Tác giả: Aljazeera
Theo các chuyên gia, các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ đã khiến các công ty vận tải biển, thay đổi lộ trình và ngày càng nhiều tàu tránh Kênh đào Suez. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Ai Cập đang chìm trong khủng hoảng (doanh thu từ Kênh đào Suez chiếm khoảng 2% GDP của Ai Cập).
Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), lưu lượng vận chuyển hàng hóa qua Kênh đào Suez giảm 35% trong tuần trước so với cùng kỳ năm 2023.
Trong cùng thời gian, IMF ghi nhận mức tăng vận chuyển hàng hóa qua tuyến Mũi Hảo Vọng ở Châu Phi (Nam Phi) thêm 67,5%.
Lực lượng Houthi cho biết, họ đang nhắm mục tiêu vào Israel và các tàu liên quan Israel, để gây áp lực buộc Israel phải ngừng cuộc tấn công vào Dải Gaza.
Kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2023 đến 12/1/2024, 25 tàu thương mại đi ở phía nam Biển Đỏ và Vịnh Aden đã bị tấn công.
Các cuộc tấn công gây nguy hiểm cho hành lang, nơi vận chuyển khoảng 12% thương mại toàn cầu, khiến Hoa Kỳ phải thành lập lực lượng hải quân đa quốc gia để bảo vệ tàu khỏi các cuộc tấn công này (Chiến dịch người bảo vệ thịnh vượng).
Cơ quan quản lý Kênh đào Suez cho biết trong một tuyên bố vào tháng 12 năm 2023, “55 tàu đã được chuyển hướng để quá cảnh qua tuyến đường Mũi Hảo Vọng kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2023”.
Công ty vận tải khổng lồ của Đan Mạch, Maersk, đã công bố vào thứ 6 tuần trước (ngày 12 tháng 1 năm 2024) rằng, họ sẽ chuyển hướng tất cả các tàu của mình đi vòng quanh Châu Phi (Mũi Hảo Vọng) thay vì sử dụng Biển Đỏ và Kênh đào Suez trong “tương lai gần”.
Đừng bỏ lỡ: Mỹ Và Anh Tấn Công Houthi (Yemen): Nó Diễn Ra Như Thế Nào?
Chi phí rủi ro tăng
Việc triển khai các thiết giáp hạm của phương Tây ở Biển Đỏ để bảo vệ giao thông vận tải biển, dường như không làm yên tâm các chủ tàu khi đi qua khu vực này.
Giám đốc Viện thương mại hàng hải cấp cao ở Pháp, Paul Touré, tin rằng, các công ty vận tải biển sẵn sàng chịu chi phí cho tuyến đường dài hơn.
Touré nói với Agence France-Presse: “Hóa ra là ‘2 chuyến đi’ vòng quanh Châu Phi và qua Kênh đào Suez có mức giá gần như nhau”.
Lưu ý rằng, chi phí nhiên liệu và phí giao thông cao trên tuyến đường dài hơn này.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược Soufan có trụ sở tại New York đã công bố trong một báo cáo gần đây rằng, mặc dù “giá vận chuyển đã tăng gần gấp 3” kể từ khi bắt đầu các cuộc tấn công của Houthi vào các tàu liên quan đến Israel trên Biển Đỏ, nhưng chi phí “vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ đại dịch Covid-19”.
Theo các chuyên gia, với việc vượt qua Mũi Hảo Vọng, thời gian hành trình giữa Châu Á và Châu Âu tăng thêm từ 10 đến 20 ngày, nhiều hơn thời gian cần thiết trong trường hợp vượt qua Kênh đào Suez, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ, nơi 12% thương mại hàng hải quốc tế đi qua.
Nguồn ngoại hối
Trong ngắn hạn, các nguồn tin của Ai Cập cho biết, nguồn thu từ kênh đào không bị ảnh hưởng, nhưng nếu cuộc khủng hoảng kéo dài thì sao?
Một nguồn tin của Ai Cập cho rằng, “việc thay đổi lộ trình của một số tuyến là một cuộc khủng hoảng tạm thời, tác động của nó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi thời gian kéo dài hơn”, lưu ý rằng, “doanh thu của Kênh đào Suez đã tăng trong tháng 12, tăng 12 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái”, đạt kỷ lục 748,9 triệu USD bất chấp các cuộc tấn công của Houthi.
Dự án giải pháp chính sách thay thế của Đại học Mỹ ở Cairo công bố, trong một báo cáo tuần này, “nền kinh tế Ai Cập dự kiến sẽ là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất do giao thông hàng hải ở Eo biển Bab al-Mandab chậm lại”.
Doanh thu của Kênh đào Suez là 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ nổi quan trọng ở Ai Cập, bao gồm xuất khẩu, du lịch và kiều hối từ người Ai Cập làm việc ở nước ngoài.
Ngược lại, lượng kiều hối từ người Ai Cập ra nước ngoài ghi nhận mức giảm khoảng 30% trong quý đầu tiên của năm tài chính 2023-2024, khoảng 4,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm tài chính trước.
Trong năm tài chính 2022-2023, kênh này đã đạt doanh thu tài chính lên tới 9,4 tỷ USD, đây là doanh thu hàng năm cao nhất, được ghi nhận và tăng khoảng 35% so với năm trước.
Sự gián đoạn giao thông hàng hải ở Biển Đỏ trùng hợp với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Ai Cập, sau khi tỷ lệ lạm phát hàng năm ghi nhận mức kỷ lục hiện ở mức 35,2%, do sự sụt giảm giá trị của đồng nội tệ và tình trạng thiếu ngoại tệ, do nhập khẩu phần lớn lương thực, cộng với khối nợ nước ngoài ngày càng tăng lên tới 164,7 tỷ USD.
Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu dự kiến, Ai Cập sẽ chi 70% nguồn thu ngân sách vào năm 2024 để trả lãi nợ.
Touré tin rằng, “doanh thu từ Kênh đào Suez giúp duy trì ‘nắp nồi áp lực’ xã hội” ở Ai Cập, một quốc gia có dân số vượt quá 105 triệu người, ít nhất một phần ba trong số đó sống dưới mức nghèo khổ.
Về tác động của Kênh đào Suez đối với cuộc khủng hoảng hiện tại, ông nói: “Một tháng có thể chấp nhận được, nhưng hai tháng thì đáng lo ngại”.
Tác giả: Aljazeera