Vua HÙNG VƯƠNG Thứ 18 Mất Nước Vào Tay Nhà Thục? Triệu Đà Là Người Việt

Lịch sử Việt Nam từ năm 258 cho đến năm 111 trước tây lịch cần nhìn nhận lại? Nhân vật Thục Phán là ai? Triệu Đà có đánh Âu Lạc không? Triệu Đà là người Hán-quan úy cai trị quận

Lịch sử Việt Nam từ năm 258 cho đến năm 111 trước tây lịch cần nhìn nhận lại? Nhân vật Thục Phán là ai? Triệu Đà có đánh Âu Lạc không? Triệu Đà là người Hán-quan úy cai trị quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay).

Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên (1400-1498), vào đời Hùng Vương thứ 18, một thủ lĩnh của vùng đất Âu Việt là Thục Phán đã nhiều lần mang quân sang đánh nước Văn Lang của người Lạc Việt, nhưng thất bại.

Nước Văn Lang khi đó có binh mạnh tướng giỏi, nên đã đánh bại nhiều đợt tấn công của Thục Phán. Chính vì vậy, nên vua Hùng thứ 18 lơ là, không phòng bị và thường xuyên yến tiệc không quan tâm đến việc phòng thủ. Năm 258 trước tây lịch, Thục Phán dẫn quân chiếm Văn Lang.

Sau khi lấy được Văn Lang, năm 257 trước tây lịch, Thục Phán đổi tên thành nước Âu Lạc (đúng hơn là bộ lạc Âu Lạc – vì thời đó khái niệm nước chưa ra đời) và xưng là An Dương Vương.

Cả tộc Âu Việt và Lạc Việt là cùng một nguồn gốc, cùng thuộc tộc người Bách Việt. Vì vậy, có thể nói, sự hợp nhất của hai xứ này đã góp phần mở rộng lãnh thổ của tổ tiên người Việt.

Trong thời kỳ cuối nước Văn Lang, nhà Tần bên xứ Trung Hoa sau khi thống nhất được các nước khác-nhất thống thiên hạ, muốn mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.  

Đến năm 214 trước tây lịch, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đi đánh các tộc người Bách Việt (nước Âu Lạc). Sau đó, nhà Tần chia đất Bách Việt thành ba quận là Nam Hải (tỉnh Quảng Đông ngày nay), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bách Việt – miền bắc nước ta thời đó).

Quân Bách Việt thua trận phải lui vào rừng lập căn cứ. Hơn nữa, đội quân cai trị xứ Bách Việt không quen với khí hậu nên bị bệnh rất nhiều. Vì vậy, sau đó, quân Bách Việt nổi dậy và giết được Đồ Thư.

Mặc dù thống nhất được thiên hạ, nhưng nhà Tần (226-204) chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và nhanh chống bị suy yếu. Các chư hầu đã không còn muốn chịu sự quản lý của chính quyền trung ương.

Nhân cơ hội này, vị quan cai quản quận Nam Hải (Quảng Đông) tên là Nhâm Ngao mưu toan đánh chiếm nước Âu Lạc và thành lập một nước độc lập. Nhưng không may, Nhâm Ngao mất trước khi thực hiện ý đồ.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trước khi Nhâm Ngao mất, Triệu Đà được chỉ định làm quan cai quản quận Nam Hải (Quảng Đông).

Đến năm 208 trước tây lịch (năm quý tỵ), Triệu Đà mang quân đánh chiếm Âu Lạc, Quế Lâm (Quảng Tây) và cả quận Tượng (Bách Việt – miền bắc nước ta thời đó). Tiếp theo, ông ta hợp nhất lại ba vùng đất và thành lập nên nước Nam Việt, lấy hiệu là Triệu Vũ Vương (nhà Triệu). Để dễ dàng cai quản, Triệu Đà chia Âu Lạc (miền bắc nước ta thời đó) thành hai quận là Giao chỉ và Cửu Chân.

Nhà Triệu cai trị nước Nam Việt từ năm 208 trước tây lịch cho đến 111 trước tây lịch thì bị nhà Hán mang quân đánh chiếm.

Như vậy, năm 111 trước tây lịch (năm canh ngọ) được xem là dấu mốc của thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất của đất nước ta.

Hiện nay có hai dòng tranh luận (quan điểm) đối với lịch sử Việt Nam về vấn đề này.

Thứ 1. Có ý kiến cho rằng, Triệu Đà (nhà Triệu) là khởi đầu cho triều đại Đế Vương của nước Việt (nước Nam Việt Thời đó). Lập luận này cho rằng, Triệu Đà thành lập một nước độc lập và không phải là một vùng đất của nhà Hán. Triệu Đà dù là người Hán nhưng đã sống 76 năm trên đất Việt, từ 213 trước tây lịch đến 137 trước tây lịch.

Thứ 2. Dòng quan điểm thứ hai không chấp nhận nhà Triệu – cai trị nước Nam Việt là một triều đại của đất nước Việt Nam. Rõ ràng, Triệu Đà là một viên quan (võ tướng) của nhà Tần. Lợi dụng nhà Tần suy yếu và đã nổi lên cát cứ một phương, xưng đế.

Dạo gần đây, có ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát (thượng tọa Thích Trí Siêu) đã phản bác lại quan điểm về lịch sử Việt Nam trong thời kỳ này. Ông cho rằng, nước Nam Việt của Triệu Đà không bao gồm xứ Âu Lạc (nước ta hiện nay). Đến đời vua Hùng Vương thứ 18, nước ta đã tồn tại hơn 2600 năm. Một thời gian dài như thế, chắc chắn ông cha ta đã xây dựng nên một nền tảng vững chắc về văn hóa, chữ viết, lịch, âm nhạc, quy tắc quản lý đất nước (luật pháp) và văn học.

Theo Lê Mạnh Thát, nước ta khi đó là độc lập, có vua và không thuộc Nam Việt của Triệu Đà.

Các nguồn sử hiện nay của Việt Nam căn cứ vào các sách sử như Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên thời nhà hậu Lê và nhiều cuốn sử khác.

Một câu hỏi đặt ra, dựa vào đâu để các nhà sử học biên soạn các bộ sách sử? Chỉ khi tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về lịch sử Việt Nam, cũng như việc nhìn lại lịch sử Việt Nam.

Khi Triệu Đà muốn đánh chiếm Âu Lạc (nước ta thời đó), có một câu chuyện nổi tiếng là Mỵ Châu Trọng Thủy.

[3]. Bài viết kế tiếp: Việt Nam Mất Nước Lần Đầu Tiên Khi Nào: Trận Đánh Ác Liệt của Hai Bà Trưng?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang