Kim Jong-un gặp Putin: “Cuộc Đấu Tranh Thiêng Liêng” Của Nga ở Ukraine

Putin và Kim Jong-un sẽ thảo luận về vũ khí, vì Moscow cần bổ sung nó. Đổi lại, Nga sẽ hỗ trợ Triều Tiên về công nghệ quân sự

Putin và Kim Jong-un. Ảnh Advance

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin, đã đề nghị “ủng hộ đầy đủ và vô điều kiện” cho hoạt động đặc biệt của Nga ở Ukraine, mà ông gọi là “cuộc đấu tranh thiêng liêng” chống lại chủ nghĩa đế quốc và phương tây. Lưu ý, Kim đến Nga trên chuyến tàu đặc biệt vào ngày 12 tháng 9 năm 2023 (biên tập).

Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Sân bay vũ trụ Vostochny, địa điểm phóng tên lửa hiện đại nhất của Nga ở Viễn Đông.

Cả 2 nước đều phải đối mặt với sự cô lập và trừng phạt quốc tế: Moscow vì triển khai quân tới Ukraine, và Bình Nhưỡng do các chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân và đạn đạo.

“Nga hiện đã bước lên 1 cuộc đấu tranh thiêng liêng chống lại các thế lực bá quyền, để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của mình”, ông Kim Jong-un nói với Putin. “Tôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ luôn sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng một quốc gia có chủ quyền”.

Đây là cuộc gặp thứ 2, giữa Putin và Kim Jong-un trong 4 năm và là chuyến công du quốc tế đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ đại dịch Covid-19.

Các bên dự kiến ​​sẽ thảo luận về một thỏa thuận vũ khí tiềm năng.

Đồng thời, Putin sẽ tìm cách bổ sung kho vũ khí thông thường của Nga, vốn đang bị suy giảm nhanh chóng do việc sử dụng rộng rãi pháo hạng nặng ở Ukraine.

Ông Kim Jong-un có thể sẽ yêu cầu tiếp cận công nghệ tiên tiến, dành cho vệ tinh do thám và tàu ngầm hạt nhân, cũng như viện trợ lương thực.

Putin cho biết Moscow sẽ giúp Bình Nhưỡng chế tạo vệ tinh và hứa sẽ thảo luận mọi vấn đề, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí.

Triều Tiên đã 2 lần thất bại trong việc phóng vệ tinh do thám vào không gian trong năm nay.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đến đây”, ông Putin nói.

“Lãnh đạo Triều Tiên tỏ ra rất quan tâm đến tên lửa và họ cũng đang cố gắng phát triển không gian”.

Kim Jong-un đến sân bay vũ trụ cách Vladivostok 60 km về phía bắc, trên chiếc limousine được chở từ Bình Nhưỡng, trên chuyến tàu bọc thép sang trọng của mình.

Đầu tháng 7/2023, Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm Bình Nhưỡng. Chuyến đi đã chứng minh “tầm quan trọng chiến lược” của mối quan hệ mà ông Kim, theo cách nói của mình, kỳ vọng sẽ đưa lên “một cấp độ mới, cao hơn”.

Trước đó, Triều Tiên phản đối nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án hành động quân sự ở Ukraine của Nga.

Cuộc họp tại cơ sở xa xôi ở Siberia, nơi phóng tên lửa Soyuz 2 của Nga, phản ánh sự quan tâm của ông Kim, về sự trợ giúp công nghệ của Moscow để chế tạo các vệ tinh giám sát quân sự, mà Bình Nhưỡng coi là chìa khóa – cho kế hoạch phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Theo truyền thông Nga, ông Kim Jong-un cũng có kế hoạch đến thăm một nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu Sukhoi và các loại máy bay khác.

Trước đó vào thứ 4/2023, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía Biển Nhật Bản, Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Washington cáo buộc Bình Nhưỡng cung cấp vũ khí (bao gồm đạn pháo và tên lửa) cho Wagner PMC, công ty có liên kết với Điện Kremlin và tham gia chiến sự ở Ukraine. Nga và Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc này.

Theo các nhà phân tích, Triều Tiên có kho lớn các thiết bị pháo binh và tên lửa lỗi thời, được tạo ra trên cơ sở các thiết bị tương tự của ‘người bảo trợ cũ’, Liên Xô, hoặc sao chép chúng một cách công khai.

Cuộc họp cũng sẽ là cơ hội để ông Kim Jong-un ‘bổ sung kho bạc nhà nước’, khi Triều Tiên dỡ bỏ các lệnh phong tỏa cứng rắn, vì virus corona một cách muộn màng, vốn đã làm gián đoạn ngoại thương và kìm hãm nền kinh tế của họ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang