Làm chiến lược và xây dựng kế hoạch là giống nhau? Nó giống và khác. Kế hoạch là những hành động hay chiến thuật để thực hiện chiến lược. Có thể nói, kế hoạch là mục tiêu, còn chiến lược là mục đích. Chẳng hạn, chiến lược châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. Có mục đích sâu xa là kiềm chế Trung Quốc. Để làm được điều này, họ phải đạt được từng mục tiêu ngắn hạn cụ thể.
Chiến lược kinh doanh cũng tương tự. Một kế hoạch kinh doanh dài hạn thì cần một chiến lược dài hơi dẫn đường và một chiến thuật ngắn hạn để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Chẳng hạn, trong kinh doanh dược, Long Châu đã và đang áp dụng chiến thuật giá giảm. Giá bán thuốc tại Long Châu thường thấp hơn 10% so với các nhà thuốc khác. Mục tiêu là tăng số lượng khách hàng và mục đích dài hạn là chiếm thị phần từ hệ thống chuỗi khác và các nhà thuốc lẻ.
Để đảm bảo lợi nhuận, Long Châu có thể ép các nhà cung cấp chiết khấu thêm 10% (chiết khấu sau) và chuyển nó đến khách hàng. Giảm giá giúp bán tăng sản lượng thuốc bán ra, nhà cung cấp sẽ hài lòng và sẵn lòng thương lượng với Long Châu. Họ không mất gì cả.
Chiến lược là để chiến thắng cả cuộc chiến.
Nhưng muốn chiến thắng cả cuộc chiến cần chiến thắng nhiều trận đánh. Khái niệm như thế nào là một chiến lược tốt cần hiểu linh hoạt theo môi trường cạnh tranh thay đổi rất nhanh ngày nay.
Một chiến lược tốt là để đạt được mục đích dài hạn. Mục đích có thể là đánh bại đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều đó, thì các mục tiêu ngắn hạn hay đúng hơn là các chiến thuật để đạt được mục tiêu đề ra. Chẳng hạn, gia tăng thị phần từ 10% lên 15% trong vòng 2 năm. Mục đích đơn giản là “cái ẩn đằng sau” của mục tiêu. Mục tiêu đơn giản là biểu hiện ra bên ngoài của mục đích. Mục tiêu thường là ngắn hạn, còn mục đích là dài hạn.
Chiến lược thương hiệu
Thách thức lớn nhất của tư vấn chiến lược thương hiệu là khả năng phân tích, đúc kểt để chuyển hoá từ hảng tỉ thứ tiểu tiết (về khách hàng, thị trường, đối thủ) thành một thứ cô đọng nhất cho doanh nghiệp. Quan trọng là phải chỉ ra được cách làm như thế nào, phương án triển khai ra sao.
Nguồn lực mạnh không có chiến lược cũng tản mát hết. Cả một bàn nguyên liệu thực phẩm xịn rơi vào tay đầu bếp tồi cũng vứt. Nguồn lực hạn chế càng cần chiến lược ngon để biến thành “sales” ngon.
Nhưng chiến lược là công việc kén nhân sự nhất. Mục tiêu của chiến lược là thắng toàn trận chiến thay vì sa đà vào từng trận đánh.
Có chuyên môn sâu. Không chuyên môn chả khác gì làm pháp sư mà không có phép.
Linh hoạt theo thực tế. Tư chất này quá cần cho người làm quản trị chiến lược trước sự thay đổi liên tục. Muốn thắng cả trận chiến thì phải biết chọn trận đánh quyết định để thắng bằng được. Và, phải điều chỉnh theo thời điểm. Thế mới khó.
Và cuối cùng, trước khi làm chiến lược, nên kinh qua làm sales, marketing để thấu hiểu khách hàng. Vì bản chất của các quyết định chiến lược là kết quả phân tích tổng hợp của ti tỉ thứ nhỏ nhặt sự vụ. Muốn hiểu và tinh thông sự vụ chỉ có làm tất cả mọi việc rồi mới thấm.
Việc nhận biết được năng lực lõi quyết định mô hình kinh doanh phù hợp.
Mô hình kinh doanh quyết định chiến lược sản phẩm. Rất nhiều người không hiểu được năng lực lõi hay thế mạnh của mình thật sự khác đối thủ là gì? Cái gì chúng ta làm tốt hơn tất cả mọi người, nói theo ngôn ngữ Marketing là hay ngôn ngữ tài chính là tối ưu hoá chi phí khi nguồn lực GIỚI HẠN. Việc định vị sản phẩm cũng khá quan trọng. Định vị sai là toang hết. Đừng quá cho rằng sản phẩm của mình là nhất. Có thể là tốt với mình, nhất với mình, nhưng với khách hàng thì là số 2.
Định vị sản phẩm sẽ giúp ích rất nhiều cho chiến lược hay kế hoạch truyền thông – Marketing. Không Marketing đừng nghĩ đến chuyện bán hàng. No Marketing – No Sales.
Tiêu chí đánh giá khả thi của một chiến lược.
1. Tập trung: Tập trung vào điều mà mình có lợi thế nhất rồi từ đó phát triển lên.
2. Linh hoạt: Phải biết thay đổi, đừng cứng nhắc. Cuộc sống thay đổi nhanh lắm.
3. Tích hợp các mối quan hệ: Một chuỗi các mắt xích, chỉ cần 1 mắt xích bị hỏng là ngừng cả dây chuyền, cả một chiến lược.
Một chút hoài cổ
Gia Cát Lượng đã vạch ra “Long Trung đối sách” cho Lưu Bị trên con đường xây dựng đại nghiệp. Chiến lược này được coi là nền tảng để Lưu Bị đánh chiếm đất nhằm tạo thế chân vạc với hai thế lực chính thời bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền. Nó trở thành cơ sở cho việc thành lập nhà nước Thục Hán sau này.
Kế hoạch tổng thể ban đầu của Gia Cát Lượng là chiếm Kinh châu và Ích châu để giáp công đánh Tào Tháo từ 2 đường.
Long Trung đối sách đưa ra được một năm thì liên quân Lưu Bị – Tôn Quyền giành thắng lợi lớn ở trận Xích Bích trước Tào Tháo. Nó mở ra cơ hội tạo dựng địa vị cho Lưu Bị. Tới năm 215, hai châu Kinh – Ích đã rơi vào tay của Lưu Bị và tới năm 219 thì Lưu Bị một lần nữa đánh bại Tào để chiếm cứ Hán Trung, chính thức tạo ra thế chân vạc.
Alexander đại đế là nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Nhưng để có những quyết định hay mô hình chiến lược quân sự trở thành những bài học kinh điển trong lịch sử cổ đại (ví dụ mô hình Phalanx của quân đội Macedonia). Bản thân Alexander luôn là chiến binh xung trận ở hàng ngũ đầu tiên. Phi ngựa giỏi. Dùng kiếm giỏi. Hùng biện giỏi (Học trò của nhà hiền triết Aristoteles từ nhỏ).
Trước khi trở thành lãnh đạo với các quyết định chiến lược, Alexander là một người làm tất cả mọi việc.