Vì Sao Indonesia – Nền Kinh Tế Lớn Nhất ASEAN – Chưa Gia Nhập BRICS

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã tới Johannesburg, Nam Phi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 2023. Ngay trước hội nghị thượng đỉnh,

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến Nam Phi, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã tới Johannesburg, Nam Phi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 2023.

Ngay trước hội nghị thượng đỉnh, nhóm BRICS đã tuyên bố Argentina, Ethiopia, Ai Cập, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất sẽ gia nhập khối, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.

Đã có suy đoán Indonesia sẽ tham gia BRICS.

Có 67 quốc gia được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh và Reuters đưa tin hơn 40 quốc gia, trong đó có Indonesia, đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS.

Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, một số chuyên gia cho rằng Indonesia nên gia nhập nhóm BRIC.

Tuy nhiên, Jokowi cho rằng Indonesia vẫn cần xem xét lập trường của mình.

Là một học giả quan hệ quốc tế, tôi cho rằng, không tham gia BRICS, ít nhất là trong bối cạnh hiện tại, là một quyết định phù hợp đối với Indonesia.

Là quốc gia không muốn liên kết với các siêu cường, việc gia nhập BRICS có thể khiến Indonesia rơi vào tình thế phức tạp về quan hệ ngoại giao.

Tránh ‘bẫy’ lợi ích chống phương tây

Về mặt lịch sử, BRICS nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong cái gọi là Nam bán cầu và tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển khác về kinh tế, thương mại, chính trị và phát triển xã hội.

Nga khởi xướng BRICS vào năm 2009 để cân bằng sức mạnh về kinh tế, với các nước phát triển G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ).

Tuy nhiên, cả BRICS và G7 đều không thể cưỡng lại việc mở rộng chương trình nghị sự của riêng họ, hướng tới các vấn đề chính trị và an ninh toàn cầu rộng lớn hơn, trong đó Trung Quốc và Nga đang cố gắng đặt BRICS làm đối trọng với G7 và các ‘liên kết’ khác do phương tây lãnh đạo.

Ví dụ, trong cuộc chiến Nga-Ukraine, các khối đã thể hiện lập trường đối lập rõ ràng.

Ví dụ, trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS, các nhà lãnh đạo BRICS đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về cuộc chiến hiện tại, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.

Bất chấp sự vắng mặt của tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh do lệnh bắt giữ vì cáo buộc tội ác chiến tranh, Nam Phi, Trung Quốc và Ấn Độ không lên án việc Nga xâm lược Ukraine.

Brazil đã từ chối tham gia cùng các nước phương tây trong việc gửi vũ khí tới Ukraine hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Điều này trái ngược với Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 3 năm 2023, nơi áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề hơn đối với Nga.

Điều này có nghĩa là BRICS tạo cơ hội cho các thành viên của mình chống lại và thách thức sự thống trị của phương tây do Mỹ dẫn đầu.

Nhưng loại tình cảm chống phương tây này mâu thuẫn với các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại tự do và tích cực của Indonesia, có nghĩa là nước này không đứng về phía các cường quốc thế giới, hoặc ràng buộc với bất kỳ hiệp ước quân sự nào.

Indonesia là một trong những quốc gia đi tiên phong trong Phong trào không liên kết. Vì vậy nước này luôn đề cao nguyên tắc không can thiệp vào sự tranh giành giữa các cường quốc và chỉ muốn tập trung vào việc đạt được hòa bình thế giới và công bằng xã hội.

Indonesia đã cố gắng trở thành nhà trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine trong nhiệm kỳ chủ tịch G20 năm 2022.

Vì vậy, việc gia nhập BRICS sẽ chỉ đẩy Indonesia vào tình thế phức tạp không cần thiết.

Hơn nữa, nếu Indonesia gia nhập BRICS, phương tây có thể sẽ coi đây là tín hiệu liên kết với Nga và Trung Quốc, đồng thời điều này có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Indonesia với Mỹ và các nước phương tây khác.

BRICS muốn mở rộng thành viên

Có vẻ như một số thành viên BRICS hiện tại sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc tăng số lượng thành viên của khối.

Trung Quốc, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất trong BRICS, dường như ủng hộ việc bổ sung thêm thành viên để tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của chính mình.

Nga, bị cô lập và bị trừng phạt bất công, cũng cần các đồng minh mới, vì cuộc chiến kéo dài ở Ukraine.

Trong khi đó, Nam Phi với tư cách là nền kinh tế nhỏ nhất của nhóm lại mong muốn có thêm nhiều thành viên Châu Phi tham gia BRICS nhằm tăng cường ảnh hưởng của lục địa Châu Phi.

Mặt khác, Ấn Độ và Brazil chọn cách cẩn thận hơn, trong việc thực hiện bất kỳ cách tiếp cận nào, vì họ không muốn bị cuốn vào tình trạng phân cực.

Nhưng BRICS vẫn quan trọng đối với Indonesia

Mặc dù Chính phủ Indonesia chưa gia nhập BRICS nhưng họ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của BRICS với tư cách là đối tác chiến lược, đặc biệt là về mặt kinh tế.

Tổng thống Jokowi, Bộ trưởng ngoại giao Retno Marsudi và Bộ trưởng hàng hải và đầu tư Luhut Pandjaitan đều tới Johannesburg.

Điều này cho thấy lợi ích song phương và khu vực của Indonesia trên cương vị chủ tịch ASEAN 2023.

Với thị phần kinh tế chiếm 33,6% GDP toàn cầu (tính theo PPP) và là nơi sinh sống của 45% tổng dân số thế giới, BRICS rõ ràng là một đối tác quan trọng của khối ASEAN.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển trong các nước ASEAN, BRICS có thể giúp mang lại sự trao đổi công nghệ, kiến ​​thức và thương mại.

Ngoài ra, các nước BRICS hiện đang thúc đẩy quá trình “phi đô la hóa”, với mục đích thoát khỏi sự phụ thuộc toàn cầu vào đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ quốc tế.

Việc thành lập Ngân hàng phát triển mới (NDB) của BRICS để tài trợ cho nhiều dự án khác nhau đã đánh dấu một phần không thể thiếu trong bước phát triển kinh tế của khối.

Điều này phù hợp với sứ mệnh của Indonesia là tăng cường sử dụng đồng tiền Rupiah và tránh sự suy giảm thêm của tỷ giá hối đoái Rupiah so với đồng đô la Mỹ.

Trong trường hợp này, Ngân hàng phát triển mới BRICS có lẽ có thể giúp củng cố đồng Rupiah trong các giao dịch quốc tế.

Mặc dù BRICS đang bắt đầu tập trung nhiều hơn vào chương trình nghị sự phát triển và thương mại, khả năng khu vực ASIAN trở thành ‘chiến trường ủy nhiệm’ giữa Trung Quốc – Nga và phương tây thực sự hiện hữu.

Vì vậy, quyết định của Indonesia đứng ngoài BRICS lúc này là sáng suốt. Nếu Indonesia muốn tập trung vào việc mở rộng hợp tác, đầu tư và phát triển công nghệ, tất cả điều này cần phải được thực hiện với tất cả các bên, cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Tác giả: Ayu Anastasya Rachman, trưởng phòng quan hệ quốc tế, Đại học Bina Mandiri Gorontalo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang