EU – Liên Minh Châu Âu phụ thuộc 40% vào khí đốt của Nga. Tổng nhập khẩu khí đốt của EU hàng năm khoảng 400 tỷ mét khối. Tổng công suất các kho dự trữ khí đốt của EU chỉ khoảng 110 tỷ mét khối.
Nga đã giảm công suất bơm khí đốt đến EU qua đường ống Nord Stream 1 chỉ còn 20%, tương ứng với công suất 33 triệu mét khối/ngày kể từ ngày 27 tháng 07 năm 2022.
Có thể nói, Putin đã đi một nước cờ cực kỳ điêu luyện. Ngày 21 tháng 7 năm 2022, sau khi nối lại nguồn cung qua Nord Stream 1. Điều này làm cho EU cảm thấy không còn lo lắng. Tuy nhiên, mức cung chỉ ở mức 40% công suất đường ống.
Với mức này, EU chỉ đủ sử dụng, nhưng không đủ để tích trữ. 7 ngày sau, ngày 27 tháng 07 năm 2022, mức cung giảm xuống còn 20%. Nghĩa là EU không thể tích trữ đủ khí đốt cho mùa đông.
Thật khó khăn để EU có thể tích trữ đủ 100% phục vụ mùa đông 2022 này. Nếu không có khí đốt của Nga, 20% nền công nghiệp của Đức có thể dừng hoạt động hoàn toàn.
Chưa hết!
Trong EU, Đức là nước tiêu thụ nhiều khí đốt nhất, nhu cầu sử dụng hàng năm lên đến 92 tỷ mét khối. Đến tháng 7 năm 2022, Đức mới dự trữ khoảng 66%.
Trong vòng 8 năm tới, chắc chắn, EU sẽ còn phải phụ thuộc vào khí đốt Nga. Thật sự là lựa chọn khó khăn đối với EU khi muốn thoát hoàn toàn khỏi Nga về khí đốt.
Liệu EU có thể thoát khỏi Nga
Bước đi của EU trong ngắn hạn, ngày 20 tháng 07 năm 2022, EU đã đề xuất các thành viên tự nguyện giảm 15% tiêu thụ khí đốt từ ngày 1 tháng 8 năm 2022 đến 31 tháng 3 năm 2023.
Trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung, EU có thể bắt buộc các thành viên phải tuân thủ bắt buộc giảm 15%.
Tất nhiên, nhiều nước sẽ phản đối, chẳng hạn Ba Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Ireland, Malta, Síp và Pháp. Hungary có mối quan hệ hữu nghị với Nga nên có thể sẽ tích trữ đủ khí đốt cho mùa đông. Quốc gia này đã bỏ phiếu trắng về đề xuất giảm 15% khí đốt.
Các quốc gia được miễn trừ nghĩa vụ giảm 15% khí đốt bao gồm Malta, Ireland hoặc Cyprus. Do những quốc gia này không có kết nối khí đốt với EU.
Pháp và Tây Ban Nha cũng như vậy. Trong EU, chỉ có Pháp và Tây Ban Nha là không sử dụng khí đốt của Nga để phát điện.
Có thể nói rằng, EU thật sự đang gặp khủng hoảng về khí đốt mà rất khó giải quyết. Chính phủ của nhiều nước thành viên có thể bị giải tán. Đúng hơn là cái ghế thủ tướng hoặc tổng thống của họ đang bị lung lay.
Ngay cả việc cắt giảm 15% khí đốt cũng đã gây chia rẽ giữa nhiều nước thành viên EU. Họ thật sự khó đoàn kết để chia ngọt sẻ bùi với nhau. Mỗi thành viên đều vì lợi ích của riêng họ. Đúng hơn là cái ghế của họ.
Đức đang phụ thuộc 55% khí đốt của Nga thông qua đường ống Nord Stream 1. Mặc dù, họ đã cố gắng mua thêm khí đốt từ Na Uy và Hà Lan nhưng rất khó để thay thế Nga.
Nếu không có khí đốt trong mùa đông này, Đức và nhiều nước EU sẽ bị đóng băng. Thật sự không nói quá, nhiều ngôi nhà ở EU sẽ trở thành tủ đông. Một vấn đề quan trọng khác của EU, là hóa đơn tiền điện, khí đốt đang gia tăng chóng mặt.
