Khi bồi thẩm đoàn Athen (Hy Lạp) kết án tử hình Socrates năm 399 trước công nguyên, ‘triết học khá nguy hiểm’. Ngày nay, các triết gia không còn bị buộc tội “làm hư hỏng thanh niên” như thời Socrates nữa.
Thay vào đó, nhà khoa học nổi tiếng Neil deGrasse Tyson và cựu ứng viên tổng thống Mỹ thuộc Đảng cộng hòa Marco Rubio khẳng định rằng, triết học là vô nghĩa hoặc không thực tế.
Trên thực tế, sinh viên triết học làm rất tốt các bài kiểm tra cho bậc sau đại học. Ngoài ra, nhiều CEO và doanh nhân thành công đã học chuyên ngành triết học.
Các khoa triết học trên khắp Hoa Kỳ hầu như đều bỏ qua triết học Châu Phi, Ấn Độ và Hồi giáo. Triết học truyền thống phương tây cũng chịu chung số phận, nghĩa là không còn hấp dẫn và mang tính sâu sắc nữa.
Kinh nghiệm của bản thân, khiến tôi đặc biệt lo ngại về sự thất bại của các khoa triết học trên khắp nước Mỹ khi “đụng độ” với triết học Trung Quốc.
Năm 1985, tôi là sinh viên năm cuối đại học muốn tiếp tục con đường học vấn của mình – bằng cách lấy bằng tiến sĩ triết học Trung Quốc. Vào thời điểm đó, gần như không thể tìm thấy các khoa triết học hàng đầu ở Mỹ dạy tư tưởng Trung Quốc (triết học Trung Quốc).
Tôi chỉ có 2 lựa chọn: Đại học Michigan và Đại học Stanford. Ngày nay, cả 2 Viện đều không còn ai trong các khoa triết học dạy tư tưởng Trung Quốc nữa.
Vậy thực hư của vấn đề như thế nào? Và tại sao chúng ta phải quan tâm?
Điều gì còn thiếu trong chương trình giảng dạy triết học?
Hãy xem xét phạm vi phủ sóng triết học Trung Quốc hiện nay của các trường đại học Hoa Kỳ.
Trong số 50 khoa triết học hàng đầu ở Hoa Kỳ cấp bằng tiến sĩ, chỉ có 4 khoa có thành viên chính thức của họ dạy triết học Trung Quốc: Đại học Duke, Đại học California tại Berkeley, Đại học California tại Riverside và Đại học Connecticut.
Tại 2 cơ sở khác (Đại học Georgetown và Đại học Indiana ở Bloomington), khoa triết học đã đồng ý cho phép các thành viên của khoa khác (nghiên cứu tôn giáo và thần học, tương ứng) liệt kê các khóa học của họ là triết học.
Ngược lại, mỗi trường trong số 50 trường hàng đầu đều có ít nhất một thành viên thường xuyên của khoa triết học có thể thuyết trình thành thạo về Parmenides, một triết gia Hy Lạp tiền Socrates.
Tác phẩm duy nhất còn sót lại của ông là một bài thơ chứa đầy những câu khó hiểu như:
“Vì không được nói và không được nghĩ/có phải là không”.
Nó có thực sự sâu sắc hơn so với triết học Trung Quốc không?
Tại sao chúng ta nên quan tâm Triết học Trung Quốc?
Tại sao các trường đại học Hoa Kỳ ‘không quan tâm’ triết học Trung Quốc?
Có ít nhất ba lý do. Đầu tiên, Trung Quốc là một cường quốc thế giới ngày càng quan trọng, cả về kinh tế và địa chính trị – và triết lý truyền thống vẫn tiếp tục phù hợp. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần ca ngợi Khổng Tử, nhà triết học có ảnh hưởng lớn của Trung Quốc sống vào khoảng năm 500 trước công nguyên.
Khổng Tử có thể so sánh với Đức Phật, chúa Jesus và Socrates. Cũng giống như họ, ông ấy đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau, đôi khi được thần thánh hóa.
Vào đầu thế kỷ 20, một số nhà hiện đại hóa Trung Quốc tuyên bố rằng, cốt lõi của Nho giáo là giáo điều. Những người khác đã gợi ý rằng Nho giáo cung cấp một sự thay thế chế độ nhân tài cho nền dân chủ tự do phương tây.
“Những nhà Nho mới” cho rằng Nho giáo đại diện cho một giáo lý riêng biệt có thể học hỏi và đóng góp cho triết học phương tây.
Suy nghĩ về những vấn đề này rất quan trọng để hiểu được hiện tại và tương lai của Trung Quốc. Thế hệ tiếp theo của các nhà ngoại giao, thượng nghị sĩ, dân biểu và tổng thống sẽ tìm hiểu về Khổng Tử và vai trò của ông ở Trung Quốc với tư cách là một nhà tư tưởng chính trị?
Thứ hai, triết học Trung Quốc có nhiều thứ để cống hiến cho triết học nói chung. Cố thẩm phán Tòa án tối cao Antonin Scalia bày tỏ một quan niệm sai lầm phổ biến về triết học Trung Quốc.
Ông ấy bác bỏ nó như là “những câu cách ngôn thần bí của chiếc bánh may mắn”. Scalia tiếp tục bôi nhọ triết học Trung Quốc chẳng là gì ngoài “thơ ca hoặc triết học đại chúng đầy cảm hứng” thiếu “logic và chính xác”.
Trên thực tế, triết học Trung Quốc rất giàu lập luận thuyết phục và phân tích cẩn thận.
Ví dụ, một học giả tại Đại học Georgetown, Erin Cline, đã chỉ ra quan điểm của Nho giáo về “lòng hiếu thảo” có liên quan như thế nào đến đạo đức hiện nay.
Cline chứng minh rằng, đạo đức Khổng giáo có thể mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề đạo đức liên quan đến gia đình và thậm chí có thể đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể.
Một khía cạnh trừu tượng hơn, nhưng không kém phần giá trị, của tư tưởng Trung Quốc được khám phá bởi Graham Priest, hiện đang làm việc tại Đại học New York City.
Graham Priest chứng minh rằng, Phật giáo Trung Quốc có thể thách thức quan điểm phổ biến của phương tây về bản thân như những cá nhân hoàn toàn độc lập.
Graham Priest, một nhà logic học, sử dụng các mô hình toán học tiên tiến để giải thích và bảo vệ quan điểm của Phật giáo rằng, bản ngã là ‘siêu nhân’ chứ không phải là cá nhân.
Lý do thứ ba khiến việc bổ sung triết học Trung Quốc vào chương trình giảng dạy là rất quan trọng liên quan đến nhu cầu đa dạng văn hóa. Như các nhà nghiên cứu Myisha Cherry và Eric Schwitzgebel đã chỉ ra gần đây.
… triết học hàn lâm ở Hoa Kỳ có vấn đề về tính đa dạng. Trong số công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân nhận bằng tiến sĩ triết học ở đất nước này, 86% là người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.
Với kinh nghiệm của bản thân và nhiều đồng nghiệp của tôi đều gợi ý rằng, một phần lý do của điều này là do học sinh da màu phải đối mặt với một chương trình giảng dạy gần như ‘thuần túy’ châu Âu.
‘Vấn đề’ có ý nghĩa như thế nào?
Gần đây tôi đã thảo luận về việc lãng quên triết học Trung Quốc với một chuyên gia hàng đầu về triết học phương tây cổ đại. Cô ấy lo lắng: Các khoa triết học sẽ tìm đâu ra những người vừa biết triết học – vừa có thể đọc được chữ Hán cổ điển?
Nói cách khác, bà lập luận rằng, hệ thống các chuyên gia có thẩm quyền về triết học Trung Quốc quá hẹp để có thể tạo ra bất cứ điều gì.
Chắc chắn là có rất ít trường đại học thậm chí có khả năng đào tạo giáo sư dạy triết học Trung Quốc. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn. Rất ít cơ sở dạy triết học Trung Quốc, vì vậy gần đây có rất ít tiến sĩ triết học Trung Quốc cho các viện trường. Kết quả là, số lượng các tổ chức giảng dạy triết học Trung Quốc không tăng lên.
Câu chuyện tương lai
Hầu hết các nhà triết học chính thống tỏ ra không quan tâm đến việc học bất cứ điều gì về triết học Trung Quốc. Gần đây, tôi là thành viên của một hội đồng được mời tại Hiệp hội triết học Hoa Kỳ, được quảng cáo đặc biệt là cơ hội cho những người không chuyên tìm hiểu về triết học Trung Quốc.
Đây là một bức ảnh, tôi chụp căn phòng khi bắt đầu hội đồng!
Hầu hết các khoa triết học thậm chí không muốn thừa nhận rằng, có bất cứ điều gì bên ngoài truyền thống triết học phương tây đáng để nghiên cứu.
Nhà triết học – nghiên cứu triết học cổ đại, Diogenes, được hỏi “quê hương của ông là gì”, và ông trả lời: “Tôi là công dân của thế giới”. Điều này dường như là nghịch lý! Họ tuyên bố là công dân thế giới, nhưng chỉ hạn hẹp trong triết học phương tây.
Bryan W. Van Norden, giáo sư tư tưởng và lịch sử Trung Quốc, Đại học Vassar