3. Diễn giải Nam Hoa Kinh
Để hiểu quan điểm của Trang Tử, thì, phải xuất phát từ phong cách sử dụng ngôn ngữ (thông qua những mẫu đối thoại) và lịch sử trí tuệ của Trung Hoa, cũng như sự giao thoa giữa phương tây và Trung Hoa hiện đại.
Phong cách của Trang Tử là ‘ngụ ngôn triết học’, điển hình là một cuộc thảo luận hoặc trao đổi ngắn giữa 2 quan điểm. Ngoài ra, trong các đối thoại còn có sự xuất hiện của các sinh vật tự nhiên (cá, chim) hoặc sinh vật tưởng tượng.
Các nhân vật hư cấu của nó thường được đặt tên khéo léo, một số là biểu tượng Nho giáo và thậm chí là Lão Tử. Một số đối tượng thảo luận là động vật (cá, chim, rắn có thật và hư cấu), hộp sọ biết nói, gió, thi sĩ, người tranh luận, hổ, người thầy, đồ tể, bướm, kẻ trộm.
Tính ngắn gọn dễ diễn đạt và sự tinh tế từng chi tiết làm tăng sự ảnh hưởng, tác động và kích thích đối với những câu chuyện ngụ ngôn phức tạp và khó nắm bắt ý nghĩa – Những câu chuyện ngụ ngôn đó hiếm khi đưa ra các ‘đạo lý hoặc luận điểm’ một cách rõ ràng.
Thông thường, (các) tác giả kết thúc cuộc thảo luận bằng một giọng điệu nghi ngờ, một ‘câu hỏi tu từ’ hoặc một câu kết thúc đầy bí ẩn ngắn gọn nào đó. Họ có thể đưa ra quan điểm của mình bằng cách khiến cả ‘2 bên’ lắc đầu bỏ đi, chỉ đồng ý hoặc không đồng ý – cả 2 đều đánh giá cao rằng, họ hầu như không hiểu nhau, nhưng cảm thấy rằng điều gì đó đã học được từ cuộc trao đổi.
Chính vấn đề này, thật sự khó khi dịch sang các ngôn ngữ phương tây. Hậu quả của nó là làm mất đi ‘ý nghĩa thực sự’ hoặc bản chất so với văn bản gốc. Tuy nhiên, những câu chuyện ngụ ngôn vẫn thu hút sự tò mò của các triết gia phương tây. Phương tây có thể thích thú khi đắm chìm trong ‘một truyền thống triết học độc lập’ cổ xưa và phong phú.
Độc giả trong và ngoài Trung Quốc luôn nghi ngờ rằng, văn phong hấp dẫn của Trang Tử được thấm nhuần bởi tài năng triết học của ông, ngay cả khi họ không đồng ý về kết quả ‘triết học’ của nó.
Thật vậy, phần lớn sức hấp dẫn triết học của Trang Tử có thể xuất phát từ ‘kết cấu mở’ dường như có chủ ý của nó, tính dễ uốn nắn ‘diễn giải’ của các cuộc đối thoại dường như có tính mời gọi, thậm chí có lẽ đòi hỏi, chúng ta cùng tham gia với (các) tác giả trong suy tư triết học của họ.
Sự hấp dẫn này bắt nguồn từ ‘chất lượng và sự tinh tế’ trong các chương của Nam Hoa Kinh, mỗi chương làm sáng tỏ những ‘vấn đề mang tính triết học’ bằng cách kết thúc bằng một câu hỏi đề suy ngẫm – khá giống với Nietzsche hay sau đó là Wittgenstein.
Câu chuyện trao đổi trong Nam Hoa Kinh trình bày hoặc minh họa những hiểu biết sâu sắc với những kết luận có cấu trúc mở – tất cả gắn với niềm vui của Trang Tử trong việc khám phá nghịch lý – đặc biệt phong cách đối thoại độc đáo này đã thu hút các nhà triết học phân tích phương tây.
Các kết luận có tính mập mờ khó hiểu, thường gặp là “câu trả lời X” khiến cho học giả tranh luận, diễn giải theo nhiều cách khác nhau trong nhiều thế kỷ sau đó. Giống như Fermat nêu ý kiến, làm thế nào X có thể là một câu trả lời được (nó thật sự vô lý) – X là gì? (Ví dụ, “bước đi trên 2 con đường”, “đi lang thang”, “từ chiếc cốc”, “sự rõ ràng”).
Mỗi câu trả lời câu trong các đối thoại của Trang Tử – Nam Hoa Kinh dường như tương thích với những “câu hỏi rắc rối” hoặc “câu đố” đối với các học giả triết học ở cả 2 truyền thống – Trung Hoa và phương tây.
Các học giả nghi ngờ rằng, việc tìm ra cách giải thích chính xác theo cách hiểu của mình giống như “con ruồi của Wittgenstein” – thoát khỏi cái nút thắt hoặc cái hộp triết học nào đó.
Những câu chuyện tường thuật liên quan đến khía cạnh tôn giáo đã đặt Trang Tử là học trò của Lão Tử. Họ xem Lão Tử là người sáng lập một tôn giáo gọi là “Đạo giáo” – Lão Tử có tính chất thần thánh (thần bí).
Những bàn luận triết học xem Đạo giáo như là những phiên bản khác nhau của trường phái nhất nguyên siêu hình, trường phái vô chính phủ về chính trị, trường phái trực giác nhận thức luận hay nhận thức dựa trên trực giác (chống lại trường phái duy lý).
Là các phiên bản khác nhau của trường phái nhất nguyên siêu hình, trường phái trực giác nhận thức luận (chống lại trường phái duy lý), trường phái tuyệt đối hư vô. Phần lớn các luận giải của những người theo Đạo giáo theo đường lối diễn giải này. Họ xem Lão Tử là người đầu tiên của tư tưởng thần bí Đạo giáo hay tư tưởng Lão – Trang, và xem Trang Tử là học trò của Lão Tử.
Câu chuyện về quan điểm tôn giáo của Trang Tử bắt đầu một thế kỷ sau khi Trang Tử mất (thế kỷ thứ 4 trước công nguyên). Trong thời nhà Tần (221–206 trước công nguyên), các trường dạy triết học – tư tưởng bị đóng cửa, sách bị đốt và các học giả Nho giáo bị đàn áp. Nó là thời kỳ tiếp theo của thời kỳ cổ điển.
Hơn 2 thập kỷ (109 – 91 trước công nguyên), sử gia ‘cha truyền con nối’ của nhà Hán, Tư Mã Đàm (Sima Tan) và Tư Mã Thiên (Sima Qian) (cha và con), đã viết một bộ sử chính thức từ ‘hoàng đế huyền thoại’ – khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên đến nhà Hán.
Theo bộ sử ký, lần đầu tiên, có sự phân loại các nhà tư tưởng thành 3 trường phái tư tưởng: Đạo gia, Pháp gia và trường phái Danh gia. Graham suy đoán rằng, giả định về sự liên kết của Trang Tử với Lão Tử có thể bắt nguồn từ ‘Ngoại chương’ trong Nam Hoa Kinh. Ở đó, các học trò của Trang Tử đã sử dụng ‘người thầy của Khổng Tử’ là Lão Tử để chế giễu Khổng Tử trong một cuộc đối thoại.
Một giáo phái ‘Hoàng Lão’, tôn thờ Hoàng đế và Lão tử như những vị thần, đã phát triển ở thời nhà Tần. Hai cha con nhà sử học Tư Mã là học trò của Hoàng – Lão đại sư.
Vào cuối thời nhà Hán, câu chuyện kể về Trang Tử với tư cách là học trò (tín đồ), người góp phần xây dựng một ‘Lão Tử bán thành thánh’ đã được củng cố vững chắc.
Sau thời nhà Hán, một phong trào nổi lên của Đạo giáo được gọi là ‘Tân Đạo giáo’ (Neo – Daoism), bằng việc chỉnh sửa phiên bản tác phẩm của 2 vị hiền triết là Lão Tử và Trang Tử. Người ‘chỉnh sửa’ Đạo Đức Kinh đầu tiên là Vương Bí (王弼, Wang Bi, 226 – 249) và sau đó là Quách Tương (郭象, Guo Xiang, 252 – 312) như đã đề cập đã ‘chỉnh lại’ Nam Hoa Kinh của Trang Tử.
Thực hành và tư tưởng của Tân Đạo giáo đã có ảnh hưởng trong việc gắn kết tương tác Phật giáo với tư tưởng Trung Hoa. Từ đây, Đạo giáo đã trở nên gắn bó hơn với Phật giáo, đặc biệt là thiền tông. Trên thực tế, Đạo giáo đã ‘vay mượn’ mô hình tổ chức tôn giáo từ Phật giáo như tu viện, tu sĩ.
Không chỉ vậy, nó còn chịu ảnh hưởng về ‘giáo lý’ từ Phật giáo trong suốt thời kỳ Phật giáo chi phối giới trí thức Trung Hoa (trong thời kỳ Lục triều kéo dài từ 220 đến 589, cũng như kéo dài đến thời nhà Đường, 618 – 907). Một lưu ý là, những người Tân Nho giáo xem Phật giáo và Đạo giáo về cơ bản là giống nhau.
Sự điều chỉnh Nam Hoa Kinh của Trang Tử, nói theo các học giả phương tây là ‘lý thuyết phát triển tác phẩm” hoặc “tài liệu” gắn liền với 2 khám phá gần đây:
1. Việc xây dựng lại các tác phẩm biện chứng của trường phái Đạo Đức (của Mặc Tử) – những tác phẩm biện chứng trường phái Đạo Đức đã lý giải và phản biện về tư tưởng của những người theo Trang Tử.
2. Xây dựng lại Đạo Đức Kinh về phương diện khảo cổ học.
Phần sau đây thảo luận về ‘tác động kép’ của 2 khám phá đã đề cập đối với quan điểm của Trang Tử
Sự phát triển vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Trung Quốc đã khiến giới trí thức Trung Quốc chấp nhận khái niệm triết học (哲學) của châu Âu với sự phân biệt ‘ngầm’ với tôn giáo.
Sự khác biệt này được xem là xoay quanh logic – lý thuyết về bằng chứng hoặc lập luận. Họ bắt đầu tách biệt các bài viết của chính họ, những thứ có vẻ giống như lập luận, suy luận và logic khỏi những thứ chủ yếu được duy trì bởi ‘sự cả tin’ và truyền thống. Các học giả bắt đầu loại bỏ các khía cạnh triết học trong tư tưởng truyền thống khỏi các yếu tố tôn giáo và mê tín.
Công trình tái tạo bộ kinh điển Mặc gia (chủ nghĩa hay trường phái Đạo Đức) năm 1897 của Tôn Nhất Trang (Sun Yirang, 孫詒讓, 1848–1908) đã cung cấp bằng chứng thuyết phục, nó đã truyền cảm hứng phân tích với tư duy chặt chẽ hơn về sự phát triển của tư tưởng cổ điển Trung Hoa.
Nó đã khuyến khích những trí thức thế kỷ 19 như Nghiêm Phục (Yan Fu, 嚴復, 1854–1921) và Lương Khải Siêu (Liang Qichao, 梁啓超, 1873–1929). Họ bắt đầu nhấn mạnh các trường phái triết lý cổ xưa với sự liên hệ đến mô hình triết học phương tây và phân tích trường phái Mặc gia (trường phái Đạo đức).
Hồ Thích (Hu Shih, 胡適, 1891 – 1962) tiếp tục truyền thống ‘nhận thức lại’ và tái tập trung hóa tư tưởng Trung Hoa khỏi chủ nghĩa kinh viện Nho giáo đã thống trị kể từ khi Phật giáo suy tàn.
Cuộc cải cách lấy cảm hứng từ trường phái thực nghiệm logic đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu ảnh hưởng đến việc giải thích Trang Tử và Tuân Tử ở phương tây, phần lớn được truyền cảm hứng bởi Angus Graham, người đã quan sát và thấy rằng, cả 2 tác phẩm cổ điển này đều thể hiện sự thông hiểu về những “từ chuyên môn” của trường phái Mặc gia (chủ nghĩa Đạo đức).
Sự đánh giá cao của triết học hiện đại đối với Trang Tử, có lẽ bắt nguồn từ “Bài luận Trang Tử về sự bình đẳng” – Tề vật luận (Zhuangzi’s Essay on Seeing Things as Equal) của Graham năm 1969.
Trả lời một cách gượng gạo trước suy đoán của Vương Phúc Chi (Wang Fuzhi, 王夫之, 1619-1692) rằng, nhà hiền triết Thần Đạo (Shen Dao), chứ không phải Trang Tử, là tác giả của chương được yêu thích trong Nam Hoa Kinh, Graham khẳng định rằng, bất cứ ai viết những ngôn từ giàu tính triết lý đó, là người mà chúng ta nghĩ như là Trang Tử.
Graham đề xuất ‘xem xét những suy nghĩ’ có vẻ mâu thuẫn trong chương “Khắc Ý” (“Inner Dialogue”) liên quan đến “một người suy nghĩ phản chiếu” – họ đưa ra một quan điểm, sau đó, ngay lập tức bác bỏ nó.
Quan điểm của Graham mâu thuẫn một cách công khai với câu chuyện truyền thống Trung Hoa, về một đệ tử của Trang Tử theo Đạo huyền bí thờ cúng một Lão Tử bán thần thánh. Graham châm biếm: Trang Tử không biết mình là một môn đồ của Đạo gia.
Graham sau đó lập luận rằng, bằng chứng nội tại cho thấy, Trang Tử chưa bao giờ xem Đạo Đức Kinh của Lão Tử và có lẽ đã nghĩ về Lão Tử như một Nho gia. Hầu hết các tranh chấp về diễn giải, ở mức độ lớn hơn hoặc thấp hơn, là kết quả của sự ‘căng thẳng’ giữa các lập luận của Graham và chân dung Trang Tử theo các ‘sử gia truyền thống’ như là một tín đồ Đạo giáo, cũng tôn thờ “Đạo”.
Các lập luận về ‘phân tích ngôn ngữ tác phẩm’ của Graham được hỗ trợ gián tiếp bởi các khám phá khảo cổ học về các bản khác nhau của Đạo Đức Kinh (Lão Tử). Những khám phá vào đầu những năm 1970 và 1990 đồng thời ngụ ý rằng, một niên đại tương đối muộn đối với sự xuất hiện của Lão Tử Đạo Đức Kinh – có lẽ là vài năm sau khi Trang Tử sống và có sự chồng chéo về bố cục trong các cuộc đối thoại giữa Lão Tử và Khổng Tử trong phần “Ngoại chương”.
Graham suy đoán rằng, các học trò của Trang Tử, những người đang viết bộ đối thoại Lão Tử-Khổng Tử, có thể đã chọn sử dụng huyền thoại Lão Tử (người thầy ‘thần thoại’ của Khổng Tử) để trao cho ông quyền giảng bài và chế giễu vị thầy đáng kính.
Khi chúng ta ‘từ bỏ’ việc xác định theo truyền thống Trang Tử là môn đồ của Lão Tử, điều đó mở ra cánh cửa cho sự suy đoán về mối quan hệ của ông với ‘nhà lý thuyết ngôn ngữ học’, Huệ Thi (Hui Shi), theo truyền thống được coi là thuộc trường phái Danh gia.
Christoph Harbesmeier suy đoán rằng, Huệ Thi ấy có thể là người thầy, người cố vấn hoặc bạn học của Trang Tử. Nếu Huệ Thi (Hui Shi) là một giáo viên, ông ấy sẽ chấp nhận học trò của mình như một người ngang hàng hoặc thậm chí vượt trội.
Trang Tử miêu tả Huệ Thi (Hui Shi) đã đóng một vai trò quan trọng – trong quá trình phát triển tư tưởng của Trang Tử – với tư cách là một người ‘đối thoại triết học thân mật’ và cuối cùng là “công cụ” để mài giũa phân tích của ông ấy.
Trong số những ‘câu’ tập trung vào “danh” (名 míng), mười chủ đề của Huệ Thi (Hui Shi) cho thấy ông là người theo chủ nghĩa tương đối – phản ứng lại chủ nghĩa hiện thực đạo đức của phái Mặc gia (Mặc Tử) – liên quan đến yếu tố “danh” và “bản chất” – đặc biệt tập trung sự tương đối và ý nghĩa ngôn từ theo ngữ cảnh.