Tác giả: George Parry, cựu luật sư liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ
Năm 1946, George Kennan, đại biện lâm thời của Hoa Kỳ tại Moscow, đã gửi một bức điện dài 8000 từ tới Bộ ngoại giao Mỹ để cảnh báo về chính sách đối ngoại hiếu chiến của Joseph Stalin.
Năm 1947, George Kennan lấy bút danh là “Mr. X”, nhắc lại lời cảnh báo của ông trong một bài báo, đăng trên tạp chí Foreign Affairs.
George Kennan chắc chắn rằng, “yếu tố chính trong bất kỳ chính sách nào của Hoa Kỳ đối với Liên Xô phải là sự kiên nhẫn lâu dài, nhưng đồng thời phải kiên quyết và thận trọng ngăn chặn các khuynh hướng bành trướng của Liên Xô”.
Ông kêu gọi chống lại “áp lực của Liên Xô đối với các thể chế tự do của thế giới phương Tây, thông qua việc sử dụng khéo léo và thận trọng lực lượng đối lập ở một số nước có ‘địa chính trị’ gắn với Liên Xô”.
Như Kennan đã dự đoán chính xác, một chính sách như vậy “sẽ góp phần tạo ra các xu hướng, mà cuối cùng phải dẫn đến sự tan rã, hoặc làm suy yếu sức mạnh của Liên Xô”.
Các nguyên tắc ngăn chặn do Kennan đề xuất được mọi chính quyền tổng thống tuân theo từ năm 1947 cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Theo các nguyên tắc răn đe, Kennan đã giúp phát triển ‘kế hoạch Marshall’, giúp xây dựng lại nền kinh tế Châu Âu bị tàn phá do chiến tranh (sau thế chiến 2), và thành lập NATO, một liên minh của Mỹ và các nước đồng minh với mục tiêu là chống lại Liên Xô.
Nói tóm lại, Kennan đã chứng tỏ là một kiến trúc sư có tầm nhìn xa trông rộng và chủ chốt trong chính sách của Mỹ – dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.
Khi Liên Xô sụp đổ, có vẻ như sứ mệnh an ninh tập thể của NATO đã kết thúc. Đã đến lúc NATO tuyên bố chiến thắng và đóng cửa?
Sai!
Bước vào đấu trường chính trị thế giới là George Soros, tỷ phú lãnh đạo của Open Society Foundation (Quỹ xã hội mở), người hỗ trợ “các cá nhân và tổ chức trên khắp thế giới đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, quy trách nhiệm cho chính phủ và xây dựng xã hội với sự công bằng và bình đẳng”.
Năm 1993, Quỹ xã hội mở đã xuất bản một báo cáo của Soros có tiêu đề: “Hướng tới một trật tự thế giới mới: Tương lai của NATO”, trong đó ông phác thảo tầm nhìn của mình về một chiến lược và sứ mệnh quân sự mới.
Soros dự đoán rằng, sự sụp đổ của Liên Xô sẽ dẫn đến “sự bất ổn toàn cầu” mà NATO phải chống lại. Ông đề nghị kiềm chế nước Nga hậu Xô Viết để biến tầm nhìn của Soros về một “trật tự thế giới mới” thành hiện thực.
Soros viết: “Hoa Kỳ sẽ không phải đối mặt với nhu cầu, đảm nhận vai trò cảnh sát thế giới. Nếu hành động, họ sẽ hành động cùng với các nước khác. Nhân tiện, sự kết hợp nguồn nhân lực từ Đông Âu với công nghệ của NATO sẽ tăng đáng kể tiềm năng quân sự trong quan hệ đối tác, đó là lý do chính khiến họ miễn cưỡng hành động. Đó là một giải pháp thay thế khả thi cho tình trạng hỗn loạn thế giới sắp xảy ra”.
Bạn có hiểu không?
Theo kế hoạch của Soros, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO được yêu cầu cung cấp vũ khí, trong khi những người Đông Âu như người Ukraine được yêu cầu cung cấp bia đỡ đạn, có thể là máu và cái chết.
Cuối cùng, Soros kêu gọi NATO cấp “tư cách thành viên đầy đủ” cho các quốc gia Đông và Trung Âu, bất chấp sự phản đối và lo ngại của Nga về cách tiếp cận ‘mở rộng NATO’ đến biên giới Nga.
Khi các tỷ phú lên tiếng, các chính trị gia của chúng ta im lặng và lắng nghe. Như đã xảy ra, vào năm 1993, chính quyền Bill Clinton đã đề nghị mời các nước thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây – Ba Lan, cộng hòa Séc và Hungary – gia nhập NATO.
Năm 1998, thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua chính sách này.
Vào tháng 5 năm 1998, tờ New York Times đã đăng một cuộc phỏng vấn với George Kennan, trong đó ông cảnh báo về việc mở rộng ‘biên giới’ NATO.
“Tôi nghĩ đây là sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới”, Kennan nói vào thời điểm đó.
“Tôi nghĩ rằng, người Nga cuối cùng sẽ phản ứng với điều này một cách khá thù địch, và điều này sẽ được phản ánh trong chính sách của họ. Tôi nghĩ đây là một sai lầm bi thảm. Không có lý do gì cho việc này. Không ai đe dọa bất kỳ ai. Sự bành trướng này sẽ khiến những người sáng lập của chúng ta phải chịu trách nhiệm. Chúng ta đã cam kết bảo vệ một số quốc gia, mặc dù chúng ta không có nguồn lực cũng như ý định làm như vậy một cách nghiêm túc”.
Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright, người từng phục vụ trong chính quyền Bill Clinton, đã lưu ý trong hồi ký của mình rằng, tổng thống Nga Boris Yeltsin và những người đồng hương của ông “phản đối mạnh mẽ việc mở rộng NATO, xem đó là một chiến lược nhằm khai thác lỗ hổng của họ và di chuyển biên giới Châu Âu về phía đông, đến biên giới của Nga”.
Năm 2007, Vladimir Putin đã nhắc lại những lo ngại này trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị an ninh Munich. Ông nói: “Hóa ra NATO đang đẩy các lực lượng tiên tiến tới biên giới quốc gia của chúng tôi”.
Tôi nghĩ điều đó là hiển nhiên: Quá trình mở rộng NATO không liên quan gì đến việc hiện đại hóa liên minh hay đảm bảo an ninh ở Châu Âu.
Ngược lại, nó là yếu tố kích động nghiêm trọng, làm giảm mức độ tin tưởng lẫn nhau. Và chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Sự bành trướng này chống lại ai? Điều gì đã xảy ra, với những đảm bảo của các nước phương Tây, sau khi hiệp ước Warsaw tan rã?
Hãy để tôi nhắc lại!
Tôi xin trích dẫn bài phát biểu của tổng thư ký NATO, ông Werner tại Brussels ngày 17/5/1990. Ông nói: “Việc chúng ta sẵn sàng không triển khai quân đội NATO bên ngoài lãnh thổ của Tây Đức mang lại cho Liên Xô sự đảm bảo chắc chắn về an ninh”.
Những đảm bảo này ở đâu? Đó là câu hỏi của tôi!
Vào tháng 1 năm 2008, Ukraine đã yêu cầu gia nhập NATO. Nhưng sau khi Nga phản đối mạnh mẽ, Pháp và Đức đã từ bỏ điều này.
Vào tháng 4 năm 2008, NATO đã quyết định thỏa hiệp và hứa rằng, Ukraine sớm muộn gì cũng sẽ trở thành thành viên của NATO. Tuy nhiên, không chỉ định chính xác khi nào điều này sẽ xảy ra.
Do đó, vì chính sách đối ngoại của chúng ta dựa trên kế hoạch của Soros nhằm tạo ra một trật tự thế giới mới, điều này đã tạo tiền đề cho các sự kiện mà cuối cùng dẫn đến sự khởi đầu của cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Xem thêm: Đất Nông Nghiệp Ukraine: Vì Sao Phương Tây Muốn Lấy Nó?
Một câu hỏi cơ bản, ai được lợi từ cuộc xung đột quân sự ở Ukraine từ quan điểm tài chính? George Soros? Công ty đầu tư BlackRock? Tổ hợp công nghiệp – quân sự Hoa Kỳ? Các nhà tài phiệt tham nhũng đứng sau điều hành Ukraine, các chính trị gia Ukraine? Gia đình tổng thống Mỹ Biden?
Các hoạt động tham nhũng của gia đình Biden ở Ukraine có liên quan gì đến cuộc luận tội đầu tiên của Donald Trump không?
Các khoản thanh toán mà các thành viên của gia tộc Biden bí mật nhận được nhờ cuộc xung đột tại Ukraine ở mức độ nào?
Có bao nhiêu tỷ đô la và bao nhiêu phần thiết bị quân sự được gửi đến Kiev đã biến mất?
Có bất kỳ mối liên hệ nào, giữa những thiết bị quân sự bị mất tích đó và những vũ khí mới nhất, đột nhiên nằm trong tay các băng đảng ma túy Mexico, những kẻ kiểm soát hiệu quả biên giới phía nam và không được bảo vệ của chính chúng ta?
Có phải cuộc xung đột Ukraine thực sự chứng minh sự bất lực của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn, chống lại một cường quốc quân sự tiên tiến như Nga? Và điều này không đe dọa sự tan rã của NATO?
Ảnh minh họa: Soros tại Hội nghị an ninh Munich. Nguồn: RIA Novosti/Alexey Vitvitsky