Vấn đề còn nghiêm trọng hơn chính là nền công nghiệp và nông nghiệp của Đức sẽ phá sản hoàn toàn nếu thiếu khí đốt.
Khí đốt không chỉ phục vụ sản xuất điện, làm mát và sưởi ấm, mà còn phục vụ sản xuất phân bón, nhựa, hóa chất và nhiều sản phẩm khác phục vụ đời sống.
Một mắt xích trong chuỗi cung ứng gặp trục trặc sẽ kéo theo cả chuỗi bị phá vỡ. Nó thật sự rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế Đức – đầu tàu dẫn dắt EU.
Vấn đề duy nhất là thương lượng với Nga? Không còn lựa chọn nào khác!
Ban đầu với việc áp đặt hàng ngàn lệnh cấm vận, Mỹ và EU tự tin có thể hạ gục Nga về kinh tế, nhưng cuối cùng, cấm vận đã quay trở lại phá hoại kinh tế của họ.
Mình đánh người khác thì được, khi người khác đánh ngược lại thì lại la làng lên! Đó là đạo đức theo tiêu chuẩn của Mỹ và phương tây?
Tao đánh mày thì được, mày không được đánh trả nhé!
Mỹ và EU đã đổ lỗi cho Nga. Tuy nhiên, họ không chịu nhìn lại mình, không chịu nhận lỗi về phần mình.
Bước đi trung và dài hạn của EU nhằm thay thế khí đốt Nga: Liệu Có thành hiện thực?
EU đã tìm đến Azerbaijan, Algeria và nhiều nước khác để mua khí đốt.
Ngày 18 tháng 7 năm 2022, EU công bố thỏa thuận đã đạt được với Azerbaijan để tăng gấp đôi lượng khí đốt so với mức hiện tại. Cụ thể là, lượng khí đốt sẽ được tăng lên ít nhất 20 tỷ mét khối/năm vào năm 2027 từ mức khoảng 10 tỷ mét khối hiện tại (năm 2021 là 8,1 tỷ mét khối).
Azerbaijan chỉ mới cung ứng khí đốt cho EU (thông qua Ý, Hy Lạp và Bulgaria) vào cuối năm 2022 thông qua đường ống Trans Adriatic.
Như vậy, 5 năm nữa, EU mới có thể nhận thêm 10 tỷ mét khối khí đốt từ Azerbaijan.
Ngoài Azerbaijan, EU cũng đã tìm đến Algeria. Algeria là nhà sản xuất khí đốt lớn nhất châu Phi và đứng thứ 7 thế giới. Tuy nhiên, Algeria sẽ rất khó khăn để tăng nguồn cung khí đốt, vì cơ sở hạ tầng thiếu và yếu.
Algeria hiện là nhà cung cấp khí đốt đứng thứ 3 cho EU với sản lượng khoảng 42 tỷ mét khối/năm, sau Nga và Na Uy.
Đường ống chính vận chuyển khí đốt đến EU (Ý) là TransMed.
Ngoài đường ống TransMed, Algeria còn vận chuyển khí đốt đến EU (Tây Ban Nha) thông qua đường ống Maghreb-Europe, với lưu lượng khoảng 12 tỷ mét khối/năm.
Algeria thật sự là lựa chọn khó khăn của EU, bởi vì nhu cầu tiêu dùng trong nước của họ cũng có thể gia tăng và sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu.
Trên thực tế, Algeria có mối quan hệ khá tốt với Nga. Họ đã từng bỏ phiếu trắng khi Liên Hiệp Quốc ra dự thảo lên án Nga đánh Ukraina.
Ngoài ra, EU có thể lựa chọn nhập khẩu LNG của Mỹ và nhiều nước châu Á, nhưng họ phải đầu tư kho chứa và cảng chuyên biệt. Nó thật sự khó khăn đối với EU. Nguồn cung LNG chắc chắn sẽ giới hạn.
Vì vậy, trong trung và dài hạn, việc thoát khỏi khí đốt Nga của EU cũng không hề dễ dàng chút nào.
Tác giả: Nguyễn Văn Trị