Ukraina được Nga tạo ra như thế nào?

Ukraine chưa bao giờ là một quốc gia thực sự. Vùng đất Ukraine là một phần của Đế quốc gia và một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cho đến 1991 …

Ukraina chưa bao giờ là 1 quốc gia - Là sản phẩm của người Cộng Sản Nga

Vào cuối thế kỷ 19, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina muốn thành lập một quốc gia độc lập, với biên giới từ Karpat đến Caucasus. Người đề ra ý tưởng nhà nước độc lập Ukraina là nhà sử học Hrushevsky. Hrushevsky cho rằng lịch sử của người Ukraina là từ thế kỷ thứ 4 sau tây lịch, là sự liên minh với bộ tộc Slav (người Nga).

Theo quan điểm của Hrushevsky, nhà nước Ukraina chính là vùng đất Galician–Volyn Rus và người Ukraina mới chính là người kế thừa của nước Nga cổ đại.

Về ngôn ngữ, tiếng Ukraina chính là một phương ngữ của tiếng Nga. Hai ngôn ngữ này giống nhau đến 90%. Để hiện thực hóa một nhà nước độc lập, Hrushevsky đã khởi xướng phát triển ngôn ngữ Ukraina – Nga. Cải cách lịch sử Ukraina – Nga. Một đảng chính trị mới cũng được thành lập – Đảng dân chủ quốc gia.

Tất nhiên, quan điểm của Hrushevsky là không chính thống. Bởi vì, theo quan điểm chung, người Nga mới là người kế thừa nước Nga cổ đại. Tất nhiên, theo người Nga, Hrushevsky đang tạo ra một huyền thoại về lịch sử của Ukraina.

Mặc dù đã “tạo ra lịch sử” cho Ukraina, cho đến năm 1917 – thời điểm cách mạng tháng mười Nga thành công – lật đổ chế độ phong kiến Nga – Hrushevsky liên tục thay đổi quan điểm, ông vừa muốn một nhà nước Ukraina độc lập và cũng vừa muốn nằm trong nước Nga liên bang (Xô Viết – Liên Xô).

Trước năm 1917, Hrushevsky liên tục rao giảng về sự sụp đổ của đế quốc Nga. Tất nhiên, đế quốc Áo rất thích điều này. Người Áo đã tài trợ cho Hrushevsky. Năm 1914, Hrushevsky bị bắt với tội phản bội tổ quốc và bị đày đến Kazan.

Cũng nói thêm, năm 1903, Hrushevsky gia nhập hội tam điểm (Free Maison) tại Paris. Năm 1909, hội tam điểm ở Kyiv (Kiev) được xây dựng. Phong trào đấu tranh chống lại đế quốc Nga trên thực tế đã hình thành.

Về mặt lịch sử, Ukraina trước đây là một lãnh thổ của đế quốc Nga. Sau khi đế quốc Nga sụp đổ, tất nhiên Ukraina là một phần của Liên Xô – Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này sau.

Như vậy, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina cùng với những người theo chủ nghĩa xã hội, đã góp phần đấu tranh lật đổ Sa Hoàng Nicholas II – vị vua cuối cùng của phong kiến Nga. Tất nhiên, người cộng sản và những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina hành động vì 2 mục đích và đường lối khác nhau. Trên thực tế, họ không có mối liên hệ nào trong quá trình đấu tranh.

Đất nước Ukraina hiện nay là sản phẩm của những người cộng sản Nga

Trước cách mạng tháng 10 năm 1917, nước Ukraina bây giờ là một lãnh thổ thuộc đế quốc Nga. Sau 1917, với sự sụp đổ của đế quốc Nga, các dân tộc thiểu số tuyên bố thành lập các quốc gia độc lập, trong đó có Ukraina.

Cuộc nội chiến đã xảy ra, kéo dài từ 1917 đến 1922 giữa những người Bolsevik (những người cộng sản chủ yếu là công nhân, nông dân, người trí thức) với bạch vệ (những người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, những người thuộc chế độ Sa Hoàng cũ). Đến cuối năm 1920, chiến thắng trên thực tế đã thuộc về Bolsevik (hồng quân).

Mãi đến ngày 30 tháng 12 năm 1922, đại hội liên minh các dân tộc Nga được tổ chức để thành lập nhà nước liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô). Trong đó, Ukraina là một nước thuộc Xô Viết. Các nước thuộc Xô Viết đều do những người cộng sản lãnh đạo. Chủ nghĩa cộng sản là ý thức hệ chung của toàn Nga.

Sự phân chia lãnh thổ giữa các nước thuộc liên bang Xô Viết được hình thành. Trên thực tế, những người theo chủ nghĩa quốc gia Ukraina chủ yếu sống ở vùng tây đế quốc Nga (Galicia, Volyn, Lviv), hiện nay là phía tây của Ukraina.

Vào thế kỷ thứ 13, vùng đất phía tây Ukraina bây giờ bị Công quốc Ba Lan xâm lấn và cai trị.

Theo lịch sử chính thống, người Ukraina và người Nga là cùng một dân tộc.

Trong thời kỳ vùng đất phía tây của đế quốc Nga (bây giờ là phía tây của Ukraina) bị Ba Lan chiếm đóng, người Ba Lan đã “Công giáo hóa” người tiểu Nga và ủng hộ họ như là một dân tộc độc lập theo Công giáo La Mã. Như bạn đã biết, người Công giáo La Mã rất không thích – thậm chí là đối kháng với Chính thống giáo – mà người Nga là đại diện. Người Nga xem Chính thống giáo như là tôn giáo truyền thống của họ.

Quá trình Công giáo hóa người tiểu Nga của Ba Lan đã thành công và họ đã trở thành một đối trọng chống lại người Nga, những người anh em của họ. Mặc dù cùng một dân tộc, nhưng khác về niềm tin tôn giáo có thể dẫn đến sự chia rẽ, chống đối và thù địch nhau. Người Mỹ và phương tây rất hiểu điều này, họ đã dùng tôn giáo để chia rẽ người Nga và Ukraina.

Đến năm 1390, vùng đất chính thức Galicia (phía tây Ukraina hiện nay) trở thành một phần lãnh thổ của Công quốc Ba Lan, còn vùng Volyn thuộc về công quốc Litva. Đến thế kỷ 17, những người tiểu Nga nổi dậy chống lại sự thống trị của người Ba Lan. Những người đại Nga đã ủng hộ những cuộc nổi dậy của những người anh em tiểu Nga. Một điều quan trọng, chắc chắn, người Nga không tự phân biệt giữa tiểu Nga và đại Nga. Sự phân biệt đó xuất hiện trong thời kỳ Ba Lan cai trị vùng phía tây Ukraina (một phần của đế quốc Nga).

Mặc dù vậy, người Ba Lan đã thành công trong việc tạo ra ý thức hệ Ukraina độc lập, họ theo Công giáo La Mã và chống lại những người tiểu Nga và đại Nga theo Chính thống giáo. Có thể nói, các lãnh chúa Ba Lan, các tu sĩ dòng Tên đã tạo ra mầm móng chia rẽ giữa những người Nga. Đúng hơn, họ tạo ra những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Chính sách của Ba Lan là muốn có địa vị trong xã hội thì phải trở thành người Công giáo. Điều này tương tự như người Mỹ đã Tin lành hóa người Hàn Quốc và họ đã thành công.

Đến thế kỷ 19, xu hướng chủ nghĩa dân tộc Ukraina đã phát triển mạnh trở lại, mà Hrushevsky là đại diện như đã đề cập ở trên, họ chủ yếu là những người Ukraina theo Công giáo La Mã.

Sau năm 1917, các nhà cách mạng theo chủ nghĩa xã hội ra chỉ thị đổi tên ba bộ phận của dân tộc Nga (đại Nga – người Nga, tiểu Nga – Ukraina và Belarus) thành “ba dân tộc đông Slavơ anh em”. Người Nga, người Ukraina và Belarus tuyên bố là những quốc gia khác nhau. Lịch sử Kiev Rus đã chính thức xóa bỏ khỏi lịch sử của dân tộc Nga.

Trong thời gian nước Nga bị Đức quốc xã chiếm đóng, người Đức một lần nữa chia rẽ người Ukraina khỏi người Nga. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina theo Đức quốc xã đã thành lập đội quân SSR Ukraina (phát xít Ukraina). Họ ủng hộ và thực hiện những cuộc diệt chủng người Do Thái theo bước chân của phát xít Đức. Một trong những thủ lĩnh của lực lượng phát xít Ukraina là Bandera. Vì vậy, người Nga đã gọi lực lượng phát xít Ukraina hay những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina là Bandera.

Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức, nó đã đặt dấu chấm hết cho phát xít Ukraina. Mặc dù vậy, mầm móng phát xít vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đó là lý do tại sao, tổng thống Nga nói rằng, một trong những mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina là “phi phát xít” hóa.

Trước đây, lực lượng phát xít Ukraina đã theo phát xít Đức trong việc chống lại người Nga. Hiện nay, họ đã theo người Mỹ để chống lại người Nga, nhưng lịch sử có lập lại. Người Nga đã đánh bại phát xít Đức, phải chăng lần này, người Nga có thể đánh bại người Mỹ, ít nhất là về phương diện ngoại giao và kinh tế. Lạm phát của Mỹ đang gia tăng, tình trạng thiếu điện đang diễn ra, giá xăng dầu tăng kỷ lục.

Lịch sử có lập lại hay không? Mọi chuyện đang còn ở phía trước.

Điều này cũng giải thích tại sao, Ba Lan rất mạnh miệng trong việc chống lại Nga và hết sức ủng hộ Ukraina – dưới sự lãnh đạo của phát xít Ukraina – những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Đó cũng là lý do vì sao, Nga nói rằng, Ba Lan đang muốn chiếm lấy phần phía tây Ukraina và dự thảo luật về nhà nước liên minh giữa Ba Lan và “Zelensky” đang được lấy ý kiến.

Xung đột Nga – Ukraina có nguyên nhân lịch sử!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang