Tập đoàn năng lượng toàn cầu khổng lồ của Pháp ‘Total’, gần đây tuyên bố đã giao lô hàng “khí tự nhiên lỏng – đã trung hòa Carbon” đầu tiên.
Tất nhiên, khí đốt tự nhiên là nhiên liệu hóa thạch và do đó bản thân nó không thể tự ‘trung hòa Carbon’.
Thay vào đó, lượng khí thải từ việc vận chuyển hàng hóa được “bù đắp” một phần bằng cách ‘đầu tư’ – mua tín chỉ Carbon từ một trang trại điện gió ở Trung Quốc (điện gió không tạo ra phát thải Carbon, nghĩa là nó sở hữu ‘tín chỉ Carbon’ – so sánh với việc đầu tư vào dự án tạo ra phát thải, biên tập).
Nhưng đây là vấn đề: Trang trại gió đó đã hoạt động từ năm 2011 và đã ‘phát hành’ hơn 2 triệu tấn – cái được gọi là “tín chỉ Carbon”.
Một dự án như vậy, rõ ràng đã xảy ra cách đây 9 năm mà không có nguồn vốn bổ sung từ việc bán tín chỉ Carbon cho Total, vì vậy rất khó có khả năng các giao dịch mua tín chỉ Carbon như vậy, dẫn đến việc loại bỏ thêm Carbon khỏi khí quyển.
Những loại dự án này là lý do tại sao, nhiều nhà khoa học và bảo vệ môi trường vẫn hoài nghi về việc, các công ty mua tín chỉ Carbon để giảm lượng khí thải tại những nơi khác trên thế giới, thay vì tự mình giảm lượng khí thải.
Đây là lý do tại sao Mark Carney, cựu thống đốc Ngân hàng trung ương Anh, đã thành lập một ‘nhóm đặc nhiệm’, giúp thiết lập thị trường “bù đắp” Carbon “đáng tin cậy” hơn vào năm 2021 – để người mua có thể tin tưởng rằng, khoản đầu tư của họ thực sự, sẽ loại bỏ Carbon (khí nhà kính) khỏi khí quyển.
Chúng tôi đã hợp tác với các nhà phân tích dữ liệu khí hậu tại Trove Research để cung cấp thông tin cho ‘nhóm đặc nhiệm’ của Carney.
Báo cáo mới của chúng tôi cho thấy thị trường hiện đang chứa ‘hàng trăm triệu tấn Carbon – tín chỉ Carbon’ kém chất lượng.
Nếu những thay đổi không được thực hiện, thị trường có thể tràn ngập chúng – tín chỉ Carbon kém chất lượng (không giúp giảm phát thải khí nhà kính, Carbon), khiến các công ty phải trả tiền mua tín chỉ Carbon, nhưng không thể giảm lượng khí thải Carbon dioxide (CO2) một cách có ý nghĩa.
Cần có những quy định mới để loại trừ các khoản tín chỉ Carbon cũ ra khỏi thị trường.
Tại sao thị trường Carbon đang phát triển
Nhiều người đã cam kết sẽ tiến xa hơn nữa. Ví dụ, Microsoft có mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức ‘âm’ Carbon vào năm 2030. Đến năm 2050, họ muốn loại bỏ tất cả ô nhiễm Carbon khỏi bầu khí quyển, mà công ty và chuỗi cung ứng của nó, đã thải ra kể từ khi thành lập vào năm 1975.
Ít nhất, 15 hãng hàng không bao gồm EasyJet, British Airways và Emirates đã công bố các chương trình ‘bù đắp’ Carbon. Ngay cả BP cũng đã tuyên bố, họ sẽ trung hòa Carbon vào năm 2050, bằng cách loại bỏ hoặc bù đắp hơn 415 triệu tấn khí thải Carbon (mặc dù ‘ma quỷ’ luôn nói chi tiết).
Các công ty cần giảm lượng khí thải nhanh chóng, nhưng đạt đến mức 0 tuyệt đối là điều khó.
Một số công ty cam kết giảm lượng khí thải Carbon và sử dụng ‘tín chỉ Carbon’ bù đắp để giảm lượng khí thải của họ, bằng cách đầu tư vào các dự án trên khắp thế giới, nhằm giảm lượng khí thải ở những nơi khác, hoặc loại bỏ Carbon dioxide (CO2) khỏi khí quyển.
Những dự án này bao gồm các trang trại năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời, trồng và phát triển rừng mới, hoặc bảo vệ các khu rừng hiện có.
Nhưng một số công ty có thể mua những khoản tín chỉ Carbon ‘rẻ nhất hiện có’ mà ít quan tâm đến uy tín của bên bán, chỉ để có danh tiếng “xanh”.
Tính toàn vẹn của khái niệm tín chỉ ‘bù đắp Carbon’ phụ thuộc hoàn toàn vào tính bổ sung – liệu số tiền trả cho việc bù đắp phát thải Carbon, có thực sự được sử dụng để giảm lượng khí thải hoặc ‘thu giữ’ Carbon dioxide (CO2) từ khí quyển hay không?
Báo cáo của chúng tôi đã phát hiện ra một số vấn đề đáng lo ngại, với nguồn dự trữ đáng kể các khoản tín chỉ Carbon cũ, chất lượng kém.
Tín chỉ Carbon cũ có thể tràn ngập thị trường
Thị trường bù đắp Carbon có vẻ sẽ phát triển: Báo cáo của chúng tôi dự đoán rằng, đến năm 2050, thị trường bù đắp Carbon có thể sẽ có giá trị hơn 90 tỷ USD và có thể lên tới 480 tỷ USD – tăng ít nhất 200 lần so với 0,4 tỷ đô la Mỹ được chi vào năm 2020.
Tin xấu là việc mở rộng, có thể không thực sự làm giảm lượng khí thải vì hiện tại, 600 triệu đến 700 triệu tấn Carbon – tín chỉ Carbon cũ, có thể được yêu cầu trên thị trường bù đắp Carbon – gấp 7 đến 8 lần nhu cầu hàng năm hiện tại.
Nếu tất cả những điều này không được xử lý, thì, tín chỉ Carbon cũ (kém chất lượng) sẽ tràn ngập thị trường, nghĩa là các công ty mua tín chỉ Carbon giá rẻ, từ các dự án – không có lợi ích gì về chống biến đổi khí hậu (giảm phát thải Carbon).
Tình hình có thể còn tồi tệ hơn – như Guy Turner đã chỉ ra – nếu các khoản tín chỉ Carbon cũ từ 10 năm qua theo Cơ chế phát triển sạch của Liên hợp quốc được chấp nhận.
Điều này sẽ tạo ra thêm 7.000 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), gấp 50 đến 60 lần nhu cầu hiện nay hàng năm.
Nếu được phép tham gia vào thị trường tự nguyện, các khoản ‘tín chỉ Carbon – CDM’ này sẽ làm cho thị trường tự nguyện trở nên dư thừa và không đóng góp thì vào vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Điều này có nghĩa là các công ty, bao gồm cả các thương hiệu tiêu dùng hàng đầu thế giới, có thể vô tình yêu cầu ‘bù đắp’ tín chỉ Carbon cho các dự án đã hoạt động được vài năm, và đã được phê duyệt theo các điều kiện ít nghiêm ngặt hơn trước đó.
Như trong trường hợp của Total và các trang trại gió của Trung Quốc, điều này thực chất có nghĩa là việc bù đắp lượng Carbon của họ, sẽ không ‘tạo ra sự loại bỏ’ khí nhà kính ra khỏi khí quyển.
Thế giới cần một Cơ quan quốc tế độc lập để giám sát và điều tiết thị trường phát thải Carbon một cách cẩn thận.
Điều này sẽ phải đảm bảo rằng, cơ quan đăng ký tín chỉ Carbon đã được xác minh chỉ bao gồm các dự án chất lượng cao.
Cuối cùng, người mua cần được trao quyền, để yêu cầu các khoản tín chỉ Carbon thực sự góp phần giúp giảm phát thải khí nhà kính.
Trước tiên, các công ty cần phải giảm lượng khí thải Carbon của chính mình, nhưng hiện tại, có rất ít lựa chọn thay thế nhiên liệu hóa thạch trong một vài ngành công nghiệp, ví dụ, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường hàng không.
Do đó, việc bù đắp Carbon có thể hợp lý, nếu chúng là một phần trong danh mục các biện pháp, nhằm đưa lượng khí thải ròng về 0 và hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất.
Tuy nhiên, cần phải quản lý thị trường Carbon (tự nguyện), để đảm bảo giảm phát thải toàn cầu một cách hiệu quả.
Tác giả:
Mark Maslin, giáo sư khoa học hệ thống trái đất, UCL
Simon Lewis, giáo sư khoa học thay đổi toàn cầu, Đại học Leeds và UCL