Trong tứ đại danh tác thì câu chuyện “Thuỷ Hử’ ghi lại nhiều dấu ấn với mình vì được chuyển thể thành phim – xem đi xem lại nhiều lần.
Thủy Hử có nghĩa là “bến nước”. Tác phẩm này được xếp vào 1 trong 4 tứ đại danh tác văn chương cổ điển Trung Hoa do Thi Nại Am ‘sáng tác’.
Ban đầu Thi Nại Am dự định đặt tên cho tác phẩm của mình là “Khách truyện giang hồ”, nhưng chính tác giả cũng không hài lòng với cái tên này. Đơn giản là nó không chuyển tải hết ý nghĩa về tác phẩm của ông.
Có một giai thoại thú vị, khi La Quán Trung, học trò của Thi Nại Am nói với thầy: “Thưa thấy, hay là đổi tên thành Thủy Hử Truyện”?
Vừa nghe xong, Thi Nại Am đã cảm thấy cái tên rất phù hợp với tác phẩm của ông. Trong lòng cảm thấy thích thú, gật đầu và viết liền 3 chữ “Thủy Hử truyện” làm tiêu đề.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm ra bằng chứng thuyết phục cho rằng, La Quán Trung – tác giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa có là học trò của Thi Nại Am.
Theo các nhà nghiên cứu, cái tên “Thủy Hử Truyện” là đại diện tiêu biểu cho ‘thủ pháp’ văn học quen thuộc của người Trung Hoa, có tên là “dụng điển”. “Dụng điển” là một hình thức sử dụng các câu chuyện cổ hoặc một số câu trong điển tích xưa, từ đó, biểu đạt nội dung – tư tưởng bằng những ngôn từ xúc tích có ý nghĩa biểu đạt.
“Thủy Hử” là 2 chữ bắt nguồn từ bài “Miên” (Đại Nhã) thuộc Kinh Thi, kể về cuộc “thiên cư” (di chuyển) lần thứ 2 của tộc Chu. Trong đó có câu:
“Cổ Công Đản Phủ, lai hướng tẩu mã, suất tây thủy hử, chí vu kỳ hạ”.
Những câu chữ này bắt nguồn từ câu chuyện kể về tổ phụ của dòng họ Chu – tức ‘Cổ Công Đản Phụ’ – Chu Thái vương. Tương truyền rằng, Cổ Công Đản Phụ sinh hạ vào lúc nhà Thương đang ở thời kỳ thịnh trị.
Vào thời cổ Trung Hoa, bộ tộc Chu sống tại đất Mân – một mảnh đất nơi biên thùy thường xuyên chịu sự quấy phá của các thế lực dũng mãnh phía bên ngoài. Suốt hàng chục năm trời, họ đã phải chịu cảnh thiếu cơm ăn áo mặc, ngày ngày sống trong nguy hiểm.
Cho đến khi một vị lãnh tụ kiệt xuất của bộ tộc xuất hiện là Chu Thái Vương, tộc Chu mới bắt đầu phát triển. Chu Thái Vương – Cổ Công Đản Phụ là cháu đời thứ 16 của Hiên Viên và là hậu duệ đời thứ 12 của Chu Tổ Hậu Tắc, cũng là một lãnh đạo xuất sắc của tộc Chu.
Dưới sự lãnh đạo của Chu Thái Vương – Cổ Công Đản Phụ, tộc Chu đã trải qua nhiều nguy hiểm mới có thể ly khai khỏi đất Mân nơi biên thùy cằn cỗi, vượt qua sông Tất, sông Thư, núi Lương để tới định cư tại Kỳ Sơn (nay thuộc thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc).
Vùng đất mới này chẳng những có đất đai phì nhiêu mà lại tránh khỏi sự quấy phá của các các bộ tộc khác.
Cứ như vậy, tộc Chu ở Kỳ Sơn bắt đầu phát triển lớn mạnh, cuối cùng sau này có thể thay thế nhà Thương, lập nên nhà Chu và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử Trung Hoa.
Vì vậy, câu trong Kinh Thi – “Cổ Công Đản Phủ, lai hướng tẩu mã, suất tây thủy hử, chí vu kỳ hạ”, có 2 chữ thủy hử để tộc Chu ca tụng công lao của Đản Phụ – Chu Thái Vương. Hai chữ “thủy hử” hàm ý nơi Đản Phụ – Chu Thái Vương dẫn dắt bộ tộc đến nơi đất đai màu mỡ và tránh sự quấy phá của ngoại tộc.
Vì vậy, hiểu đúng của hai chữ “Thủy Hử” phải đặt trong bối cảnh của nó, nghĩa là dùng để hàm ý nơi ôn định cuộc sống trong hoàn cảnh khó khăn. Nếu hiểu theo ‘điển cố’ này, có thể thấy tên gọi “Thủy Hử truyện” thật sự không có gì khó hiểu.
Bởi dù, các anh hùng lương sơn như Tống Giang, Võ Tòng hay Lâm Xung, họ đều vì những nguyên nhân khác nhau mà trở nên “không có đất dung thân” trong xã hội bình thường thời đó.
“Đường ra” của những con người ấy đều là ‘ngõ cụt’. Lên Lương Sơn tụ nghĩa (núi xung quanh là nước) chính là lối thoát (lối đi) duy nhất để họ có thể sống sót, cũng là nơi duy nhất có “đất dung thân” cho những anh hùng, hảo hán trong hoàn cảnh khó khăn.
“Đường ra” nào cho các anh hùng Lương Sơn Bạc?
Con đường nào cho 108 vị anh hùng, lên núi tụ nghĩa và tìm ra ‘con đường mới’, thế nhưng trong một bối cảnh xã hội thời đó, liệu họ có thể tìm một “đường ra” khác hay không?
Đó chính là điều mà tác giả “Thi Nại Am” muốn trả lời, hay tâm thức của các ‘anh hùng’ thời cuộc – muốn nói lên ‘mong muốn’ của mình! Họ không còn con đường nào khác – ngoài việc đến Lương Sơn tụ nghĩa!
Phải chăng hoàn cảnh của họ cũng giống như tộc Chu, tìm đường thoát khỏi khó khăn?
Rõ ràng, một cách chắn chắn, kết cục của bộ tộc Chu khác hẳn với những anh hùng Lương Sơn. Bởi cuối cùng, bộ tộc Chu lấy ‘nông canh’ làm nền tảng đã thay thế dòng tộc Thương lấy ‘buôn bán’ làm nền tảng (hai chữ “thương nhân” cũng bắt nguồn từ thói quen buôn bán của tộc Thương) – từ đó sáng lập nên vương triều nhà Chu.
Một chút về dân tộc Việt thời cổ
Giống như câu chuyện mô tả về dân tộc Việt thời Văn Lang, điểm trùng khớp trong câu chuyện này, bởi lẽ, so cột mốc lịch sử thì ta thấy, thời nhà Chu (1046-256 TCN) là thời kỳ phát triển quan trọng trong lịch sử Trung Hoa, đánh dấu sự xuất hiện và phát triển của nhiều tín ngưỡng đạo học, triết lý, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và chính trị.
Thời kỳ tồn tại nhà Chu cũng bao gồm thời kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN), vì trong giai đoạn này, các quốc gia chiến đấu tranh giành quyền lực và thống nhất Trung Quốc.
Trong lịch sử Việt Nam, thời kỳ tương ứng với nhà Chu là thời kỳ Âu Lạc (257-207 TCN) và thời kỳ Nam Việt (207 TCN – 40). Trong thời kỳ Âu Lạc, Văn Lang là quốc gia lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, và trong thời kỳ Nam Việt, quốc gia Nam Việt (hay Giao Chỉ) trở thành quốc gia lớn nhất ở phía Nam Việt Nam.
Tương tự như thời kỳ nhà Chu, thời kỳ Âu Lạc và Nam Việt cũng là thời kỳ phát triển quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện và phát triển của nhiều tín ngưỡng tôn giáo, triết học, văn hóa, kinh tế và chính trị. Trong giai đoạn này, các quốc gia và bộ tộc cũng chiến đấu tranh giành quyền lực và thống nhất các vùng lãnh thổ của mình.
Dấu ấn quan trọng nhất của thời kỳ Âu Lạc là sự hình thành và phát triển của quốc gia Âu Lạc dưới triều đại An Dương Vương. An Dương Vương đã thống nhất các bộ tộc ‘Việt Nam’ và lập ra nước Âu Lạc, với công trình xây dựng thành Cổ Loa – là thành cốt lớn nhất ở Việt Nam và được xây dựng để bảo vệ đất nước khỏi những cuộc tấn công của các quân đội xâm lược.
Ngoài ra, thời kỳ Âu Lạc còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và tín ngưỡng quan trọng, ví dụ như truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ – hai vị thần thoại được xem là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Thời kỳ này cũng chứa đựng nhiều tín ngưỡng tôn giáo và nghi lễ đa dạng, góp phần định hình nền văn hóa Việt Nam
Trong Thuỷ Hử, tác giả Thi Nại Am viết vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh (Trung Hoa) ở hồi cuối có đoạn, xin được tóm tắt và ghi lại như sau:
Khi các vị anh hùng Lương Sơn Bạc bàn bạc và phân ‘ngôi thứ’ xong, có khối lửa rơi xuống dưới đất phía chính Nam, bèn đào lên để tìm.
“Khi đào tới 3 thước đất, chợt thấy một miếng đá chạm Thiên Thư ở mặt giữa và cả 2 bên. Tống Giang sai đem về làm lễ khấn trời, rồi sáng hôm sau đem bia đá ra xem.
Khi nhìn bia đá, thấy chữ ngoằn ngoèo khác hẳn lối viết thông thường, không ai hiểu ý nghĩa của nó. Sau đó một người họ Hà tên Diệu Thông nói với Tống Giang:
“Tổ phụ nhà tôi có cuốn sách chuyên cắt nghĩa lối chữ Thiên Thư, đây chắc là lối chữ Khoa Đẩu, xin ngài để tôi dịch thử xem”.
Thủy Hử là một tác phẩm văn học, do đó việc tảng đá xuất hiện như một cảm ứng của trời đất có thể là ‘sự hư cấu của tác giả’.
Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng, chữ Khoa Đẩu là một loại chữ đà từng tồn tại. Nó được xác thực qua di vật cổ Sapa – Lào Cai. Chữ Khoa Đẩu là chữ thời Âu Lạc bị Nam Việt Triệu Đà tiêu diệt hoặc khi Nam Việt bị Hán Vũ Đế thôn tính. Nó đã hơn 1000 năm.
Điều này hàm ý và chứng tỏ rằng, đến cuối đời Bắc Tống không phải tất cả những giá trị của nền văn minh Văn Lang đã được phát hiện.
Tại sao chữ Khoa Đẩu bị ‘thất lạc’ 1000 năm và nó chỉ có tính lưu truyền. Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Đúng hơn, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng để có câu trả lời thuyết phục.
Vậy chữ Khoa Đẩu được nhắc tới trong Thủy Hử, ngoài sự minh chứng cho hệ thống chữ viết chính thức dưới thời Hùng Vương của người Việt, còn minh chứng cho một nền văn minh bị hủy hoại, chỉ còn sót lại dưới dạng những cuốn sách cổ lưu truyền trong dân gian.
Những điều mình phát hiện và cảm nhận trong một tác phẩm là khoảng suy tư vào khoảng trống của một hệ thống lịch sử thuộc về ‘huyền sử’.
Những câu chuyện lịch sử hay các câu chuyện văn học đều có một điểm chung duy nhất theo mình đó chính là để con người ta nhìn lại quá khứ, có biết được quá khứ mới nhìn nhận được tương lai và có những ứng xử phù hợp cho hiện tại. Văn học cũng là nhân học, giúp chúng ta học làm người, học được cái hay cái đẹp với góc nhìn đa chiều của tiền nhân để hoàn thiện chính mình.
Ghi chú: Đây chỉ là quan điểm cá nhân và chiêm nghiệm của mình về lịch sử. Chữ Khoa Đẩu của người Việt là một vấn đề cần nghiên cứu thêm. Với nền văn hóa 4000 năm, chắc chắn, người Việt đã có chữ viết của riêng mình. Nhưng vì những vấn đề thuộc về lịch sử, tiếc thay, nó đã bị phai mờ.