4. Nam Hoa Kinh – Một diễn giải triết học hiện đại
4.1. Quan điểm về Đạo theo Khổng Tử và Trang Tử
Khổng giáo đại thể là tư tưởng nhân văn. Phiên bản Khổng giáo đầu tiên – đại diện là Khổng Tử (551 – 479 trước công nguyên) – khởi nguồn từ việc Khổng Tử ‘truy lại’ tính chuẩn mực – mà người xưa đã tạo ra và tập hợp lại thành chuẩn mực chung và cụ thể.
Các bậc thánh nhân xưa đã để lại những thói quen, lệ thường và tập quán xã hội tốt đẹp. Ngôn ngữ và cách diễn đạt là một ví dụ cụ thể liên quan đến lễ nghi trong hoạt động thường lệ hằng ngày.
Nó cần được hướng dẫn bởi tính ‘đúng đắn’, theo chuẩn mực của những bậc hiền nhân xưa – theo cách sống của thánh nhân. Tóm lại là, những chuẩn mực đúng đắn này được xem như cái “Đạo xã hội”. Đạo (道) là con đường đúng, còn xã hội là môi trường sống. Sống trong xã hội cần phải có tính chuẩn mực đúng đắn, con đường đúng đắn, mà con đường đó là ‘hướng dẫn’ bởi các bậc thánh nhân.
Một phiên bản sau của Đạo Khổng (Nho giáo) bắt nguồn từ Mạnh Tử (Mencius, 孟子, 372–239 TCN ), phiên bản Nho giáo của Mạnh Tử tập trung vào tâm lý tự nhiên của con người. Con đường đúng đắn là con đường đạo đức tự nhiên. Mạnh Tử cho rằng, bản tính tự nhiên của con người là “thiện”.
Mạnh Tử có thể đã ‘phê bình’ đối với Mặc Tử (Mozi, 墨子, 470–391 trước công nguyên). Trước đó, về tính chuẩn mực, Mặc Tử đã đề xướng hướng đến ‘tự nhiên’ và ‘khách quan’ nhiều hơn.
Điều này được hiểu là, Mặc Tử chủ trương giảm bớt các yếu tố về văn hóa liên quan đến tính chuẩn mực đạo đức (thiên về tự nhiên nhiều hơn). Ông ấy tuyên bố rằng, tự nhiên hay thiên đạo (天 tian) tự nó thể hiện xu hướng – hướng đến lợi ích và phúc lợi cho con người. Vì vậy, con người nên sử dụng các chuẩn mực tự nhiên, sự phân biệt giữa lợi và hại (利害, lì-hài, benefit-harm) trong việc xây dựng trật tự xã hội (Đạo xã hội), bao gồm cả những chuẩn mực về ngôn ngữ.
Theo Mặc Tử (470–391 trước công nguyên), việc sử dụng đúng chuẩn mực đó, chính nó là con đường dẫn đến hành vi hợp tác trong xã hội, dẫn đến lợi ích chung cho con người – thuyết vị lợi (utilitarianism), tốt hơn việc sử dụng quy tắc hoặc luật lệ. Tự nhiên có xu hướng dẫn dẫn con người tuân theo các cấu trục tự nhiên của nó, theo những cách, dẫn đến lợi ích chung cho con người.
Do đó, các câu hỏi về đạo đức có một câu trả lời đúng duy nhất trong chuẩn mực ngôn ngữ được chia sẻ và tạo lập theo đúng lý tưởng đề ra. Tư tưởng siêu đạo đức vị lợi của Mặc Tử chính là tư tưởng hay chủ nghĩa hiện thực tự nhiên.
Tư tưởng của Đạo giáo nguyên thủy (của Lão Tử được thể hiện trong Đạo Đức Kinh), như đã trình bày, là hướng đến tư tưởng hay chủ nghĩa đạo đức tự nhiên rộng lớn hơn, theo con đường phi ngôn ngữ tuyệt đối.
Theo tư tưởng này, chúng ta hãy quên hoặc bỏ qua những chuẩn mực xã hội, bao gồm những chuẩn mực về ngôn ngữ. Tính vị lợi (có lẽ là vị lợi vị kỷ) thúc đẩy hành vi của chúng ta như dòng nước chảy tự nhiên. Ngôn ngữ không nên can thiệp, vào trong bất cứ cách nào, trong sự hướng dẫn tự nhiên giữa chúng ta và quá trình tự nhiên.
4.2. Chuẩn mực Đạo giáo Trung Hoa
Việc hiểu Trang Tử trở nên khó khăn hơn bởi sự khác biệt lớn không chỉ trong bối cảnh triết học, mà còn trong các ‘phép ẩn dụ phổ biến’ và tập trung vào các cuộc thảo luận về chuẩn mực ứng xử trong truyền thống cổ điển Trung Hoa và Ấn-Âu.
Các quan điểm của Trang Tử ‘mời gọi’ sự so sánh với chủ nghĩa tự nhiên siêu đạo đức hiện đại, nhưng Trang Tử không tập trung vào các khái niệm liên quan đến luật lệ hoặc quy tắc, hoặc sự việc thực tế, tính chất (tính thực tế gắn với đều đã được xác định).
Trang Tử đã sử dụng phép ẩn dụ dựa theo chuẩn mực truyền thống (Đạo truyền thống) cùng với những thuật ngữ mang tính chuẩn mực đã được phát triển trong trường phái Mặc gia (Mặc Tử) như đúng sai, sự phân biệt, và ‘sự chấp nhận được’.
Phép ẩn dụ ‘định hình’ hầu hết các cuộc thảo luận của người Trung Hoa về hành vi, sự lựa chọn và hiểu biết thực dụng, đó chính là Đạo – hay con đường. Những câu hỏi mà chúng ta diễn dạt liên quan đến các tuyên bố đạo đức, luật lệ, nguyên tắc là những câu hỏi về việc tìm kiếm, lựa chọn và theo con đường của “Đạo”.
Đạo chính là cấu trúc tự nhiên hoặc xã hội, nó hướng dẫn chúng ta trả lời những câu hỏi thực tế: Phải làm cái gì và làm như thế nào? Như là sự tập trung vào sự hướng dẫn mâu thuẫn, sự hướng dẫn của Đạo có 3 giai đoạn:
(1) Chúng ta phải tìm và nhận biết nó, lựa chọn một trong số những nhận biết đó, sau đó đi theo hoặc làm sáng tỏ con đường (hoặc hành vi) lựa chọn.
(2) Chúng ta phải phân biệt, khám phá và công nhận nó.
(3) Chọn lựa và chấp nhận nó (nếu là đúng) – hoặc bác bỏ (nếu là sai), hoặc xem nó như là thứ có thể chấp nhận hoặc không.
Khả năng của chúng ta tham gia vào các giai đoạn này ‘chi phối’ những cấu trúc hướng dẫn tự nhiên này, Đạo chính là con đường nội tại bên trong chúng ta, là ý chí, là đạo đức của chúng ta. Đạo đức của chúng ta tương tác với Đạo để hiểu và giải thích mục đích của Đạo, do đó tạo ra hành vi của chúng ta.
Phép ẩn dụ về “Đạo” tương ứng với phép ẩn dụ “Con Đường” (way, path) theo bản dịch của phương tây. Phép ẩn dụ này, mặc dù phổ biến trong diễn giải triết học, nhưng hiếm khi là trọng tâm của sự phân tích triết học về tính chuẩn mực.
Sự khác biệt nổi bật giữa 2 truyền thống về hành vi là: Người Trung Hoa không tập trung vào các yếu tố tình cảm (hành động, sự kiện, niềm tin) đặc biệt là quyết định về niềm tin cộng với các lập luận tinh thần về sự mong muốn. Thay vào đó, truyền thống Trung Hoa tập trung vào sự tương quan của vật chất một cách tự nhiên (còn gọi là 氣qi – yếu tố ‘khí’) – nó chính là ‘cấu trúc tồn tại’ cho các sinh vật sống.
Nho gia và Mặc gia có lý thuyết riêng của họ, về con đường đúng (Đạo) và đức tính (hay đạo đức) đúng trong việc định hình hoặc hướng dẫn hành vi ứng xử.
Nho giáo có xu hướng ‘giữ gìn’ những tập tục và chuẩn mực hình thành từ quá khứ (giữ gìn quá khứ) và phiên bản ‘đạo đức’ của họ có xu hướng thiên về trực giác nhiều hơn, điển hình chính là tính “nhân văn” (仁 rén).
Trong khi đó, Mặc gia ủng hộ việc cải cách các chuẩn mực xã hội theo các quy chuẩn tự nhiên như sự phân biệt giữa lợi – hại (利害lì-hài). Đối với Mặc gia, yếu tố lợi – hại (利害lì-hài) là cách tự nhiên để tìm kiếm, lựa chọn, cải cách các chuẩn mực xã hội.
Trái ngược với Nho gia (Khổng giáo), Mặc gia tìm kiếm kỷ lưỡng cách lựa chọn con đường tự nhiên (hay Đạo) đối với các chuẩn mực xã hội – giống như quá trình đo lường, quá trình hoạt động, yếu tố khách quan đối với người bình thường, không bị hưởng bởi sự truyền bá hoặc dạy dỗ.
4.3. Cách tiếp cận đặc biệt của Trang Tử
Trang Tử có lẽ phù hợp hơn với thời tiền Hán, sử dụng phép ẩn dụ về Đạo (con đường) để nói đến “tính chuẩn mực” nói chung. Điều này như là sự đóng góp của ông ấy đối với quan điểm hay tư tưởng của Đạo giáo.
Hơn nữa, hầu hết các cuộc thảo luận của Trang Tử phù hợp hơn với các ‘lệ thường’ và ‘thực tế’ xã hội (“Đạo” liên quan đến xã hội – sống theo lễ nghi – phép tắc do xã hội đặt ra). Điều này hàm ý, con đường của Trang Tử ngấm ngầm “phá bỏ” (làm suy yếu) tư tưởng của Lão Tử về Đạo tự nhiên (sống theo quy luật tự nhiên).
Trên thực tế, Trang Tử miễn cưỡng đưa ra sử tương phản giữa Đạo xã hội và Đạo tự nhiên, hay đúng hơn là sự tương phản giữa chuẩn mực xã hội và chuẩn mực tự nhiên (Đó có phải là tự nhiên không, đó có phải là con người không)?
Chuẩn mực xã hội (Đạo xã hội) của con người cũng chính là hành vi tự nhiên của động vật. Điều này cho thấy rằng, Trang Tử xem tất cả các sinh vật là đồng nhau – ngang nhau (được thể hiện trong chương Tề Vật Luận (equally natural creatures).
Con người vốn dĩ – theo tự nhiên – giống như con khỉ, con chim, con cá. “Cho dù Đạo có thể bị ẩn dấu như thế nào đi nữa, thì, vẫn có những dấu hiệu để nhận biết (thật) và tính không tự nhiên của nó (giả)”. Ông ấy hỏi một cách tu từ!
4.4. Nghi ngờ chủ nghĩa trực giác
Graham cho rằng, dường như Trang Tử hoài nghi về sự xác định cụ thể của “cái tôi nội tại”. Cái tôi đó hướng dẫn hành vi cảm xúc cá nhân một cách tự nhiên. Hình như có một “cái tôi” bên trong, nhưng thật sự không có chứng cứ về sự tồn tại của nó. Chúng ta chấp nhận những hành vi của mình và đặt niềm tin của chúng ta vào hành động, nhưng lại không tìm thấy dấu hiệu gì về việc cái gì điều khiển hoặc tạo ra những hành động đó.
Trang Tử của Graham sau đó đề cập đến phản ứng này của Mạnh Tử trong một đoạn văn mở rộng chủ nghĩa hoài nghi giống như Hume về bất kỳ “cái tôi bên trong” nào có thể nhận dạng được.
Còn tiếp phần 2 …