Vụ Thử Hạt Nhân Đầu Tiên Trên Thế Giới: Vén Màn Bí Mật

Năm 1940, tình báo Mỹ đã thu thập được một thông tin khủng khiếp, là Đức quốc xã đang nghiên cứu và sản xuất bom hạt nhân. Trước đó, ngày 2 tháng 8 năm 1939, nhà khoa học nổi tiếng

Năm 1940, tình báo Mỹ đã thu thập được một thông tin khủng khiếp, là Đức quốc xã đang nghiên cứu và sản xuất bom hạt nhân.

Trước đó, ngày 2 tháng 8 năm 1939, nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein đã viết thư cho tổng thống Mỹ Roosevelt cảnh báo rằng, sự phân hạch và phản ứng dây chuyền của Uranium có thể tạo ra sự tàn phá khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử.

Albert Einstein còn cảnh báo, các nhà khoa học Đức đang nghiên cứu chế tạo loại bom khủng khiếp này.

Thông tin tình báo của Mỹ cùng với lá thư của Albert Einstein đã “thúc giục” tổng thống Mỹ ngay lập tức thành lập ủy ban nghiên cứu về hạt nhân. Năm 1940, Mỹ chính thức nghiên cứu chế tạo bom hạt nhân với dự án mang tên Manhattan (Dự án Manhattan).

Dự án bí mật mang tên Manhattan

Tháng 9 năm 1942, kỹ sư phụ trách xây dựng lầu năm góc (Pentagon) là Leslie Groves nhận nhiệm vụ phụ trách dự án Manhattan. Groves đã bổ nhiệm nhà vật lý Robert Oppenheimer làm trưởng nhóm nghiên cứu, có trụ sở đặt tại Los Alamos, một thị trấn yên tĩnh ở New Mexico.

130 ngàn người trên khắp nước Mỹ được tuyển dụng, nhưng họ không được thông báo mục đích thực sự của dự án là gì.

Quả bom đầu tiên được đặt tên là “tiện ích” do các nhà khoa học và kỹ sư thiết kế trong một phòng thí nghiệm được cải tạo từ một trường học tại Los Alamos.

Ngoài ra, một bãi thử bom được xây dựng tại sa mạc cách đó 300 km về hướng nam. Vụ thử đầu tiên được đặt tên là “Trinity” – “Thiên chúa 3 ngôi” diễn ra lúc 5 giờ 29 phút sáng, ngày 16 tháng 07 năm 1945.

Thử nghiệm “Trinity” được lên kế hoạch là ngày 4 tháng 7 năm 1945, nhưng phải hoãn lại do các kỹ sư cần phải sửa chữa lại thiết bị.

Làm giàu Uranium và chuyển thành Plutonium

Uranium khai thác từ lòng đất thường chứa 99,3% Uranium với đồng vị phóng xạ 238 (Uranium–238) và 0,7% Uranium–235. Chỉ có Uranium–235 mới tạo phản ứng phân hạch hay phân chia nơ tron theo cấp số nhân, 1 thành 3, 3 thành 9, quá trình ấy cứ tiếp tục. Nhiệt tạo ra với cấp số nhân gần như vô hạn là điều khủng khiếp của bom hạt nhân.

Một điều quan trọng khác là, Uranium–238 không tạo ra phản ứng phân hạch, chỉ có Uranium–235 mới có khả năng này, nhưng hàm lượng của nó rất ít, chỉ dưới 1%.

Tuy nhiên, có thể biến đổi Uranium–238 thành Plutonium để sản xuất bom hạt nhân. Bom hạt nhân đầu tiên do Mỹ chế tạo sử dụng Plutonium.

Các nhà khoa học trong dự án Manhattan sử dụng 1 quả cầu có kích đường kính 1,5 mét (150 cm). Bên trong quả cầu chứa 1 Plutonium với trọng lượng 6 kg với kích cỡ bằng quả bong bóng. Sau đó Plutonium được nén lại bằng cách bọc nó với 32 viên thuốc nổ (quả nổ). Tổng trọng lượng của quả cầu là 2,3 tấn.

Một lưu ý đặc biệt, các quả nổ (có 32 quả nổ) phải được kích hoạt nổ cùng 1 lúc. Một độ trễ dù thấp nhất cũng không được phép. Để làm được điều này, các nhà khoa học đã nối 32 dây kích nổ với 32 quả nổ có chiều dài như nhau với 1 nút bấm kích nổ duy nhất, cách quả cầu 8 km về hướng nam.

Chuẩn bị thử bom hạt nhân: Thời Khắc Lịch Sử

Trên thực tế, cuộc thử nghiệm lên kế hoạch lúc 4 giờ sáng, ngày 16 tháng 7 năm 1945, nhưng phải hoãn do trời mưa đêm hôn trước. Oppenheimer, Gloves, Bainbridge đã thật sự không hài lòng về vấn đề này. Tất nhiên là vậy. Làm sao họ cảm thấy thoải mái khi phải hoãn vụ thử.

Trên ngọn đồi cách đó 23 km, các nhà vật lý Edward Teller và Richard Feynman đang chờ đợi khoảnh khắc mang lại sự thay đổi trong lịch sử nhân loại – bom hạt nhân hay vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Đến 5 giờ 30 phút sáng ngày 16 tháng 7 năm 1945, dưới sự giám sát Oppenheimer. Một quả cầu lửa khổng lồ đã xuất hiện. Ánh sáng tím và sau đó chuyển sang màu cam xuyên thủng đám mây xuất hiện.

Nó có sức tàn phá ghê gớm, có tính lan truyền rất xa và đặt biệt nó có thể làm biến đổi gen gây ung thư cho con người. Bon hạt nhân không chỉ có sức tàn phá gần như vô hạn, mà còn để sai “di chứng” sau hàng trăm năm.

Đó chính là vụ thử hạt nhân đầu tiên của nhân loại.

3 tuần sau ngày thử, Mỹ (Hoa Kỳ) đã ném nó xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, đánh dấu 1 kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hạt nhân.

Oppenheimer đã thốt lên: “Tôi thật sự đã chết và là kẻ hủy diệt thế giới này”. Một số người trong vụ thử hạt nhân đã cười nhưng phần lớn thì im lặng.



Từ khóa: Chiến tranh và hòa bình, bom hạt nhân, vũ khí hạt nhân, sứ tàn phá của bom hạt nhân, tại sao bom hạt nhân lại nguy hiểm, Uranium là gì, tại sao phải làm giàu Uranium. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga, xung đột Nga – Mỹ, xung đột Liên Xô – My. Chiến tranh lạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang