Vì Sao Con Người Khó Giúp Đỡ Lẫn Nhau?

Tác phẩm Chúa Ruồi đã cho thấy bản chất con người, đó là con người khó giúp đỡ lẫn nhau. Còn quan điểm của các triết gia thì sao?

Chúa Ruồi_Lord of the flies. Ảnh Inc

Tiểu thuyết là một nguồn thông tin, để hiểu biết về xã hội. Trong thế kỷ 20, một số tiểu thuyết đã định hình ‘diễn ngôn triết học’ và ảnh hưởng đến cách mọi người nghĩ về thế giới và con người.

Một trong những tác phẩm quan trọng nhất là ‘Chúa Ruồi – Lord of the Flies’ (1954) của William Golding, trong đó một nhóm ‘nam sinh trẻ’ bị bỏ rơi trên một đảo hoang – đã đánh nhau dã man và không thể hòa hợp.

Đó là một cuốn tiểu thuyết – khiến chúng ta tuyệt vọng về số phận con người.

Nhưng một cuốn sách mới của nhà sử học người Hà Lan Rutger Bregman, ‘Humankind’, lập luận rằng, con người về cơ bản là tốt – hoặc ít nhất là không xấu – và từ chối chấp nhận kết luận mà nhiều người trước ông, đã rút ra từ cuốn sách của William Golding.

Phụ đề cuốn sách của Bregman tóm tắt luận điểm của ông trong 3 từ: Một lịch sử đầy hy vọng.

Trong cuốn sách này, Bregman thách thức kịch bản đen tối trong tiểu thuyết của William Golding, bằng một ví dụ thực tế ít được biết đến về 6 cậu bé vào năm 1966 bị mắc kẹt tại một hòn đảo hoang vắng phía nam Tonga ở Bờ biển Thái Bình Dương trong hơn 1 năm.

Trải nghiệm của họ không giống với trải nghiệm của ‘Chúa Ruồi’: Họ sống sót vì sống hòa thuận, hợp tác với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

Câu chuyện này là một sự chứng thực mạnh mẽ cho tất cả những gì tốt đẹp và cao quý về bản chất con người.

Người ta nghĩ đến huyền thoại về “sự man rợ cao quý” của Jean-Jacques Rousseau, tượng trưng cho lòng tốt bẩm sinh của con người trước khi bị phơi bày trước những ảnh hưởng đồi bại của nền văn minh.

Khó chịu và tàn bạo

Là một triết gia, câu chuyện này khiến tôi nổi da gà. Về mặt lý thuyết của bản chất con người, câu chuyện như trong tác phẩm ‘Chúa Ruồi’ cũng cho biết một phần nào đó về con người!

Tương tự như vậy, chúng ta không thể và không nên rút ra bất kỳ kết luận nào về bản chất con người từ một nghiên cứu điển hình hoặc một câu chuyện nào đó.

Ngoài ra, nền tảng triết học trong phân tích của Bregman chưa rõ ràng. Điều khiến tôi phải do dự là, không phải lần đầu tiên, Bregman miêu tả Thomas Hobbes là ông kẹ của triết học chính trị. Bregman dường như bác bỏ quan điểm nổi tiếng của Thomas Hobbes về trạng thái tự nhiên.

Về cơ bản, nếu không có một xã hội kiềm chế những ‘bản năng cơ bản’ nhất của chúng ta, và để chúng ta tự xử lý, thì mọi người sẽ ‘quay lưng lại’ với nhau.

Xã hội, theo giả thuyết của Thomas Hobbes, do đó, sẽ sụp đổ thành một trạng thái vô cùng hỗn loạn – một “cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả”, nơi cuộc sống đơn độc, nghèo nàn, tồi tệ, tàn bạo và ngắn ngủi.

Cách duy nhất để thoát khỏi trạng thái tự nhiên là thông qua một khế ước xã hội và sự hình thành của ‘một Leviathan’ toàn năng (người cầm quyền giỏi), theo Thomas Hobbes.

Điều này đã khiến một số người trong thời hiện đại, buộc tội nhà triết học biện minh cho chế độ độc tài chuyên chế. Nhưng điều đó là sai lầm: ‘Leviathan’ hiện đại không gì khác hơn là ‘cơ quan hợp pháp’ của một nhà nước hiện đại.

Việc không có chính quyền dẫn đến tình trạng vô chính phủ chắc chắn là thông điệp của William Golding trong ‘Chúa Ruồi – Lord of the Flies’ – thoát khỏi chế độ nghiêm khắc của xã hội học đường, những đứa trẻ bị bỏ rơi chuyển sang giết chóc lẫn nhau.

Và vì vậy, trường hợp thực tế của 6 cậu bé đến từ Tonga là cách Bregman nói với chúng ta rằng Thomas Hobbes đã sai.

Nhưng tôi nghĩ cách hiểu của ông ấy về Thomas Hobbes là sai lầm. Thomas Hobbes không bao giờ nói rằng, bản chất con người là xấu xa, thay vào đó ông tin rằng, chúng ta được ban cho “sự thận trọng” – điều mà ông định nghĩa là tầm nhìn xa, dựa trên kinh nghiệm:

Sự thận trọng chỉ là kinh nghiệm, mà thời gian là bình đẳng với tất cả mọi người, trong mọi việc họ đều áp dụng như nhau.

Vâng, chúng ta cũng bị thúc đẩy bởi ‘tư lợi một cách tự nhiên’, như Bregman đã chỉ ra – nhưng đối với Thomas Hobbes trong trạng thái tự nhiên (luật tự nhiên), tư lợi là trung lập về mặt đạo đức.

Hành động vì lợi ích cá nhân của chúng ta không phải là “xấu” về mặt đạo đức, bởi vì các phán đoán đạo đức không áp dụng cho trạng thái tự nhiên. Và điều quan trọng là những điều tốt đẹp có thể xuất phát từ lợi ích cá nhân của chúng ta.

Hợp tác tư lợi

Một cách hiểu chính xác hơn về Thomas Hobbes như sau: Động lực chính và lớn nhất của con người là tránh cái chết – và chúng ta kêu gọi ‘lợi ích cá nhân’ của mình để tiếp tục sống.

Thomas Hobbes cũng nói với chúng ta rằng, cách tốt nhất để sống sót, và điều cuối cùng là vì lợi ích cá nhân của chúng ta, là thông qua hợp tác xã hội.

Hobbes có lẽ là nhà tư tưởng vĩ đại nhất về hợp tác xã hội cùng có lợi. Bởi vì, con người không hợp tác vì lòng vị tha mà vì lợi ích cá nhân.

Hợp tác xã hội là bản chất của khế ước xã hội, và vai trò của nhà nước hiện đại là tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã hội.

Đọc về 6 cậu bé trong ‘Chúa Ruồi’ củng cố quan điểm của tôi rằng, Thomas Hobbes đã đúng. Nhờ thận trọng, họ sớm nhận ra rằng, cách tốt nhất để tồn tại là cùng nhau làm việc, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

Họ sống sót được 1 năm, đó là một điều kỳ diệu, nhưng liệu sự hòa thuận của họ có kéo dài, nếu họ không được giải cứu?

Rất khó để biết!

Những gì chúng ta biết là trên đảo có rất nhiều thức ăn và nước ngọt. Nhưng nếu môi trường khác đi thì sao? Trong những bối cảnh khác – khan hiếm hơn, ăn thịt đồng loại có thể xảy ra.

Câu chuyện có thật

Trong một vụ kiện pháp lý nổi tiếng năm 1884, một thủy thủ đoàn 4 người đi từ Anh đến Úc đã bị đắm tàu, ​​mà hầu như không có thức ăn. Khi cậu bé Cabin 17 tuổi bị ốm, 2 trong số những người đàn ông quyết định giết và ăn thịt cậu.

Sau khi được giải cứu, 2 người đàn ông bị kết tội giết người và bị kết án tử hình – sau đó được giảm xuống còn 6 tháng tù.

Chúng ta chỉ có thể suy đoán, 6 cậu bé trên hòn đảo ở Thái Bình Dương sẽ làm gì nếu chúng hết thức ăn – nhưng dù, đó là gì đi nữa, chắc chắn sẽ khó rút ra bất kỳ kết luận nào từ câu chuyện đó, về bản chất của con người.

Vittorio Bufacchi, giảng viên cao cấp triết học, Đại học College Cork

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang