Tác giả: Gil Mihaely
Trong khi Nga rất tích cực đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, thích ứng với hoàn cảnh thực tế, thì, bản thân phương Tây cũng phải hứng chịu” phản ứng ngược” từ các lệnh trừng phạt của mình.
Cùng với hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, vũ khí chính của EU và Mỹ trong cuộc chiến chống Nga là các lệnh trừng phạt kinh tế.
Đỉnh điểm của đòn trừng phạt là áp trần giá dầu Nga, sẽ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2022.
Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga – Ukraine, với một vài trường hợp ngoại lệ, các lệnh trừng phạt của EU đối với dầu của Nga là sự tự trừng phạt chính mình.
Một biện pháp như vậy sẽ chỉ đẩy giá “vàng đen” lên mức mà nền kinh tế của các nước EU (chưa kể các nước còn lại) sẽ không thể chịu được, với tất cả những hậu quả sau đó.
Ý tưởng về “trần giá” đã được nhiều người biết đến.
Ý tưởng này được các nhà lãnh đạo của G7 ủng hộ, nhưng nó hóa ra là khó khăn, có thể nói là không thể.
Rốt cuộc, nếu điều đó có thể thực hiện, tại sao nhiều năm trước “họ không áp đặt mức trần như vậy để hạ giá dầu”?
Phương Tây đang phải đối mặt với hai nhiệm vụ không tương thích nhau:
(i) Đầu tiên, cắt giảm dòng thu từ dầu mỏ đang tài trợ cho “cỗ máy chiến tranh” của Nga.
(ii) Thứ hai là, ngăn chặn đà tăng của giá dầu vào cuối năm (tháng 12/2022) do lệnh trừng phạt của Châu Âu đối với việc mua dầu của Nga.
Hãy nhớ lại rằng giá dầu đã giảm xuống 20 đô la/thùng vào mùa xuân năm 2020 khi bắt đầu đại dịch.
Và sau đó, nó quay trở lại mức trước khủng hoảng (khoảng trên dưới 60 đô la) vào đầu năm 2021 khi nền kinh tế phục hồi.
Còn sau khi Nga tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá dầu lập tức tăng vọt trên 100 USD/thùng.
Tính toán của phương Tây thật sự là khá phức tạp.
Sau khi bùng nổ xung đột ở Ukraine, Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh đã quyết định ngừng mua dầu của Nga (có ngoại lệ).
Nhưng, họ đã không thành công: Nga vẫn bán khối lượng lớn – mặc dù thấp hơn giá thị trường – chủ yếu cho Ấn Độ và Trung Quốc.
Trước khi xảy ra xung đột, Nga chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, xuất khẩu của nước này kể từ đó đã giảm xuống còn khoảng 5,6 triệu thùng mỗi ngày, với 70% lượng dầu của Nga được vận chuyển bằng tàu chở dầu.
Phần còn lại đi qua các đường ống: Khoảng một nửa đến Châu Âu và nửa còn lại đến Trung Quốc.
Một lựa chọn giảm dòng chảy dầu của Nga, nhằm thu hẹp doanh thu của họ chính là thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế giá dầu.
Tất nhiên, Nga có thể đơn giản từ chối bán dầu, nhưng về mặt lý thuyết, nếu giới hạn giá được đặt cao hơn chi phí sản xuất cận biên, thì Nga sẽ có động lực để tiếp tục bơm và bán dầu.
Nếu không, tại một thời điểm nào đó, Nga sẽ không có nơi nào để bán: Sức chứa của các cơ sở lưu trữ của nước này không phải là vô hạn.
Nga có thể ngừng xuất khẩu dầu, nhưng điều đó không chỉ có nghĩa là mất một trong những nguồn thu nhập chính của nước này, mà còn là việc đóng cửa các giếng dầu.
Việc các giếng dầu của Nga ngừng hoạt động kéo dài sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài cho năng lực sản xuất của họ.
Lá bài cấm dịch vụ bảo hiểm tàu chở dầu – liệu có đánh bại Nga
Vào đầu tháng 6, EU và Vương quốc Anh đã quyết định “cấm các công ty của họ cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tài trợ cho việc vận chuyển dầu của Nga”, đặc biệt là bằng đường biển, đến các nước thứ ba đến hết năm 2022.
Mục đích là “gây khó khăn cho việc xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga sang các nước khác”.
Biện pháp này có tỏ ra hiệu quả?
Vì gần 90% các hoạt động bảo hiểm và tài chính cho việc vận chuyển dầu của Nga bằng đường biển do các công ty Châu Âu và Anh đảm nhận.
Nếu không có sự hỗ trợ của các công ty này, các chủ tàu chở dầu từ bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ từ chối vận chuyển dầu của Nga.
Họ sẽ không phải là “người từ chối” duy nhất. Ví dụ, những người điều hành Kênh đào Suez chỉ đơn giản là, không cho phép các tàu không có bảo hiểm, sử dụng tuyến đường biển này.
Đáp lại, Nga cho biết, công ty bảo hiểm quốc doanh của họ sẽ cung cấp bảo hiểm mà các công ty của Anh và Châu Âu sẽ từ chối.
Nga không ngồi yên và đang thực hiện các bước khác để thích ứng với các hạn chế từ phương Tây.
Ví dụ, Rosneft bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh cho thuê tàu chở dầu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển dầu, sau khi người mua của công ty ngừng hợp tác với Sovcomflot – một công ty vận chuyển dầu của Nga.
Lý do chấm dứt hợp tác: Sovcomflot bị Anh, Mỹ và Canada trừng phạt.
Moscow cũng có thể tranh thủ sự giúp đỡ của “hạm đội ma” hơn 200 tàu của Iran và Venezuela; Chuyển nhiên liệu “từ tàu sang tàu” trên biển và các phương pháp ngụy trang khác để lách các lệnh trừng phạt.
Đối với sự phụ thuộc của Nga vào các công ty bảo hiểm, các công ty bảo hiểm trong nước như Ingosstrakh (Ingosstrakh đã bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Sovcomflot vào tháng 6 năm 2022) và công ty tái bảo hiểm nhà nước Nga đã bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm vận chuyển dầu.
Các biện pháp này dường như làm hài lòng các khách hàng lớn như Ấn Độ.
Tại sao lại như vậy?
Cơ quan đăng ký vận tải biển Ấn Độ đã thông báo rằng, họ sẽ cung cấp giấy chứng nhận an toàn cho hàng chục tàu do một công ty con có trụ sở tại Dubai vận hành.
Các công ty bảo hiểm của Nga vẫn chưa tạo được danh tiếng tích cực trên thế giới và bảo hiểm của họ có thể không được các “cảng” chấp nhận.
Vì vậy, EU có thể hy vọng rằng, trong một thời gian tới, sự thống trị của Châu Âu trong lĩnh vực này sẽ có thể khiến việc xuất khẩu dầu của Nga trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Nhưng ở đây một vấn đề nảy sinh, hiệu ứng boomerang có thể xảy ra: Hạn chế cung cấp dầu cho các thị trường thế giới sẽ dẫn đến giá dầu sẽ tăng phi mã.
Và nếu kết hợp cả 2 cơ chế, một lựa chọn thú vị sẽ xuất hiện:
Bất kỳ lô dầu nào của Nga, sẽ được bán với giá thấp hơn hoặc bằng mức “giá trần” do phương Tây đặt ra: Sẽ được “miễn trừ” lệnh cấm cung cấp tài chính và bảo hiểm.
Hành động này sẽ giúp liên minh Châu Âu có thể duy trì “lệnh cấm bảo hiểm” của mình – trong khi tránh hiệu ứng boomerang đối với Châu Âu.
Chiến lược trừng phạt này, vừa khôn khéo vừa mạo hiểm, vì không có gì chắc chắn rằng nó có thể được thực hiện.
Như chúng ta đã thấy ở trên, nếu Ấn Độ và các nước nhập khẩu dầu quan tâm đến điều này, vì giới hạn (giá dầu) sẽ làm giảm giá mà họ phải trả, thì Trung Quốc, một khách hàng lớn của Nga, có kế hoạch khác.
Tuy nhiên, ngay cả việc EU thực hiện kế hoạch phong tỏa Nga một cách “thông minh” như vậy cũng có thể không hiệu quả.
Kể từ cuộc phong tỏa lục địa do Napoléon áp đặt chống lại Vương quốc Anh vào năm 1802, chúng ta đã biết về sự phức tạp to lớn và hậu quả lâu dài của những động thái như vậy, không thể đoán trước được.
Có thể rút ra kết luận gì?
Mặc dù các biện pháp trừng phạt và phong tỏa rất khó giải quyết và gây ra vô số hậu quả có hại cho chính EU, chúng vẫn được các nhà hoạch định coi là cần thiết về mặt chính trị.
Những người đưa ra quyết định ở phương Tây sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt, bất kể phương Tây phải trả giá thế nào.
Ngay cả khi tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt là thiếu hiệu quả, và tác động của chúng đối với các nền phương Tây chắc chắn là tiêu cực.
Ảnh minh họa: Freepik.com
Nguồn: Gil Mihaely – www.causeur.fr – Pháp https://www.causeur.fr/guerre-en-ukraine-le-grand-jeu-des-sanctions-245574