Tư Tưởng Khổng Tử Và Tương Lai Của Trung Quốc?

Tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử đã định hình xã hội Trung Quốc hơn 2000 năm. Ngày nay Trung Quốc đang muốn xuất khẩu tư tưởng của mình!

Khổng Tử. Ảnh: Kevinsmithnyc/ Wikipedia, CC BY-SA

Chắc bạn đã từng đọc những câu trích dẫn mang tính “cách ngôn” của Khổng Tử, nhà triết học vĩ đại của Trung Quốc. Nhưng câu cách ngôn đó, thường xoay quanh ‘tầm quan trọng’ của đạo đức.

Khổng giáo trên thực tế không phải là một tôn giáo đúng nghĩa. Triết lý chính của Khổng Tử chủ yếu về chính trị, điều hành và quản lý xã hội. Nó không phải là một tôn giáo theo nghĩa tâm linh hoặc thần học. Nó chưa bao giờ trở thành một tôn giáo cho đến hiện nay.

Những nỗ lực của Trung Quốc ngày nay tập trung vào việc cố gắng hồi sinh Nho giáo bằng cách tổ chức các hội nghị và hội thảo quốc tế tại các trung tâm văn hóa Trung Quốc ở một số quốc gia, mang cùng tên “Khổng Tử”, nhằm giới thiệu với thế giới về Khổng Tử và triết học của Khổng Tử.

Cho dù Trung Quốc có đang cố gắng làm sáng tỏ triết lý Khổng Tử để tôn vinh nó, hoặc với mục đích trình bày nó là một hệ thống triết học thay thế, để làm nền tảng cho chính trị quốc tế, điều quan trọng là phải hiểu Nho giáo là gì?

Khổng giáo là niềm tin của 5 triệu người trên khắp thế giới. Triết lý – tư tưởng Khổng Tử là gì?

Đừng bỏ lỡ: Khổng Tử: Tư Tưởng Của Ông Bị Chỉ Trích – Nhưng Vì Sao Vẫn Đứng Vẫn hơn 2000 Năm Qua

Nho giáo phụ quyền

“Trị quốc chính trực, quân tử ngay thẳng thì ai dám trái”?

Câu nói này, được  Khổng Tử viết cách đây hơn 25 thế kỷ, phần lớn tổng kết quan điểm của ông về mối quan hệ giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị.

Một người cai trị phải có đạo đức và trung thành, tuân theo các nghi lễ Nho giáo, sự cam kết và liêm chính của là yếu tố quan trọng khiến dân tuân theo.

Nho giáo xoay quanh chế độ phụ quyền. Người cha phải có đạo đức, để xứng đáng với sự vâng lời của người thân trong gia đình. Nhận thức này áp dụng cho người cha trong gia đình, và cho nhà lãnh đạo chính trị trong xã hội.

Nhưng nếu người cha hoặc người cai trị không ngay thẳng và vô đạo đức thì sao?

Khổng Tử nói: “Hãy tử tế khi bạn cố gắng khuyên can họ, đừng làm điều gì sai trái, và nếu bạn thấy rằng, họ không thực hiện, hãy giữ phẩm giá của bạn với họ và đừng nói xấu họ trước công chúng”. Như vậy, theo Khổng Tử, mọi người nên tiếp tục “tôn kính” khi cha mẹ hay bậc quân vương không nghe lời khuyên, Khổng Tử muốn tránh xung đột trong xã hội – từ gia đình, quan lại cho đến bậc quân vương.

Một số người thấy rằng, những lời dạy của Khổng Tử, mặc dù củng cố các nguyên tắc đạo đức và nhu cầu tôn trọng quyền lực ‘gia trưởng’, đã bị lợi dụng vào thời của ông và sau khi ông qua đời để củng cố quyền lực cai trị của giới cầm quyền.

Và người cai trị ở Trung Quốc, trở thành người chịu trách nhiệm đầu tiên về các vấn đề của thế giới, và Nho giáo ở Trung Quốc đã trở thành một nghệ thuật cai trị của người cai trị, một triết lý đạo đức cho giới trí thức, và cho người dân một chiếc roi lụa quanh cổ họ, để đảm bảo quyền lợi của họ – trung thành và tận tụy với chính quyền cai trị.

Đừng bỏ lỡ: Để Hiểu Trung Quốc Hiện Đại: Khổng Tử Là Chưa Đủ?

Sự vâng lời đòi hỏi sự chính trực

Mặt khác, Khổng Tử kêu gọi coi trọng truyền thống xã hội kế thừa, do ông bà cha mẹ đặt ra, hơn là luật lệ do người cai trị đặt ra.

Không tuân theo và thực hiện theo yêu cầu của họ, nhưng luật của giai cấp cai trị có ‘hậu quả vật chất’ như bỏ tù, trong khi hậu quả của luật xã hội là đạo đức, chẳng hạn như sự xấu hổ và khinh miệt của phần còn lại của cộng đồng đối với người rời bỏ truyền thống của tổ tiên.

Quy tắc đầu tiên là “hsiao” (hiếu thảo), và nó bắt nguồn từ niềm tin của một người rằng, bất cứ ai cai trị họ đều ngay thẳng và có đạo đức.

Và, một xã hội hạnh phúc là một xã hội dựa trên sự ‘phục tùng’ những người cao hơn họ trong hệ thống xã hội, và trong một xã hội có tổ chức, ‘gia đình dựa trên sự phục tùng’ là viên gạch đầu tiên, để xây dựng một nhà nước thành công – cũng dựa trên sự phục tùng, vì vậy mà Nho giáo được cho là đã hình thành nên “triều đại Trung Hoa”.

Quy tắc thứ hai là “lễ”, là lễ nghi – ‘đạo đức và nhận thức’ được truyền từ đời này sang đời khác và phải tuân theo.

Và quy tắc thứ ba là “jin” (“nhân”), mà Khổng Tử định nghĩa là tình yêu của con người.

Khi đó, cách ứng xử của cá nhân đối với xã hội là tình thương, lòng nhân ái nhằm đạt được lợi ích chung thông qua việc vận dụng ‘nhân nghĩa’, ‘đạo đức’, đức độ, nhân hậu, và điều quan trọng nhất là ‘sự chấp nhận’ của người khác, đó là điều mà ông chỉ ra.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rõ ràng những điều đó tại “Hội nghị lần thứ nhất về đối thoại của các nền văn minh Châu Á” vào năm 2020.

Điều thứ tư là “yi” (“nghĩa”), là sự chính trực mà người cha, người cai trị và người chủ phải có, để họ xứng đáng với sự phục tùng của người khác, chẳng hạn con cái trong gia đình, quan lại trong triều đình, tôi tớ đối với chủ.

Khi triết lý và tư tưởng Khổng Tử gặp xung đột

Khổng Tử xuất thân nghèo khó và phải làm những công việc lao động chân tay, mà ông mô tả là “thấp kém”, cho đến khi Khổng Tử làm người phụ trách giữ kho thóc và chăn gia súc, rồi làm quan cho 1 lãnh chúa phong kiến.

Nhưng cuối cùng, Khổng Tử trở thành nạn nhân của một cuộc xung đột quyền lực giữa các lãnh chúa phong kiến.

Một cuộc xung đột đã diễn ra ở nước Lỗ vào năm 498 trước công nguyên. Sự kiện này, buộc ông phải rời đi cùng các học trò của mình, để tìm kiếm những người cai trị ‘anh minh’ áp dụng các ý tưởng và lễ nghi Nho giáo của ông.

Điều không may cho Khổng Tử, không nhà cai trị nào chấp nhận tư tưởng của ông. Cuối cùng, Khổng Tử phải trở về cố hương nhờ sự giúp đỡ của 1 trong những học trò của mình.

Đừng bỏ lỡ: Thuế ‘Báo Hiếu’ Ở Trung Quốc: Lòng Hiếu Thảo Của Khổng Tử Đã Được Áp Dụng

Trung Quốc xuất khẩu Nho giáo ra thế giới?

Khổng Tử tin rằng, xã hội là một ‘cấu trúc vĩ đại’ mà đơn vị cơ bản là các cá nhân. Xã hội thối nát là do sự tha hóa của các cá nhân, không tuân theo lễ nghi Nho giáo.

Gần 25 thế kỷ qua, những lời dạy của Khổng Tử được nghiên cứu như một triết lý đạo đức, chính trị chứ không phải tâm linh, nhấn mạnh vai trò của người cai trị như một tấm gương sáng, là điều kiện để có thể quản lý xã hội và đất nước.

Tư tưởng của Khổng Tử nhấn mạnh đến “danh dự cá nhân” và sự tôn trọng trong xã hội, điều này hàm ý, một cá nhân muốn có sự tôn trọng, anh ta phải tuân theo quy tắc ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cách khác, các cá nhân phải thực hiện sự “tự cam kết” và “tự răn đe”, chứ không phải sự trừng phạt.

Khổng Tử tin rằng, sự hài hòa của con người với vũ trụ, trước hết đòi hỏi anh ta phải hài hòa với chính mình và sống trong sự hài hòa bên trong, vì vậy thơ ca, âm nhạc là những công cụ thiết yếu để Khổng Tử phát huy tư tưởng của mình, qua đó ông có thể đạt được mục tiêu.

Khổng Tử liên tục tìm kiếm một người cai trị sẽ áp dụng tư tưởng “Nho giáo” của mình và nuôi dưỡng chúng thành chính sách cai trị.

Chính vì vậy, Khổng Tử đã trở thành một “người du thuyết”, nay đây mai đó. Cuối cùng, vận may đã đến, không phải với Khổng Tử, mà là 1 trong những người học trò của ông. Người học trò Khổng Tử, Nhiễm Ung, làm quan ở nước Lỗ – quê hương của ông.

Sau khi mất, tư tưởng của Khổng Tử đã lan rộng sang miền bắc Trung Quốc và nhiều nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Mã Lai.

Một điều kỳ lạ, mặc dù, trong khi còn sống, không vị quân vương nào chấp nhận triết lý và tư tưởng của ông, nhưng nó đã phát triển và trở thành tư tưởng chi phối xã hội Trung Quốc hơn 2000 năm cho đến đầu thế kỷ 20.

Không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Trung Quốc, nó đã được truyền sang các nước lân cận như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Mã Lai.

Cho đến khi cuộc cách mạng Trung Quốc nổ ra và chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền, do Mao Trạch Đông lãnh đạo, với sự hình thành nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949. Lúc đó, Nho giáo đã thực sự tách khỏi chính trị, mặc dù vậy, sự ảnh hưởng của nó trong xã hội vẫn rất lớn. 

Vào năm 1978, một trào lưu cải cách đã phát triển trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976. Như bạn đã biết, sự cải cách của Trung Quốc có công rất lớn của Đặng Tiểu Bình.

Nhờ sự cải cách này, tư tưởng Nho giáo đã có cơ hội hồi sinh mạnh mẽ. Một trong những tư tưởng của Nho giáo là chung sống hòa bình, bất kể sự khác nhau về tư tưởng, tôn giáo và văn hóa. Như Đặng Tiểu Bình đã nói, ‘bất kể mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần nó bắt được chuột’.

Ngày nay, những nguyên tắc của Nho giáo được Trung Quốc sử dụng trong diễn ngôn chính trị của họ với thế giới.

Trong Hội nghị đối thoại các nền văn minh Châu Á vào năm 2020, với chủ đề: “Trao đổi và học hỏi giữa các nền văn minh Châu Á và một cộng đồng có tương lai chung”, chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu: “Nhân loại cần sức mạnh văn hóa, bên cạnh sức mạnh kinh tế và công nghệ, để đối mặt với những thách thức sắp tới và hướng tới một tương lai tươi sáng, xây dựng mối liên kết và vận mệnh chung cho Châu Á, cũng như mối liên kết vận mệnh chung của nhân loại”.

Đừng bỏ lỡ: Khổng Tử Đã Trở Lại

Tác giả: Sasapost

Nguồn: Sasapost – Sasapost.com – Ai Cập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang