Kinh Nghiệm Chạy Quảng Cáo Google Ads: Bí Quyết Tăng Đơn Hàng

Một điều quan trọng, bạn nên chạy thử nghiệm với ngân sách nhỏ để kiểm tra từ khóa, cũng như hiệu quả chiến dịch quảng cáo online của mình. Bất kỳ một chiến dịch quảng cáo online với Google Ads

Một điều quan trọng, bạn nên chạy thử nghiệm với ngân sách nhỏ để kiểm tra từ khóa, cũng như hiệu quả chiến dịch quảng cáo online của mình. Bất kỳ một chiến dịch quảng cáo online với Google Ads hay bất cứ nền tảng nào, xin đừng quên điều này nhé.

Chẳng hạn, với quảng cáo từ khóa, bạn có thể chạy 2 chiến dịch khác nhau với 2 nhóm từ khóa khác nhau để đo lường hiệu quả chiến dịch và lựa chọn nhóm từ khóa phù hợp trước khi chạy chính thức.

Đây có thể nói là hình thức “test” hay thử nghiệm A/B trong việc lựa chọn từ khóa. Với giả định là, chỉ từ khóa là khác nhau, còn các yếu tố khác là giống nhau. Thời gian thử nghiệm có thể là 1 ngày, 3 ngày hoặc 7 ngày.

Dữ liệu thu thập được trong các chiến dịch quảng cáo sẽ giúp bạn lựa chọn từ khóa phù hợp. Một điều hết sức lưu ý, quảng cáo online với Google Ads hay bất kỳ nền tảng nào, vấn đề quan trọng cũng là nội dung thông tin quảng cáo, chất lượng sản phẩm cung cấp, cũng như thông tin trên website phải liên quan đến từ khóa và chất lượng nội dung tốt nữa.

Dù có thực hiện hiệu quả như thế nào, nếu những yếu tố trên thực hiện không tốt thì hiệu quả quảng cáo mang lại có thể sẽ không cao.

Một điều lưu ý nữa, vấn đề trong quảng cáo Google Ads là chi phí quảng cáo thấp và hiệu quả mang lại cao. Để làm được điều này, chỉ còn cách thử nghiệm và đo lường kết quả quảng cáo mà thôi.

Sau khi chạy chiến dịch một thời gian, dữ liệu thu thập được sẽ giúp bạn xác định chi phí trả cho 1 lần nhất chuột (CPC) hay chi phí cho 1000 lần hiển thị (CPM) là bao nhiêu?

Số người tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi, cũng như doanh số mang lại trên chi phí chi ra là bao nhiêu.

Một điều chắc chắn, chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn lợi nhuận mang lại.

Những thông số thu thập được sẽ giúp bạn xác định hiệu quả của chiến dịch quảng cáo với ngân sách cụ thể.

3 bước để thực hiện một chiến dịch quảng cáo online với Google Ads hiệu quả là:

Bước 1: Chạy thử nghiệm 2 chiến dịch quảng cáo khác nhau để xác định nhóm từ khóa nào nên được lựa chọn – nếu chiến dịch của bạn là quảng cáo từ khóa? Thời gian chạy thử nghiệm thường tối đa là 7 ngày.

Bước 2: Sau khi đã xác định được nhóm từ khóa mang lại kết quả tốt, hãy chạy chiến dịch từ khóa đó với ngân sách phù hợp để đo lường hiệu quả chiến dịch. Điều này giúp bạn có đủ dữ liệu tính toán chi phí CPC, CPM, số lượt tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số mang lại/số lần nhấp chuột hay 1000 lượt hiển thị, doanh số/chi phí bỏ ra. Thời gian chạy ở bước 2 có thể mất khoảng 2-4 tuần.

Bước 3: Những thông số ở bước 2 giúp bạn xác định được chi phí quảng cáo và hiệu quả chiến dịch. Tiếp theo, bạn sẽ mở rộng ngân sách để chạy chiến dịch quảng cáo cho toàn chiến dịch với ngân sách quảng cáo đã được xác định.

Cho dù thực hiện quảng cáo cho chính bạn hay thực hiện dịch vụ quảng cáo cho khách hàng, hãy thực hiện 3 bước như trên. Đừng vội chạy quảng cáo ngay từ đầu với toàn bộ ngân sách.

Một ví dụ phân bổ ngân sách quảng cáo

Chẳng hạn, với ngân sách quảng cáo 100 triệu cho 10 tháng – trung bình 10 triệu/tháng. Bạn có thể phân bổ, 10% ngân sách cho thạy thử nghiệm ở bước 1 (test A/B), 20% để ước tính chi phí và hiệu quả chiến dịch. Phần 70% để thực hiện chiến dịch.

Không chỉ cho Google Ads, bất kỳ một chiến dịch quảng cáo online với nền tảng nào đi nữa, chẳng hạn quảng cáo Facebook, Youtube, Eclick, Admicro, Zalo Ads, bạn cũng nên thực hiện quy trình 3 bước như vậy.

Nó sẽ giúp bạn xác định chi phí quảng cáo cụ thể để báo giá cho khách hàng hoặc phục vụ công việc của chính mình. Rõ ràng, ngay từ bước 2, với dữ liệu thu thập được, bạn đã có thể xác định hiệu quả chiến dịch một cách tương đối.

Xây dựng chiến dịch quảng cáo

Trước khi thực hiện chiến dịch và thiết lập các bước tạo quảng cáo trong Google Ads, hãy xây dựng nó trên MS Excel hoặc MS Word, bao gồm các hạng mục:

– Đặt tên chiến dịch.

