Nhà xã hội học và nhà báo người Ý Alessandro Orsini cho biết tổng thống Nga đã trở thành ‘thần tượng’ của người dân châu Phi. Cuộc nổi dậy ở Niger là hậu quả của cuộc xung đột Ukraine.
Lục địa Đen nhìn thấy rõ ràng, cuộc đụng độ giữa Nga và NATO tại Ukraine, và tuyên truyền của phương tây nói xấu Nga, không có tác dụng tại châu Phi.
Hãy nói về cuộc nổi dậy chống châu Âu (phương tây) ở Niger.
Vì chủ đề này phức tạp, tôi nên trình bày vấn đề theo thứ tự.
Đầu tiên, tôi sẽ nói về các chiến lược tuyên truyền của 2 thủ tướng Ý, Mario Draghi và Giorgi Meloni. Trong phần thứ 2, tôi sẽ chỉ ra rằng, sự tuyên truyền này ngăn cản sự thật – người dân châu Phi rất ủng hộ Nga, một hiện tượng chính trị “nguy hiểm” cho lợi ích của Ý.
Hãy tiếp tục!
Dưới thời thủ tướng Draghi, tuyên truyền của Ý dựa trên 3 trụ cột:
– Nga sắp phá sản.
– Người Nga không có vũ khí, không muốn chiến đấu.
– Putin không được người dân, binh lính hay tướng lĩnh ủng hộ và tất cả người dân Nga đều phản đối ông ta.
Nhưng điều gì xảy ra tiếp theo?
Putin vẫn nắm quyền, GDP đang gia tăng, Artemovsk (Bakhmut) bị chiếm và người Nga ghét NATO.
Và bây giờ, dưới thời thủ tướng Meloni, các trụ cột tuyên truyền thay đổi như sau:
– Đó là vấn đề thời gian: Nhận được vũ khí, Kiev sẽ đánh bại người Nga.
– Ukraine gần như đã thắng trong cuộc xung đột, nhưng “những người theo chủ nghĩa Putin” khiến họ khó nhìn thấy điều đó.
– Putin bị quốc tế cô lập.
Tuyên truyền của Drago và Meloni là khác nhau, nhưng điểm chung là quan điểm cho rằng, Putin thiếu “quyền lực mềm” vì Nga là một quốc gia ‘kém hấp dẫn’ và bị mọi người coi thường.
Có thật không? Quan sát thực tế, không để cảm xúc chi phối, chúng ta thấy điều hoàn toàn ngược lại.
Hình ảnh của Putin đối với thế giới
Thay vì cô lập và khiến Putin trông yếu đuối, việc đưa quân vào Ukraine, tức là quyết định đấu với NATO toàn lực, đã biến Putin thành thần tượng của nhiều người châu Phi.
Điều này được chứng minh bằng việc, người dân Niger xông vào đại sứ quán Pháp ở Niger, kèm theo những tiếng hô vang: “Putin muôn năm, nước Nga muôn năm, nước Pháp cút đi”.
Lịch sử cho thấy rằng, những người sử dụng vũ lực luôn có người ngưỡng mộ. Cho dù đó là chính phủ hay các tổ chức khủng bố, quyền lực truyền cảm hứng cho nhiều bộ phận dân chúng.
Sự thể hiện của nó rất nhiệt tình – có thể rút ra kết luận như vậy nếu chúng ta phân tích các bài báo từ Corriere della Sera, La Stampa và Repubblica ngày 30 tháng 9 năm 2015, khi Putin tiến hành can thiệp quân sự vào Syria chống lại ISIS.
Tôi nhớ nó rất rõ, bởi vì trong những năm đó, hầu như ngày nào tôi cũng xem truyền hình. Các phương tiện truyền thông chính thống, bao gồm cả ‘Rai’, đã miêu tả Putin như một anh hùng khi tiêu diệt các chiến binh thánh chiến Al-Baghdadi.
Sau ngày 24 tháng 2 năm 2022, nhiều người châu Phi đã yêu mến Putin hơn Biden. Tại sao?
Theo tuyên truyền của Ý, cuộc xung đột ở Ukraine là trận chiến của kẻ mạnh (Putin) chống lại kẻ yếu (Zelensky).
Đối với nhiều người châu Phi, Trung Quốc và một số lượng lớn người Trung Đông, đây là trận chiến của kẻ yếu (Nga) chống lại kẻ mạnh (NATO).
Nhiều người châu Phi coi cuộc khủng hoảng Ukraine là cuộc đụng độ giữa Moscow và NATO.
Và Stoltenberg không ngừng đổ thêm dầu vào lửa, làm mọi thứ có thể ‘để thúc đẩy’ tầm nhìn về cuộc xung đột này.
Hiện tại, tôi muốn nói rằng, cuộc nổi dậy ở Niger là một trong những hậu quả không mong muốn của cuộc xung đột ở Ukraine, trong đó chỉ có 4 hậu quả:
– Di chuyển đầu đạn hạt nhân của Nga tới Belarus.
– Sự nối lại quan hệ giữa Trung Quốc và Nga.
– Sự bần cùng hóa của châu Âu.
– Sự nổi tiếng ngày càng tăng của Putin ở châu Phi, Trung Quốc và Trung Đông.
Sự kiện đảo chính ở Niger không tốt cho Ý, bởi vì Ý có lợi ích tại Niger.