Tác giả: Othman Amkor
Nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Olivier Roy đã chỉ trích con đường phát triển của chủ nghĩa thế tục và tác động tiêu cực của nó đối với tôn giáo – Thiên chúa giáo ở phương Tây.
Tác giả cuốn “Sự ngu dốt thánh thiện” (Holy Ignorance) tin rằng chủ nghĩa thế tục ban đầu không có nghĩa là sự biến mất của tôn giáo, mà là sự suy giảm ảnh hưởng của nó trong cuộc sống hàng ngày và các chính sách của chính phủ, chẳng hạn như giáo dục và y tế.
Tuy nhiên, Olivier Roy – người từng giữ chức vụ giám đốc nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học và giám đốc nghiên cứu tại Trường khoa học xã hội cao cấp Pháp – tin rằng các nguyên tắc Thiên chúa giáo phải đối mặt với những thách thức lớn hơn với sự thay đổi về các giá trị xung quanh gia đình, đặc biệt là sau những năm 1960 – tức là với cuộc Cách mạng văn hóa bao trùm quyền của người đồng tính (LGBT) và các vấn đề khác như phá thai, điều này đã dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng của Giáo hội Thiên chúa giáo, ngay cả ở những quốc gia như Ba Lan được xem là thành trì của Công giáo (Thiên chúa giáo).
Chủ nghĩa thế tục, theo Olivier Roy, không dừng lại ở Pháp – luật tách nhà thờ khỏi nhà nước, mà còn bao gồm các thực hành tôn giáo khác, đặc biệt với sự xuất hiện của Hồi giáo trong xã hội Pháp.
Theo nhà tư tưởng Olivier Roy, ‘kỷ nguyên’ của tổng thống Emmanuel Macron gân nên sự chấn động đối với Hồi giáo và người Hồi giáo, bởi vì chúng làm giảm mức độ thể hiện các biểu hiện tôn giáo ở nơi công cộng – dẫn đến sự đối kháng của người Hồi giáo ở Pháp và tình hình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Châu Âu vẫn là Thiên chúa giáo? Những giá trị Thiên chúa giáo gắn liền với không gian gia đình và riêng tư có còn tồn tại trong xã hội Châu Âu – thế tục không?
Về mặt văn hóa, lịch sử và thể chế, chẳng hạn, Giáo hội Công giáo vào thời Trung cổ, là thể chế của Châu Âu và mọi người đều là thành viên của Giáo hội Công giáo, từ Ireland, Ý đến Đức.
Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận hay bỏ qua di sản này, ngoại trừ một điều gì đó đã xảy ra, như bạn biết, vào khoảng thế kỷ 18 ở Pháp, lan sang phần còn lại của Châu Âu cho đến thế kỷ 20. Nó được đại diện bởi “chủ nghĩa thế tục”.
Chủ nghĩa thế tục không có nghĩa là mọi người sẽ trở thành người vô thần hoặc chống lại tôn giáo, nó chỉ có nghĩa là tôn giáo không quan trọng lắm đối với họ. Nó hàm ý, mọi người không đi nhà thờ thường xuyên, ngừng để lại tài sản của họ cho nhà thờ sau khi qua đời, và việc khuyên góp tài sản cho nhà thờ ngày càng giảm đi.
“Nhà nước” tạo ra các hệ thống giáo dục thế tục và hệ thống y tế thế tục. Vì thế nhà thờ không còn quan trọng lắm đối với cuộc sống hằng ngày của họ nữa. Giáo hội đã ngừng độc quyền các trường đại học, bệnh viện và các tổ chức khác. Quá trình chuyển đổi này đã khiến mối quan hệ của nhà nước với Giáo hội trở thành một hiện tượng văn hóa và xã hội kéo dài hơn 2 hoặc 3 thế kỷ và được đặc trưng bởi tình trạng ‘bất bình đẳng’.
Pháp có thể là quốc gia Châu Âu thế tục hóa nhất, Ba Lan có thể là quốc gia Châu Âu theo đạo Công giáo nhất, Ireland là quốc gia theo đạo Công giáo nhất cách đây 50 năm, và đột nhiên quốc gia này bị thế tục hóa chỉ trong vòng một thế hệ.
Thế tục hóa không nhất thiết có nghĩa là “đấu tranh với Thiên chúa giáo”. Chẳng hạn, vào thế kỷ 19 không phải ai cũng đến nhà thờ thường xuyên, họ cũng không nghĩ về tôn giáo hằng ngày, nhưng các giá trị và phong tục của xã hội vẫn là Thiên chúa giáo.
Nhưng một điều khác đã xảy ra, vào cuối thế kỷ 20, thế kỷ mà tôi gọi là “phi Thiên chúa giáo hóa”. Điều đó không có nghĩa là mọi người không còn đi nhà thờ hay ngừng làm công việc tôn giáo, mà còn có nghĩa là các giá trị đã thay đổi, các giá trị đạo đức (định nghĩa về gia đình và quan niệm về tình dục) đã trở nên thù địch với truyền thống Thiên chúa giáo.
Đồng tính luyến ái bị cấm và hình sự hóa ở hầu hết các nước Châu Âu, và trẻ em sinh ra ngoài giá thú không được các cơ quan nhà nước công nhận. Theo đó, các giá trị và nguyên tắc ở Châu Âu thuộc về các giá trị Thiên chúa giáo thế tục và tình trạng này vẫn giữ nguyên cho đến những năm 50 và đầu 60 của thế kỷ 20.
Sự khác biệt này giữa Thiên chúa giáo và văn hóa Châu Âu chỉ xảy ra trong 60 năm qua. Và bây giờ chúng ta đang chứng kiến, chính phủ không tuân theo các giá trị và nguyên tắc Thiên chúa giáo.
Điều này không phải là cao trào, nhưng nó trở nên rõ ràng vào năm 1968, khi chúng ta chứng kiến sự phát triển của phong trào tự do trong những năm 1960, không chỉ trong giới hippies, mà còn trong phần còn lại của xã hội khi Giáo hoàng Paul VI đã viết một thông điệp có tựa đề “Sự sống con người” (Humanae Vitae) nhắc nhở các tín đồ rằng có những giá trị và tiêu chuẩn đạo đức của Giáo hội, liên quan đến gia đình và tình dục.
Hầu hết các nghị sĩ Châu Âu đều ủng hộ hôn nhân đồng giới. Điều đó thật sự không thể tưởng tượng được cách đây 60 năm. Bản thân những người đồng tính không đòi hỏi “quyền kết hôn”, họ chỉ yêu cầu tự do tình dục, nhưng không yêu cầu mối quan hệ của họ phải được công nhận về mặt pháp lý và Giáo hội Công giáo đã đấu tranh với cách tiếp cận này trong “sự chuyển đổi văn hóa”.
Giáo hội Công giáo ủng hộ Đảng Công lý và luật pháp (Ba Lan) dân túy, Đảng đã nắm quyền trong 8 năm, trong thời gian đó Giáo hội Công giáo đã có thể áp đặt lệnh cấm phá thai – sau sự thất bại của Giáo hội Công giáo ở Ba Lan và bây giờ chúng ta không có bất kỳ chính phủ nào tuân theo các giá trị và nguyên tắc Thiên chúa giáo.
Xem thêm: Emmanuel Todd: Xã Hội Phương Tây Sắp Kết Thúc!
Có những người tin rằng có nhiều loại biến thể Thiên chúa giáo khác nhau, và bản thân nước Pháp là hiện thân của một mô hình đặc biệt của chủ nghĩa thế tục, còn được gọi là “Laïcité”. Bạn có đồng ý với sự tồn tại của sự khác biệt này? Và tại sao?
“Chủ nghĩa Laïcité” ở Pháp bắt đầu từ Cách mạng Pháp và Cách mạng Pháp không chống lại tôn giáo, chẳng hạn như sự tồn tại của Chúa đã được đề cập trong hiến pháp, nhưng Cách mạng Pháp chống lại Giáo hội Công giáo với tư cách là một tôn giáo có tổ chức. Vì vậy, xung đột giữa nền Cộng hòa và Giáo hội Công giáo là xung đột chính trị giữa hai thể chế.
Ví dụ, hầu hết những người theo đạo Tin lành và Do Thái giáo vào thời điểm đó đều ủng hộ phe Cộng hòa (những người thực hiện cách mạng Pháp) chống lại Giáo hội Công giáo, và trong khi đó người dân được phép đi nhà thờ, vì vậy đó là một cuộc xung đột chính trị – thường thấy ở Pháp.
Nó tiếp tục trong suốt thế kỷ 19, cho đến khi nền Cộng hòa cuối cùng giành chiến thắng, và vào năm 1905 Cộng hòa Pháp được thành lập và “Luật 1905” được ban hành – thể hiện sự tách biệt hoàn toàn giữa hai ‘thể chế’ này.
Nhà nước và nhà thờ lúc đầu chỉ là hiện thân của một vấn đề chính trị và pháp lý chứ không phải về giá trị và tranh luận pháp lý (đồng tính luyến ái, phá thai …). Và một cuộc xung đột chính trị giữa nhà nước và nhà thờ với tư cách là hai tổ chức đã biến thành một cuộc xung đột về ý thức hệ. Tôi nói rằng “chủ nghĩa thế tục” của Pháp đã biến thành chủ nghĩa thế tục chống tôn giáo, trái ngược với những gì nó đã bắt đầu.
Ý tưởng này không chỉ đề cập đến tính trung lập đơn thuần của nhà nước, vốn là một điều đã được Giáo hội chấp nhận, ngoại trừ những người cực đoan.
Nhưng cuộc tranh luận hiện nay xoay quanh vấn đề tôn giáo trong phạm vi công cộng, và nó không chỉ là về Thiên chúa giáo, mà còn về Hồi giáo, vì một lý do chính đáng: Tôn giáo dễ thấy nhất và được biết đến nhiều nhất trong không gian công cộng ở Pháp là Hồi giáo.
Đạo Công giáo cách đây 50 hoặc 60 năm, khi tôi còn là một cậu bé, chúng tôi thường thấy các linh mục trên đường phố trong bộ đồng phục tôn giáo màu đen và các nữ tu che mặt, nó là bình thường tại thời điểm đó.
Vào đầu những năm 60, hai linh mục người Pháp được bầu vào Quốc hội. Họ đến Quốc hội trong trang phục tôn giáo truyền thống và chiếc khăn quàng mang màu sắc của nước Pháp.
Điều này không gây ra vấn đề gì, nhưng hình ảnh về các thực hành Thiên chúa giáo đã biến mất trong không gian công cộng ở Pháp. Các linh mục ngừng mặc trang phục tôn giáo và hài lòng với việc đeo một ‘huy hiệu nhỏ’ trên cà vạt hoặc ngực áo, và họ không còn xuất hiện thường xuyên đường phố vì xã hội Pháp đã phi Thiên chúa giáo.
Và sau đó, vào cuối những năm 1980, các cô gái Hồi giáo ở Pháp và phụ nữ bắt đầu khoác một kiểu khăn trùm đầu hiện đại không giống với kiểu khăn trùm đầu truyền thống được biết đến ở Algeria hoặc Maroc và họ muốn mang nó đến trường học. Nó đã bị chỉ trích mạnh mẽ, vì sự khác biệt đáng kể trong xã hội vào năm 1989.
Luật năm 2004 cấm khăn trùm đầu trong trường học, và bây giờ cuộc tranh luận về khăn trùm đầu đang diễn ra trên đường phố, nơi làm việc.
Có hai chiều hướng về vấn đề này: Chiều hướng đầu tiên là “chứng bài Hồi giáo”, nó bắt nguồn từ phong trào cánh hữu không muốn nhìn thấy Hồi giáo trong không gian công cộng.
Tuy nhiên, quan điểm của cánh tả (cực hữu) phức tạp hơn. Cánh tả không muốn bất kỳ tôn giáo nào xuất hiện trong không gian công cộng. Giờ đây, các linh mục sẽ hoàn toàn không thể đến Nghị viện trong trang phục truyền thống của Công giáo, mặc dù pháp luật không cấm điều này.
Ví dụ, khi tổng thống Macron thắp ngọn nến “ánh sáng Do Thái” ở điện Elysee, nó bị xem là một vụ bê bối và ông không thể đến nhà thờ dù không có luật nào cấm điều đó.
Điều trớ trêu là hiện tượng “bài Hồi giáo” đã đẩy nhanh tốc độ “chống tôn giáo” ở Pháp khi những người bảo thủ nhận thấy sự cần thiết phải loại bỏ tất cả các biểu tượng Hồi giáo. Đồng thời, họ không ngại áp dụng cách tiếp cận của Thiên chúa giáo (Công giáo).
Ví dụ về điều này, chúng tôi thấy họ đặt các biểu tượng giáng sinh của Thiên chúa giáo (Nativitis) trên tường của các tòa nhà thành phố, điều này trái pháp luật và Hội tam điểm cánh tả và các tổ chức thế tục phản đối điều đó.
Tòa án thừa nhận sự cần thiết của việc không treo các biển hiệu Thiên chúa giáo ở nơi công cộng. Đây chính là sự phức tạp trong trường hợp của Pháp.
Mặt khác, tình hình ở Đức hay Ý lại khác. Ở Đức, tổng thống là tín đồ Thiên chúa giáo và thừa nhận tôn giáo của mình và có thể cầu nguyện một cách công khai.
Ở Ý, các giám mục là một phần của đời sống chính trị mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Điều làm nên sự khác biệt của chủ nghĩa thế tục ở Pháp là sự thù địch với tôn giáo, điều mà chúng tôi thấy rất phổ biến trong công chúng ở Pháp.
Theo các cuộc thăm dò ý kiến, 70% người Pháp ủng hộ “chủ nghĩa thế tục kiểu Pháp”. Những người theo chủ nghĩa dân túy ở Pháp đã ngừng đòi hỏi phải trở thành tín đồ Thiên chúa giáo, mà ủng hộ “chủ nghĩa thế tục Pháp”, trái ngược với yêu cầu của nhiều người theo chủ nghĩa dân túy ở Châu Âu, những người đề cao luận điểm mong muốn quay trở lại Châu Âu truyền thống – các giá trị Thiên chúa giáo truyền thống.
Có một điều rất quan trọng, đó là nhiều người theo chủ nghĩa dân túy ở Châu Âu nói rằng họ muốn quay trở lại các giá trị Thiên chúa giáo truyền thống, tương tự như những nỗ lực của chính trị gia Salvini ở Ý, Đảng Vox ở Tây Ban Nha và Đảng Công lý ở Ba Lan.
Nhưng những người theo chủ nghĩa dân túy có điểm chung: Đó là chứng bài Hồi giáo. Tất cả họ đều chống lại Hồi giáo và người nhập cư – từ Thụy Điển đến Ý và từ Anh đến Ba Lan, nhưng họ bất đồng sâu sắc về giá trị Châu Âu?
Nếu chúng ta thấy Geert Wilders ở Hà Lan, người đã thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 12 năm 2023, có lẽ là người bài Hồi giáo mạnh nhất ở Châu Âu, ông ta muốn cấm Kinh Qur’an (Coran) và đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo, nhưng ông ấy ủng hộ hôn nhân đồng tính, tự do tình dục và nữ quyền, đồng thời không thể hiện mình là một tín đồ Thiên chúa giáo sau khi ly hôn. Ông ta là một sản phẩm thuần túy của những năm 1960.
Như bạn đã chỉ ra chính Giáo hoàng ủng hộ đồng tính luyến ái, bạn có nghĩ rằng Giáo hoàng và Giáo hội đã thất bại trong việc ‘tái tạo’ Thiên chúa giáo không?
Đúng! Sự khác biệt lớn nhất là Giáo hoàng hiện tại, Francesco, nhận ra rằng Châu Âu không còn theo Thiên chúa giáo nữa. Ông ấy đến từ Argentina ở Nam Mỹ, và đối với ông ấy, Thiên chúa giáo không còn là tôn giáo ở Châu Âu.
Đúng hơn, nó là một tôn giáo toàn cầu, trái ngược với ba vị giáo hoàng trước nó: Giáo hoàng Paul VI, Giáo hoàng John Paul II và Giáo hoàng Benedict XVI – họ là người Châu Âu và muốn Châu Âu quay trở lại với Thiên chúa giáo.
Họ cho rằng Châu Âu là thế giới của Thiên chúa giáo.
Vua Clovis, 16 thế kỷ trước, là vị vua theo Thiên chúa giáo đầu tiên của Pháp khi ông biến nước này thành một vương quốc theo Thiên chúa giáo, đó chính xác là điều mà Giáo hoàng John Paul II muốn làm một lần nữa, quay trở lại với Thiên chúa giáo.
Cuộc xung đột hiện nay không phải là giữa những người Hồi giáo nhập cư và tín đồ Thiên chúa giáo Châu Âu, bởi vì Châu Âu không còn là Thiên chúa giáo nữa, nhưng cách diễn đạt riêng của Giáo hoàng Francesco không liên quan đến văn hóa, mà là vấn đề đức tin và các giá trị tôn giáo. Bởi vì Giáo hoàng phản đối việc xem khái niệm bản sắc là một phần của vấn đề Thiên chúa giáo.
Pháp chỉ trích chính sách “ly khai” của Emmanuel Macron đối với Hồi giáo?
Vấn đề với chính sách ly khai mà Macron đưa ra là nó dựa trên chính sách an ninh, và ở đây Macron đã quảng bá chính sách này với dư luận Pháp như một cách để ngăn chặn khủng bố.
Bởi đa số các chính trị gia và dư luận đều cho rằng khủng bố là kết quả của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, nghĩa là một người Hồi giáo sẽ biến thành Salafist thánh chiến.
Theo đó, đề xuất này xuất phát từ nhu cầu ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ngay từ giai đoạn đầu.
Theo nghiên cứu của riêng tôi, hầu hết những người Hồi giáo cực đoan không bắt đầu con đường cực đoan bằng cách tìm cách trở nên sùng đạo hơn, mà họ bắt đầu bằng việc cố gắng trở nên cực đoan hơn.
Và bởi vì thánh chiến giờ đây là thị trường cho chủ nghĩa cực đoan, nên họ bắt đầu phấn đấu và đạt được lợi ích – tính hợp pháp tôn giáo cho chủ nghĩa cực đoan của họ, mà tôi gọi là “Hồi giáo hóa chủ nghĩa cực đoan”.
Do đó, trước tiên họ Hồi giáo hóa đảng phái hoặc phong trào chính trị, sau đó hình thành và xây dựng con đường chủ nghĩa cực đoan của riêng mình thông qua thánh chiến, vốn chiếm ưu thế vào thời điểm Al-Qaeda và ISIS còn mạnh mẽ.
Ở Pháp, chính phủ Pháp cho rằng, ‘vấn đề’ là do chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Theo đó, chính quyền Pháp đã xây dựng chính sách dựa trên việc áp đặt tầm nhìn thế tục đối với bất kỳ ai bị nghi ngờ là cực đoan trong tương lai, nếu người đó có dấu hiệu tôn giáo. Đây là một quan điểm không chính xác, khiến Pháp mắc sai lầm lớn trong cách xử lý đối với Hồi giáo.
ISIS từng là hình mẫu cho nhiều thanh niên muốn chiến đấu hoặc tử vì đạo. Giờ đây, ISIS không còn có tầm quan trọng như trước nữa. Ngày nay, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo đang suy giảm, bởi vì chủ nghĩa thánh chiến đã suy giảm ở Pháp.
Ở đây chúng ta phải đặt câu hỏi: Điều gì có thể được xem là cụ thể trong các giá trị mà Macron đã chọn để bảo vệ: Laïcité hay chủ nghĩa thế tục?
Ảnh minh họa Olivier Roy: Nguồn ảnh: Le Grand Continent