – vũ khí hạt nhân.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã đặt nhiều đầu đạn hạt nhân tại các nước thành viên.

Sự điên rồ mang tên hạt nhân

Sau 1991, tức là khi Liên Xô tan rã, dưới sức ép của Mỹ và Liên Hiệp Quốc, các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết như Ukraina và Kazakhstan đã đồng ý trở thành quốc gia phi hạt nhân. Số vũ khí hạt nhân của họ được chuyển giao đến Nga và một phần được tiêu hủy.

Hiện nay không chỉ Nga và Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân, Ấn Độ và Trung Quốc cũng là một cường quốc hạt nhân đang lên.

Triều Tiên buộc phải giữ vũ khí hạt nhân. Bởi nếu không giữ nó, số phận của họ cũng sẽ giống như Iraq, Afghanistan, Lybia, Syria hay Nam Tư mà thôi.

Hãy thử tưởng tượng, nếu Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân chuyện gì sẽ xảy ra? Số phận của họ liệu có giống như những người anh em Hồi giáo của mình. Chắc chắn, chú Sam sẽ rải bom lên đầu người dân Iran. Chế độ của họ sẽ ngay lập tức bị lật đổ.

Pakistan và Israel cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Mặc dù vậy, Nga và Mỹ đang sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới. Mặc dù không có con số chính thức, nhưng theo ước tính, Nga sở hữu trên 6000 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ thấp hơn một chút.

Một câu hỏi đặt ra, nếu số lượng đầu đạn hạt nhân rơi vào tay khủng bố trung đông thì số phận của Mỹ xem như đã được an bài. Bởi vì, người Hồi giáo chắc chắn là rất căm thù người Mỹ và phương tây.

Phương tây đã có lịch sử hàng trăm năm xâm lược và cai trị họ. Mỹ thì áp đặt nền dân chủ và “xóa bỏ” văn hóa Hồi giáo. Chưa đề cập đến việc, bom Mỹ đã được thả lên đầu người dân tại vùng đất này.

Ngay cả, kho vũ khí hạt nhân với 200 đầu đạn, Trung Quốc hoàn toàn có thể tàn phá phần lớn nước Mỹ.

Nga thì không cần phải bàn đến, hệ thống tên lửa siêu thanh Sarmat của họ có tầm bắn 18 ngàn km có thể bay đến bất cứ nơi đâu trên trái đất. Chỉ cần 1 quả bom hạt nhân, một nước phương tây nào đó, chẳng hạn Pháp có thể bị xóa xổ ngay lập tức.

Bon hạt nhân không giống như bom thông thường. Các Nơ tron có khả năng phân hạch, từ 1 thành 3, từ 3 thành 9, quá trình phân rã cứ liên tục. Nên sức tàn phá sẽ tăng theo cấp số nhân và bán kính tàn phá thật sự khủng khiếp. Không chỉ hủy diệt, phóng xạ sau khi bom nổ có thể gây ung thư cho con người đến hàng chục, hàng trăm năm sau.

Chỉ cần một quả bom, một quốc gia có thể bị xóa bỏ thì đủ biết nó khủng khiếp thế nào.

Cách mà người Mỹ đã rải bom xuống các nước trung đông chắc chắn đã làm cho nhiều nước lo sợ. Các chế độ không nghe theo lời Mỹ sẽ bị lật đổ.

Có 2 cách để họ giải quyết vấn đề này

Một là phải có vũ khí hạt nhân trong tay như Triều Tiên, Pakistan. Hai là phải có sự cân bằng, chẳng hạn quan hệ tốt với Nga. Nga đã từng cứu Venezuela và Syria khỏi móng vuốt của Mỹ, phương tây và NATO.

Rõ ràng, một thế giới đa cực sẽ mang lại hòa bình nhiều hơn là đơn cực. Bởi vì, sự can thiệp quân sự sẽ dẫn đến tàn phá con người.

Chiến tranh lạnh 1.0 đã kết thúc với sự tan rã của Liên Xô với 2 siêu cường hạt nhân duy nhất.

Tuy nhiên, ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngày Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina đã phục hồi lại chiến tranh lạnh với phiên bản 2.0.

Lần này, không chỉ Nga sở hữu mà nhiều quốc gia khác cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Chỉ cần một kích động nào đó, chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Tổng thống Putin không đề cập đến vũ khí hạt nhân khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt. Nhưng ông ấy đã lệnh cho Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đặt lực lượng răn đe chiến lược trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đây thực chất là dằn mặt phương tây, đừng can thiệp và đưa quân vào Ukraina mà thôi.

Hạt nhân – sự điên cuồng của con người!

Từ khóa: Chiến tranh và hòa bình, bom hạt nhân, vũ khí hạt nhân, sự tàn phá của bom hạt nhân, tại sao bom hạt nhân lại nguy hiểm, Uranium là gì, tại sao phải làm giàu Uranium. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga, xung đột Nga – Mỹ, xung đột Liên Xô – Mỹ. Chiến tranh lạnh. Hiroshima. Nagasaki. Tại sao Mỹ ném bom Nhật Bản. Chiến tranh lạnh. Chiến tranh thế giới thứ 2. Đối đầu Mỹ Trung. Thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang