Ukraina Đã Phá Hủy Nền Công Nghiệp Quốc Phòng Của Mình Như Thế Nào?

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina thừa hưởng một “gia tài khổng lồ” về nền công nghiệp quốc phòng. Trong thời kỳ Liên Xô, Ukraina là nơi tập trung công nghiệp sản xuất và công nghiệp quốc phòng của

Tàu sân bay Liêu Ninh mua từ Ukraina - Ảnh: Wiki

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina thừa hưởng một “gia tài khổng lồ” về nền công nghiệp quốc phòng. Trong thời kỳ Liên Xô, Ukraina là nơi tập trung công nghiệp sản xuất và công nghiệp quốc phòng của hệ thống. Nhưng bây giờ thì sao? Nền công nghiệp quốc phòng của họ là con số không?

Hãy xem qua một vài con số, sẽ thấy được điều đó

Vào cuối năm 1991, Ukraina sở hữu lên đến 1000 đầu đạn hạt nhân. Một con số ước mơ của Iran, Triều Tiên, hay thậm chỉ cả Trung Quốc. Rõ ràng, Ukraina thời điểm đó là một cường quốc Hạt Nhân lớn thứ 3 thế giới sau Hoa Kỳ (Mỹ) và Liên bang Nga. Dưới sức ép của Mỹ, chú ý là Mỹ chứ không phải Nga, Ukraina đã tham gia vào hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, trở thành một quốc gia phi hạt nhân.

Tại thời điểm sau 1991, Nga hoàn toàn kiệt quệ về kinh tế và chính trị, nên tiếng nói của Mỹ có sức ảnh hưởng rất lớn. Nga thì làm gì có tiếng nói với sự tàn tạ của mình. Đừng đổ lỗi cho Nga về điều này.

Không cần nói đến vũ khí hạt nhân, Ukraina lúc đó có nhà máy đóng tàu sân bay và đã sở hữu tàu sân bay phóng tên lửa chiến lược. Như vậy, Ukraina và Mỹ chính là 2 cường quốc sở hữu tàu sân bay. Rõ ràng, việc duy trì nền công nghiệp quốc phòng khổng lồ như vậy là một gánh nặng rất lớn đối với Ukraina? Đó là một câu hỏi!

Có thể nói rằng, với việc sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt – vũ khí hạt nhân và tàu sân bay, Ukraina thật sự là một siêu cường quân sự duy nhất tại châu Âu, chỉ sau Nga. Sau tan rã 1991, Ukraina không đủ khả năng duy trì hệ thống quân sự khổng lồ đó.

Về vũ khí thông thường – Ukraina cũng là một siêu cường

Chắc bạn đã nghe tin, quân đội Nga đã phá hủy máy bay vận tải lớn nhất thế giới Antonov. Đúng như vậy, Ukraina đã sở hữu cơ quan thiết kế máy bay vận tải hàng đầu thế giới. Ngoài ra, Ukraina cũng sở hữu viện thiết kế tên lửa và công nghệ vũ trụ Yuzhnoye. Trước đây, trong thời Liên Xô, Yuzhnoye là đơn vị thiết kế tên lửa quan trọng của hệ thống. Bây giờ thì sao, dù thừa hưởng nền công nghiệp quân sự, nhưng Ukraina đã không duy trì được nó.

Ukraina cũng sở hữu công nghệ chế tạo xe tăng hiện đại, điều đáng mơ ước nhiều nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng hiện nay, họ phải cầu viện từ Mỹ và phương tây. Điều gì đã xảy ra?

Mẫu xe tăng T-64 của nhà máy sản xuất Mozorov được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1964 và đến 1969 được trang bị cho quân đội Liên Xô.

Sau khi tan rã, Ukraina cũng đã được thừa hưởng chúng. Nhưng bây giờ, nhà máy này chỉ có thể sửa chữa các chi tiết nhỏ lẻ và chưa cải tiến hoặc có thể phát triển các mẫu xe mới. Hiện tại, các cơ sở công nghiệp quốc phòng này dần xuống cấp và không còn khả năng sản xuất nữa.

Vào thời điểm 1991, Ukraina sở hữu một quân đội gần 1 triệu người, gần 12 ngàn xe tăng chiến đấu phục vụ bộ binh, xe tăng bọc thép, gần 3 ngàn máy may chiến đấu, 20 ngàn hệ thống pháo. Với tiềm lực như vậy, Ukraina xứng đáng là quân đội hàng đầu châu Âu, chỉ sau Nga và đứng vào loại thứ 4 thế giới, sau Nga, Mỹ, và Trung Quốc. Tất nhiên, những tài sản đó là thừa hưởng từ thời Liên Xô.

Tuy nhiên, trong vòng 15 năm sau khi Liên Xô tan rã, từ 1991 đến 2005, Ukraina đã phá hủy nền công nghiệp quốc phòng của mình. Họ tự phá hủy bằng cách bán vũ khí ra khắp thế giới chủ yếu là châu phi và trung đông, dưới hình thức chợ đen hoặc chợ trắng.

Trên thực tế, thị trường vũ khí là một món hời cho giới chức quân sự và cả dân sự của Ukraina kiếm tiền. Điều này đồng nghĩa với nạn tham nhũng tràn lan. Tình trạng này đã và đang gặm nhắm nền quân sự và kinh tế của Ukraina.

Chắc bạn đã từng nghe thông tin, Ukraina đã bán tàu sân bay duy nhất của mình được sản xuất bởi nhà máy đóng tàu Nikolaev cho Trung Quốc với giá 25 triệu USD. Nếu không, thì chắc bạn biết tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Đúng vậy, nó là của Ukraina bán cho Trung Quốc với giá rất hời. Như vậy, người Trung Quốc có thể tiếp cận công nghệ và bắt chước sản xuất tàu sân bay. Người Trung Quốc rất giỏi về điều này. Đến đây, chắc bạn đã hình dung được, người Nga, giỏi đến mức nào. Người Nga có thể làm kinh tế không giỏi, nhưng họ thật sự rất giỏi trong việc phát minh, sáng chế, chế tạo, thiết kế và sản xuất.

Có một thông tin thú vị, Ukraina đã từng là một nhà xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới. Có lúc, quốc gia này đứng thứ 12, đó là chưa nói đến thị trường chợ đen. Nhưng bây giờ, họ phải xin cầu viện đồng minh của mình là Mỹ và phương tây. Chuyện gì đã xảy ra? Tất nhiên, việc bán đi dần dần đến một lúc nào đó thì làm gì còn!

Không còn nghi ngờ gì nữa, Ukraina đã sở hữu một tài sản quốc phòng khổng lồ, nhưng họ không biết phát triển. Họ chưa thể độc lập tự mình phát triển công nghệ mới hoặc chí ít là bảo tồn công nghệ có từ thời Liên Xô.

Tham nhũng thực sự là một vấn nạn của Ukraina. Điều này cũng tương tự như nước Nga trước thời Tổng thống Putin. Tuy nhiên, nước Nga có Putin – một KGB, còn Ukraina có Zelensky – xuất thân từ một diễn viên hài. 2 quốc gia anh em, từng là một phần của Liên Xô, nhưng nay đã ngã 2 con đường khác nhau.

Các nhà tài phiệt kiểm soát nền kinh tế Ukraina

Cho dù, tổng thống nào lên đi chăng nữa, có dân chủ chừng nào đi chăng nữa, nếu một Ukraina thiếu bản sắc, thiếu một nhà lãnh đạo với cái đầu lạnh, trái tim nóng thì Ukraina sẽ bị chia rẽ.


Càng dân chủ bao nhiêu, càng chia rẽ bấy nhiêu.


Rõ ràng, Ukraina đã từ bỏ bản sắc Nga của mình, họ đã chọn con đường phương tây, nhưng thật ra không phải toàn bộ người dân Ukraina chọn con đường tây phương hóa. Làm sao một quốc gia từ bỏ bản sắc của chính mình có thể phát triển được.

Nền kinh tế được kiểm soát bởi các nhà tài phiệt, thì nạn tham nhũng tại Ukraina sẽ khó lòng được giải quyết. Cho dù là tổng thổng, cũng khó có thể làm được điều gì.

Putin thì khác, điều đầu tiên mà Putin làm là răn đe các nhà tài phiệt. Đôi khi, nếu áp dụng các biện pháp thông thường sẽ khó có thể giải quyết được vấn đề về xã hội. Tất nhiên, người phương tây sẽ khó hiểu được vấn đề này.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cách mạng Maidan 2014 lật đổ tổng thống hợp hiến Yanukovic được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ và phương tây. Họ, người Mỹ đã ngấm ngầm trong một thời gian dài xây dựng lực lượng là những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina, đúng hơn là phát xít Ukraina. Chắc bạn đã biết đến tiểu đoàn Azov. Tên là tiểu đoàn, nhưng thực sự họ là một lực lượng của quân đội Ukraina. Họ đã được người Mỹ và phương tây đào tạo, dù biết là phát xít.

Với 2 điều đó thôi, Ukraina thật sự trở thành một nơi cho các cường quốc xâu xé.

Chiến sự Nga – Ukraina vẫn tiếp tục. Xung đột giữa Nga và Ukraina vẫn tiếp tục. Không ai muốn điều đó. Nhưng đôi khi, không có chiến tranh, không có hòa bình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang