Khủng hoảng nợ quốc gia của Hoa Kỳ không được đề cập đến trong những cuộc tranh luận công khai của các ứng cử viên tổng thống năm 2024.
Phó tổng thống Kamala Harris đã chính thức chấp nhận các quy tắc cho cuộc tranh luận vào ngày 10 tháng 9 năm 2024 với cựu tổng thống Donald Trump. Nó là cuộc tranh luận của 2 ứng cử viên tổng thống được lên lịch cho đến nay, và chỉ còn 2 tháng nữa là đến cuộc bầu cử, những người Mỹ trẻ tuổi không thể bỏ qua vấn đề này – nợ công nước Mỹ.
Đối với tất cả những lời bàn tán về chi phí dự kiến mà các thế hệ tương lai phải gánh chịu do hậu quả của biến đổi khí hậu, cần phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề tài chính công hay nợ công của nước Mỹ.
Nợ quốc gia của Mỹ ngày càng tăng, đạt con số 35 nghìn tỷ đô la, nó là vấn đề tiến thoái lưỡng nan về chính sách tài chính nghiêm trọng nhất và gánh nặng cơ bản mà người Mỹ sẽ gánh chịu trong tương lai.
Một cuộc thảo luận kỹ lưỡng về cách giải quyết tốt nhất cuộc khủng hoảng này nên là trọng tâm trong các cuộc tranh luận tổng thống sắp tới. Đáng buồn thay, ‘người Mỹ’ im lặng về vấn đề này.
Dana Bash của CNN đã gây sốc khi không nêu vấn đề này trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của Harris trong chiến dịch tranh cử. Cũng không có một lần nào đề cập đến nợ quốc gia trong Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ.
Trong thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ vào những năm 2000 và đầu những năm 2010, người ta dễ dàng chấp nhận lý thuyết Hamilton, nợ quốc gia chỉ đơn giản là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết đó đúng ở một mức độ nào đó, nhưng có một giới hạn liên quan đến quy mô và xu hướng của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Nước Mỹ đang đối mặt với sự suy giảm giá trị của đồng đô la, điều này được bổ sung bởi ‘thuế tăng nhanh chóng’, nó đang bào mòn khoản chi tiêu của chính phủ. Đây là một quỹ đạo không bền vững liên quan đến nợ công quốc gia.
Việc để lại cho những người Mỹ trẻ và tương lai một khoản nợ quốc gia khổng lồ, trong khi nhiều người đã bị chôn vùi với các khoản nợ sinh viên, không chỉ là không thực tế về mặt kinh tế, đúng hơn là thiển cận. Đó là một sự thất bại về mặt đạo đức ‘liên thế hệ’.
Tuy nhiên, phần lớn cơ quan chính trị của Hoa Kỳ dường như đã ngừng quan tâm đến việc hạn chế nợ quốc gia một cách hợp lý, ngay cả khi nó nhanh chóng vượt qua ranh giới đỏ.
Thay vì hỏi phó tổng thống Harris về nợ quốc gia, Bash đã đưa ra một câu hỏi về vấn đề kinh tế mà Đảng Dân chủ hiện muốn tập trung: Lạm phát.
Harris trả lời với góc độ chính xác mà Đảng Dân chủ muốn: Tính đến tháng 7/2024, lạm phát hàng năm cuối cùng đã giảm xuống dưới 3%.
Nếu lạm phát giống như một chiếc thuyền bị ngập nước, thì Đảng Dân chủ đang ăn mừng vì lũ lụt gần như đã dừng lại. Nhưng thực tế rõ ràng là thân tàu vẫn chứa đầy nước từ mức tăng giá tích lũy trong 3 năm là 20%.
Và tệ hơn nữa, cuộc khủng hoảng nợ công vẫn là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với tính toàn vẹn của con thuyền.
Nợ công của Hoa Kỳ hiện chiếm 122% trong GDP 28,6 nghìn tỷ đô la. Nếu không được giải quyết, tỷ lệ nợ quốc gia của Hoa Kỳ so với GDP và chi phí trả nợ ngày càng tăng sẽ báo hiệu sự sụp đổ sắp xảy ra của nền kinh tế trong nước và sự thống trị quốc tế của Hoa Kỳ.
Nếu lạm phát tích lũy mất kiểm soát giống như nước tràn vào thân thuyền, thì nợ quốc gia liên tục vượt quá GDP hàng năm giống như cột buồm bị ăn mòn. Nợ quốc gia hiện là cuộc khủng hoảng ưu tiên mà nước Mỹ có nguy cơ bị lật úp trên biển.
Xem thêm: Bí ẩn “Đại Khủng Hoảng” 1929-1933?
Nước Mỹ đang bước vào ‘vùng lãnh thổ’ chưa từng tồn tại. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ gần đạt tới 120% GDP vào năm 1946, vào thời kỳ đỉnh điểm của Thế chiến 2. Sau đó, nó giảm xuống còn 50% vào năm 1963 và tiếp tục giảm xuống mức thấp khoảng 31%.
Tỷ lệ nợ/GDP lại đạt 100% vào năm 2013. Bây giờ, đã đạt tới 122% vào năm 2024, một mức thậm chí chưa tồn tại trong Thế chiến 2, nước Mỹ cần phải có một cuộc thảo luận khó khăn về cách khắc phục điều này.
Một số ít các nhà kinh tế hàng đầu, nổi bật là Paul Krugman, khuyên không nên lo lắng về điều đó. Nhưng tất nhiên, ngay cả Krugman cũng thừa nhận những phức tạp có thể phát sinh trong bối cảnh này.
Xem thêm: Nước Mỹ đang đối mặt với cơn ác mộng nợ nần
Sử gia kinh tế Niall Ferguson đã là ‘chú chim hoàng yến’ trong ‘mỏ than’ trong nhiều năm.
Trong một ý kiến gần đây đăng trên Bloomberg, ông đã phác thảo cách nợ quốc gia đã gây ra hậu quả như thế nào đối với địa chính trị và hiệu quả của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Ông cũng liên tục lập luận rằng, chi phí dịch vụ nợ quốc gia ròng vượt quá chi tiêu quốc phòng là điềm báo trước của sự suy thoái kinh tế.
Thật vậy, người ta chỉ cần nhìn lại năm 1991 để thấy nền kinh tế Liên Xô sụp đổ sau khi không thể duy trì được chi phí nợ của họ. Đó là lời cảnh báo cho nước Mỹ.
Nợ quốc gia tăng vọt làm tăng chi phí trả nợ, làm hao hụt nguồn thu của chính phủ vốn được dùng để trả nợ gốc (kèm lãi) và cuối cùng cho phép chính phủ hoạt động. Chỉ riêng khoản thanh toán lãi ròng cho nợ quốc gia sẽ sớm tăng lên 25% doanh thu thuế của Hoa Kỳ.
Đạo luật trách nhiệm tài chính năm 2023 là một bước đi đúng đắn, giảm mức tăng trưởng ước tính của nợ quốc gia xuống 3% trong 10 năm. Điều đó có nghĩa là đến năm 2033, nợ công dự kiến sẽ là 45,2 nghìn tỷ đô la (115% GDP dự kiến). Sự thỏa hiệp lưỡng đảng là đáng ngưỡng mộ. Nhưng việc giảm dần như vậy là không đủ để giải quyết vấn đề.
Chúng ta không thể bỏ qua sự xói mòn cơ bản trong tương lai tài chính của Hoa Kỳ đã xảy ra trong 10 năm qua.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 phải ưu tiên giải phóng những người Mỹ trẻ tuổi và tương lai khỏi khoản nợ công đang đe dọa làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới.
Tác giả: Jeremy Etelson là chuyên viên của Đảng Dân chủ tại Maryland. Ông nhận bằng tiến sĩ luật từ Đại học George Washington năm 2024 và bằng thạc sĩ triết học về lý thuyết chính trị của Đại học Cambridge năm 2019.
Hình minh họa: Nợ công Mỹ. Ảnh The Hill