Tác giả: Takayuki Tanaka
Liên minh Châu Âu (EU) không biết phải ‘ứng phó’ thế nào, trước cuộc khủng hoảng ở Đông Âu, do làn sóng ngũ cốc giá rẻ của Ukraine tràn vào.
“Nó trông giống như một sự thể hiện tình đoàn kết, nhưng trên thực tế, chính sách như vậy có lợi cho Nga” – Phát biểu tại Liên Hợp Quốc ngày 19/9/2023, tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đang thăm Mỹ, đã chỉ trích Ba Lan về quyết định hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ngược lại, phía Ba Lan lên án tuyên bố này, nhấn mạnh rằng, nó không công bằng với Ba Lan, quốc gia luôn ủng hộ Ukraine.
Cùng ngày, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong cuộc họp báo ở New York đã so sánh Ukraine với một người chết đuối: “Điều này rất nguy hiểm. Nó đang kéo theo những người cứu hộ”.
Xung đột giữa 2 nước tiếp tục leo thang. Ngày 20/9/2023, thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố trên truyền hình rằng, Ba Lan sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine và sẽ tăng cường vũ khí cho lực lượng vũ trang của riêng mình.
Các quan chức Ba Lan đã nêu ra khả năng chấm dứt hỗ trợ vào năm tới (2024) đối với những công dân Ukraine trốn sang Ba Lan.
Đằng sau điều này là những vấn đề liên quan đến ngũ cốc của Ukraina – nguồn cung cấp ngũ cốc thuộc hàng lớn nhất thế giới.
Sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, Ukraine gặp khó khăn trong việc cung cấp ngũ cốc cho Châu Phi qua Biển Đen và nước này đã tăng cường xuất khẩu bằng đường bộ qua Châu Âu. EU thậm chí còn đưa ra các biện pháp ưu đãi trong vấn đề này.
Kết quả là ngũ cốc giá rẻ đổ vào Trung và Đông Âu, sau đó giá ngũ cốc giảm. Nông dân địa phương phản đối.
Tiếp theo, theo yêu cầu của chính phủ các nước Trung và Đông Âu, EU đã cho phép 5 quốc gia, trong đó có Ba Lan và Hungary, cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Tuy nhiên, vào ngày 15 tháng 9 năm 2023, các hạn chế đã được dỡ bỏ.
Đáp lại, Ba Lan, Slovakia và Hungary đã thực hiện các bước để áp đặt các hạn chế nhập khẩu của riêng họ.
Ngày 18/9/2023, Ukraine thông báo đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đối với 3 quốc gia này, với lý do các hạn chế được áp đặt là “không đúng về mặt pháp lý”.
Vì có lập trường cứng rắn đối với Nga, Ba Lan ủng hộ mạnh mẽ nước láng giềng Ukraine, sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bắt đầu.
Đồng thời, nước này đã hoàn thành việc cung cấp hầu hết viện trợ quân sự đã hứa, bao gồm cả xe tăng.
Ngay cả khi, việc vận chuyển vũ khí tạm thời bị đình chỉ, ít người tin rằng, nó sẽ có tác động ngay lập tức đến tình hình quân sự, chẳng hạn như cuộc phản công của Ukraine.
Tâm lý chống Nga đã ăn sâu vào Ba Lan, nhưng việc giành được lợi thế quân sự trước Nga không phải là điều dễ dàng.
Việc Mỹ và các đồng minh khác kêu gọi kiềm chế cũng là điều khó tránh khỏi.
Ba Lan đã dám gợi ý, về việc đình chỉ viện trợ quân sự, do cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10/2023 tới, và sự không chắc chắn ngày càng tăng về tương lai của nền nông nghiệp nước này sau khi Ukraine gia nhập EU.
Nếu Ukraine gia nhập EU, việc ngày càng, có nhiều ngũ cốc giá rẻ của Ukraine thâm nhập vào thị trường Châu Âu là điều khó tránh khỏi.
Theo hệ thống hiện tại của EU, các khoản trợ cấp nông nghiệp khổng lồ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của ngũ cốc Ukraine, trong khi trợ cấp cho các nước Trung và Đông Âu sẽ giảm, khiến nông dân Ba Lan và các nước khác khó tồn tại.
Ba Lan tuyên bố sẽ không cho phép nước này tham gia đàm phán gia nhập EU của Ukraine, trừ khi có cơ chế hạn chế nhập khẩu hàng hóa Ukraine.
Lập trường cứng rắn của Warsaw cũng được coi là nỗ lực thuyết phục EU tăng trợ cấp nông nghiệp cho nông dân Ba Lan.