Nhật Bản Hối Hận Vì Canh Tân Đất Nước Theo Con Đường Tây Hóa

Một trong những lý do, nước Nhật canh tân đất nước chính là nổi nhục. Làm sao họ có thể chịu được nổi nhục với tinh thần võ sĩ đạo. Năm 1853, có một chiếc thuyền của người Mỹ cũng

Một trong những lý do, nước Nhật canh tân đất nước chính là nổi nhục. Làm sao họ có thể chịu được nổi nhục với tinh thần võ sĩ đạo.

Năm 1853, có một chiếc thuyền của người Mỹ cũng không biết vô tình hay cố ý cập bến vào một cù lao thuộc quần đảo Kuril. Những thủy thủ muốn lên bờ, nhưng không được người dân cho phép.

Sau khi được thông báo, tướng quân quản lý đảo Kuril đã liên hệ với thủy thủ đoàn với những lời lẽ kiềm chế, nhã nhặn và mềm dẻo, nhưng theo pháp luật của thiên hoàng, người da trắng không được phép đặt chân đến Nhật bản. Chắc chắn, phải có lý do gì đó, Nhật Hoàng mới ban hành chiếu chỉ như vậy.

Cảm thấy không được chào đón, đoàn thủy thủ đành phải trở về. Người Mỹ nói riêng và phương tây nói riêng rất coi trọng “cái tôi”. Khi cái tôi bị tổn thương thì họ xem đó là nổi nhục. Đã nhục thì phải tìm cách rửa hận.

Trở về, họ yêu cầu chính phủ can thiệp để rửa nổi nhục của mình và thể diện quốc gia. Thế là, một hạm đội chiến thuyền thẳng tiến đến nước Nhật.

Khi đến vịnh Kagoshima, hạm đội cập bến ở đảo Kyushu. Tướng quân Parry của Mỹ đến gặp lãnh chúa Nhật bản và nói về nổi nhục tại sao không cho phép thủy thủ của họ lên bờ.

Tướng Parry bắn nát thị trấn Nhật Bản. Ảnh Freepik.com

Vị lãnh chúa trả lời với tướng Parry, “Ngài than phiền về việc thủy thủ của ngài đã bị đắm thuyền. Chúng tôi rất chia buồn vì điều đó. Nhưng ngài muốn chúng tôi phải làm như thế nào? Nếu những thủy thủ của ngài không biết điều khiển thuyền trên biển, đó không phải lỗi của chúng tôi. Chắc ngài không vu cho chúng tôi tội làm đắm thuyền của ngài. Nếu là không, chúng tôi biết phải làm như thế nào?

Người dân trong đảo không cho người của ngài lên bờ, họ làm đúng chiếu chỉ của hoàng đế là không cho người lạ bước chân lên đất nước này. Họ đã làm đúng là tuân thủ chiếu chỉ. Về phần tôi, tôi cam đoan với ngài rằng, chắc chắn, không bao giờ, tôi đặt chân lên đất nước của ngài. Đó là một lời hứa danh dự.

Chúng tôi không gây thiệt hại cho phía của ngài, làm sao bắt chúng tôi bồi thường.

Còn ngài cho đó là nổi nhục, thì ngài đã quá xem trọng nó. Nếu ngài cho đó là nổi nhục, hãy giết chúng tôi. Còn nếu ngài không làm được, ngài hãy tự sát đi. Chúng ta đã nói chuyện đã lâu, xin phép ngài tôi phải đi đây”.

Thế là tướng Parry đành phải bỏ ra về. Nhưng chuyện không tưởng đã xảy ra. Sau khi lên thuyền, Parry lệnh cho quân đội chuẩn bị pháo cối và bắn tan nát thị trấn Kagoshima.

Tướng quân cai quản Kagoshima biết mình không có hỏa lực để chống lại. Theo yêu cầu của Parry, tướng Nhật buộc phải nói lời xin lỗi. Tiếp theo, ông ấy yêu cầu ngưng chiến vì biết nếu đáp trả sẽ không có cơ may chiến thắng vì không có vũ khí để chống lại. Sau đó, ông ấy với tinh thần của một võ sĩ đạo đã rút gươm tự kết lễu.

Người Nhật rất trọng danh dự, họ cảm thấy nhục, nhưng đành phải nuốt nổi nhục vào trong. Họ không biết cách nào rửa nhục. Cuối cùng, họ đành phải quyết định vứt bỏ cái truyền thống ngàn năm của mình để đón nhận cái kỹ thuật phương tây. Họ đã “hạ bệ” cái truyền thống được cho là “lỗi thời” để đi theo con đường cách mạng mang tên “tây hóa” của mình.

Mười bốn năm sau, tức năm 1868, cuộc cải cách toàn diện nước Nhật theo con đường tây hóa – phát triển kỹ nghệ đã được thực hiện dưới thời Minh Trị thiên hoàng.

Một lý do tế nhị, tại sao thời đó, nước Nhật cấm người da trắng đặt chân lên đất nước của họ. Lý do tế nhị đó là gì, nó có liên quan đến vấn đề tôn giáo, cụ thể là Công giáo La Mã. Vấn đề này xin đề cập trong một bài viết khác.

Sau khi canh tân theo con đường tây hóa, có một vị tướng Nhật đã trò chuyện với người bạn của mình trước khi ra trận.

“Chúng ta đã bắt chước người phương tây về vũ khí, rồi dùng binh pháp của họ, huấn huyện quân đội theo cách của họ, và bắt chước cả lối sống của họ. Một khi chúng ta thua trận, thế giới sẽ nói về chúng ta như thế nào”?

Người bạn trả lời không chút do dự, “họ sẽ gọi chúng ta là đồ con khỉ”.

Người Nhật biết rằng, muốn sống được yên thì phải có sức mạnh. Chỉ có sức mạnh mới có thể tự bảo vệ mình. Đó là lý do, dù không muốn vứt bỏ đi cái truyền thống ngàn đời, họ buộc phải làm như vậy. Đây là một trong những lý do quan trọng, chứ không phải như mọi người cứ lầm tưởng, chính bản thân người Nhật muốn canh tân theo lối phương tây. Nếu sống đang yên đang lành, tại sao họ phải bắt chước kẻ khác.

Đơn giản là, mạnh được yếu thua, kẻ mạnh luôn ăn hiếp kẻ yếu. Muốn chống lại kẻ mạnh cần phải có sức mạnh.

Nước Nhật ngày nay đang suy yếu về kinh tế, xét theo tốc độ tăng trưởng. Đã mấy chục năm qua, nền kinh tế của họ hầu như không tăng trưởng.

Hiện tại, nước Nhật bề ngoài đã âu hóa, nhưng bên trong vẫn còn tinh thần của võ sĩ đạo. Ngay cả cái tết cổ truyền, họ cũng vứt bỏ nó đi. Họ đã chọn theo lối phương tây.

Có một lần, một người phương tây đã hỏi một người Nhật là tại sao không mang ơn họ – tức phương tây, nhờ bắt chước phương tây, họ mới có như ngày hôm nay.

Người Nhật đó đã trả lời: “Chúng tôi đang sống hạnh phúc theo cách của chúng tôi. Chúng tôi sống hạnh phúc với sự quê mùa, thú vị. Nhưng chính các anh mang vũ khí đến uy hiếp, bạo tàn và làm nhục chúng tôi. Bất đắc dĩ, chúng tôi phải mượn những vũ khí của chính các anh để chống lại các anh. Ngoài ra, chúng tôi không cần học các anh điều gì cả”.

Sau khi canh tân, nước Nhật đã chiến thắng trong nhiều trận chiến với phương tây. Thắng trận này đến trận khác đã làm dâng trào tham vọng đế quốc. Địa vị của họ lúc đó đã sánh nganh với các đế quốc phương tây. “Dùng dao thì có ngày sẽ chết vì dao”. Cuối cùng, họ đã phải gánh chịu 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nó đã kết thúc tham vọng đế quốc của họ.

Ở đời cái gì cũng vậy, tham vọng sẽ dẫn đến tai họa vì cái tham vọng đó.

Tài liệu tham khảo: Sách Văn Minh Đông Tây của Thu Giang Nguyễn Duy Cần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang