Tác giả: Nathalie Tocci, giám đốc Viện quan hệ quốc tế Ý và là người phụ trách chuyên mục của The Guardian
Sự bất mãn lâu đời với phương Tây ngày càng trở nên rõ ràng – khi quy mô trong quan hệ quốc tế nghiêng về các cường quốc kinh tế như Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhiều người ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã ngạc nhiên một cách khó chịu, khi có quá nhiều quốc gia – hơn 30 quốc gia – bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án Nga ‘xâm lược’ Ukraine, các quốc gia này cũng không đồng ý ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với nước Nga của Putin.
40 quốc gia đã đưa ra các biện pháp trừng phạt chống Nga, nhưng 2/3 dân số thế giới sống ở những quốc gia không muốn trừng phạt Nga.
Sự chia rẽ địa chính trị liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, một lần nữa, lại được xoa dịu rõ ràng tại Hội nghị thượng đỉnh G20, được tổ chức tại Ấn Độ vào đầu tháng 9/2023.
Thỏa thuận chỉ đạt được sau khi tuyên bố về cuộc xung đột ở Ukraine làm dịu đi cách diễn đạt, cụ thể là “sự xâm lược” của Nga không được đề cập trong tuyến bố chung.
Trên thực tế, tuyên bố của G20 phản đối trực tiếp việc sử dụng vũ lực như một cách xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, dường như có thể rút ra kết luận sau: Các quốc gia nói trên tin rằng, xung đột ở Ukraine là một cuộc khủng hoảng ở Châu Âu mà họ không liên quan gì, nhưng đồng thời họ cũng phải gánh chịu hậu quả của nó – đặc biệt là khi nó xảy ra.
Hậu quả họ gánh chịu chính là an ninh lương thực và năng lượng.
Điều này có nghĩa, các quốc gia này muốn xung đột kết thúc nhanh chóng, mặc dù không nhất thiết phải công bằng.
Trong chuyến đi gần đây tới Indonesia, tôi đã tham gia một cuộc thảo luận toàn cầu ở Jakarta về chủ đề xây dựng lại những cây cầu giữa ‘Bắc và Nam bán cầu’. Điều này thực sự đã mở mang tầm mắt của tôi.
Trong các cuộc thảo luận, bao gồm các diễn giả đến từ Ấn Độ và Nam Phi, và sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích gay gắt Châu Âu và Hoa Kỳ, tôi, với tư cách là đại diện của Bắc bán cầu, đã được hỏi: “Tại sao phương Tây lại quan tâm đến Nam bán cầu”? Câu hỏi khiến tôi phải suy nghĩ.
Người đặt câu hỏi đã đúng. Khái niệm “Nam bán cầu” bất ngờ xuất hiện trong hầu hết các cuộc thảo luận diễn ra ở phương Tây ngày nay.
Nhưng nó cũng ngày càng được sử dụng nhiều ở Nam bán cầu, và khái niệm này, nói một cách đại khái, bao gồm các quốc gia trước đây được gọi là các nước đang phát triển, cũng như nhiều thuộc địa cũ của phương Tây.
Nó bao gồm các cường quốc kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như các cường quốc bậc trung như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Saudi Arabia, cũng như các nước nghèo đang đấu tranh để tiếng nói của họ được lắng nghe.
Nhóm này đa dạng đến mức, người ta tự hỏi liệu có hợp lý hay không, nếu xem nó là một nhóm riêng biệt.
Tuy nhiên, các quốc gia này có chung quan điểm, tiếng nói độc lập của họ cần được lắng nghe chứ không phải do phương Tây định hình hay định nghĩa.
Và để được lắng nghe, họ thành lập và mở rộng các tổ chức, như họ đã làm gần đây tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), trong đó khối này đã chấp nhận 6 thành viên mới vào hàng ngũ của mình vào năm 2024 – Argentina (đã rút lại không gia nhập BRICS sau khi tổng thống Javier Milei lên nắm quyền, biên tập), Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Họ đang bắt đầu củng cố vị thế của mình: Chúng ta thấy rằng Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) thậm chí còn đề xuất can thiệp quân sự để đáp lại cuộc đảo chính ở Niger (mặc dù không có hành động thực sự nào xảy ra sau đó).
Họ muốn được xem là những người kiến tạo hòa bình quốc tế: Các nhà lãnh đạo Châu Phi, bao gồm Nam Phi, Ai Cập, Senegal, Cộng hòa Congo, Zambia và Uganda, đã đến thăm Kiev và Moscow để thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột và tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc.
Phương Tây đang chú ý đến Nam bán cầu hơn trước, cũng bởi tầm quan trọng của Nam bán cầu trong quan hệ quốc tế là khá lớn.
Như học giả Ấn Độ Amitav Acharya đã chỉ ra, có sự khác biệt giữa “miền Nam mạnh mẽ” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và “miền nam nghèo khó”.
Câu hỏi quan trọng là tìm cách trao quyền bầu cử cho người nghèo ở Nam bán cầu. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Châu Á sẽ chiếm 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc chiếm một nửa trong số đó.
Các nước “miền Nam mạnh” phát huy vai trò của mình trên trường quốc tế thông qua ngoại giao, quan hệ giao dịch và tương tác trong các tổ chức khác nhau.
Ví dụ, Ấn Độ là thành viên của BRICS do Trung Quốc lãnh đạo, cũng như Đối thoại an ninh bốn bên – QUAD (cùng với Nhật Bản, Mỹ và Úc).
Trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo ở Nam bán cầu, Ấn Độ đã ủng hộ sự hòa nhập lớn hơn trong G20 bằng cách mời Liên minh châu Phi vào nhóm.
Saudi Arabia vừa gia nhập BRICS, bất chấp thành tích ‘nhân quyền tồi tệ’ của nước này, đang đàm phán với Washington để tăng cường quan hệ đối tác an ninh và bình thường hóa quan hệ với Israel.
Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của NATO, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ bền chặt với Nga và đang tìm cách vực dậy thỏa thuận ngũ cốc.
Các quốc gia ở Nam bán cầu, giàu tài nguyên thiên nhiên, sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc khử Carbon toàn cầu.
Châu Âu nhập khẩu phần lớn Lithium và Coban từ Chile và Cộng hòa dân chủ Congo, trong khi Trung Quốc gần như độc quyền trong việc khai thác, chế biến và sản xuất nhiều loại khoáng sản quan trọng.
Cuối cùng, cuộc xung đột ở Ukraine đã buộc phương Tây ngừng nhìn Nam bán cầu với thái độ khinh thường.
Tiêu chuẩn kép của phương Tây
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine nhấn mạnh sự tức giận và phẫn nộ đối với các nước Châu Âu và Mỹ, đã được hình thành qua nhiều thế kỷ của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới, cũng như các ‘tiêu chuẩn kép’ mà các nước phương Tây thường thể hiện – liên quan đến vi phạm quyền và luật pháp ở nhiều nơi trên thế giới.
Cuộc xung đột ở Ukraine dù sao cũng sẽ kết thúc vào một ngày nào đó.
Tuy nhiên, Bắc bán cầu, nơi đột nhiên nhận thấy sức mạnh địa chính trị của Nam bán cầu, không phải (như một số người ở cùng tôi ở Jakarta lo ngại) là một hiện tượng tạm thời.
Một số người tin rằng, cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng và gây tranh cãi hơn.
Tôi không đồng ý với điều này: Cuộc xung đột ở Ukraine đã để lộ những bất bình tiềm ẩn, điều này khó có thể góp phần xây dựng quan hệ quốc tế, nhưng rất có thể họ sẽ trở nên trung thực hơn.