– Mục đích của chiến dịch quảng cáo.

– Thời gian thực hiện chiến dịch – bao gồm cả khung thời gian chạy trong ngày sáng chiều hay tối.

– Các từ khóa quảng cáo (nếu là quảng cáo từ khóa).

– Ngân sách quảng cáo.

– Đối tượng tiếp cận.

– Đường liên kết website.

– Tiện ích mở rộng.

– Điện thoại liên hệ.

– Kết quả mong muốn đạt được: CPC, CPM, Tổng số lượt tiếp cận hay truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu mang lại, doanh số/chi phí quảng cáo chi ra.

Bạn có thể bỏ trống phần kết quả mong muốn đạt được, sau khi chạy thử nghiệm ở bước 2, hãy sử dụng kết quả đó để điền nào các mục kết quả mong muốn đạt được. Bạn cũng có thể sử dụng, Google Analytics để xác định sơ bộ về hiệu quả của từng từ khóa như chi phí CPC, số lượt tiếp cận.

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét chi tiết từng hạng mục cụ thể:

(1) Đặt tên chiến dịch

Tên chiến dịch không ảnh hưởng đến hiệu quả chiến dịch quảng cáo Google Ads, nó chỉ giúp bạn quản lý dễ dàng hơn mà thôi.

Công thức chung là: [số thứ tự]. [tên sản phẩm hoặc dịch vụ]. [Loại quảng cáo]. [năm]

Ví dụ:

1. Tìm kiếm [thử nghiệm từ khóa]. Tăng số lượt truy cập đến trang web. 30/062022

2. Hiển thị. Thực phẩm chức năng Squalene. CPM. 30/06/2022

(2) Mục đích của chiến dịch quảng cáo

Ví dụ: Tăng doanh số bán hàng của sản phẩm Semo Squalene hoặc tăng lượt truy cập vào trang web tohue.com.vn.

(3) Thời gian thực hiện chiến dịch

3 tháng: từ ngày 30/06/2022 đến 30/09/2022.

Khung thời gian chạy chiến dịch: 8h sáng đến 22h tối các ngày trong tuần.

(4) Các từ khóa quảng cáo

Bạn nên xác định và lựa chọn các từ khóa phục vụ cho chiến dịch quảng cáo. Ví dụ, đối với thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) Semo Squalene, vì nó có công dụng chống lại quá trình oxy hóa, tái tạo làn da, nên từ khóa được lựa chọn là:

– Tăng cường hệ miễn dịch

– Phòng chống ung thư

– Bảo vệ và tái tạo làn da

– Bí quyết làm đẹp da phụ nữ

– Làm trắng da

– Làn da mịn màng

– Bảo vệ sức khỏe

– Phòng chống đột quỵ

– Nhồi máu cơ tim

– Làm lành sẹo

– Bạn có thể nhóm các từ khóa thành 2 nhóm:

Nhóm 1:

– Tăng cường hệ miễn dịch

– Phòng chống ung thư

– Bảo vệ sức khỏe

– Phòng chống đột quỵ

– Nhồi máu cơ tim

Nhóm 2:

– Làn da mịn màng

– Làm lành sẹo

– Bảo vệ và tái tạo làn da

– Bí quyết làm đẹp da phụ nữ

– Làm trắng da

(5) Ngân sách quảng cáo

Tổng ngân sách 100 triệu/3 tháng. Trong đó, 10% (10 triệu) phục vụ tìm kiếm từ khóa tối ưu, 20% (20 triệu) chạy quảng cáo để đánh giá tính hiệu quả và 70 triệu còn lại phục vụ chiến dịch.

 Loại chiến dịchNgân sáchThời gian
Bước 1Xác định từ khóa10 triệu1 tuần
Bước 2Đánh giá hiệu quả20 triệu2 tuần
Bước 3Chạy chính thức70 triệuCòn lại

(6) Đối tượng tiếp cận

Đối tượng quá thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến số lượng tiếp cận quảng cáo. Trong Google Ads, bạn có thể không cần xác định đối tượng, Google Ads có thể tính toán bằng thuật toán để xác định phù hợp. Mặc dù vậy, bạn có thể lựa chọn và xác định đối tượng dựa trên công dụng và người có nhu cầu sử dụng.

Ví dụ, đối với sản phẩm Squalene, đối tượng tiếp cận quảng cáo có thể là:

Người đã có gia đình và có con, nam và nữ, người quan tâm đến sức khỏe, thời trang, làm đẹp, có trình độ từ đại học trở lên, làm việc trong ngành giải trí, truyền thông, tài chính kế toán, giáo dục, bất động sản, sản xuất và các ngành khác.

Rõ ràng, đối với sản phẩm Squalene, do công dụng chống lại quá trình oxy hóa, tái tạo và bảo vệ làn da, nên thường phụ nữ sẽ quan tâm hơn đến sản phẩm.

(7) Kết quả mong muốn đạt được

Trong chiến dịch quảng cáo từ khóa với Google Ads, thông thường, khi sử dụng Google Analytics để lựa chọn từ khóa, Google Analytics sẽ cho thấy hiệu quả của chiến dịch quảng cáo liên quan đến từ khóa như chi phí CPC, số lượt tiếp cận, tỷ lệ nhấp chuột.

Bạn có thể sử dụng những thông số này để xác định kết quả mong muốn và đối chiếu với kết quả có được từ bước 2.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang