Triết học So Với Khoa Học Và Chính Trị

Sự bất đồng về mặt triết học liên quan đến các học thuyết luôn xảy ra. Trong ‘chính trị đảng phái’ cũng tương tự

Sự phản đối luôn xảy ra. Ảnh Pixabay

“Những lập luận tốt cuối cùng sẽ loại bỏ những lập luận xấu” – theo cách mà Timothy Williamson gọi là “sự tương đồng ngược với định luật Gresham” – và chúng ta có thể muốn tự do hoàn toàn cho các ý tưởng và lập luận, thay vì ngăn chặn những ý tưởng và lập luận có giá trị.

Định luật Gresham nói rằng, “tiền xấu” loại bỏ “tiền tốt” trên thị trường. Tiền xấu là tiền bị định giá quá cao, tiền tốt là tiền bị định giá thấp hoặc ổn định (ghi chú của người biên tập).

Thật không may, cần có sự trung thực và nỗ lực trước khi những lập luận tốt có thể đánh bại những lập luận xấu.

Williamson về triết học và khoa học

Về phương diện triết học, sự tương đồng ngược của định luật Gresham là khá lạc quan, như Williamson gợi ý.

Williamson chỉ ra rằng, một triết gia thường muốn một câu trả lời đúng hơn là một câu trả lời khác với nó. Do đó, họ có khuynh hướng chấp nhận một số lý lẽ và bác bỏ những lý lẽ khác.

Trên thực tế, các cuộc tranh luận triết học luôn có một mức độ tối nghĩa nhất định, thì,  “tư duy mơ tưởng có thể mạnh hơn khả năng phân biệt các lập luận tốt và xấu”. Nhiều đến mức “sự hội tụ trong việc đánh giá các lập luận không bao giờ xảy ra”.

Williamson đưa ra một luận điểm hấp dẫn. Đó là, sự bất đồng tồn tại dường như khó giải quyết về mặt triết học – xuất phát từ lý luận về các vấn đề. Điều này là do: Quan điểm hay ‘sở thích’ đối với một số kết luận, và phạm vi khá rộng về sự bất đồng liên quan đến bằng chứng và lập luận.

Đó là lý do, sự bất đồng về mặt triết học rất khó giải quyết trên thực tế.

Trong trường hợp như vậy, sẽ khó có một học thuyết mang tính triết học chiến thắng.

Kết quả là, nghiên cứu triết học không có tính hội tụ, dựa trên những lập luận triết học. Mặc dù, có thể có sự phát triển về triết học, nhưng không giống như trong khoa học tự nhiên.

Bằng cách so sánh, Williamson tưởng tượng ra một cuộc tranh luận khoa học khó khăn.

2 lý thuyết đối lập nhau thể hiện sự tương đồng đối với những người ủng hộ – “những người đã đầu tư thời gian, năng lượng và cảm xúc”, và chỉ những lập luận có tính thực nghiệm ở mức độ cao, mới có thể quyết định lý thuyết hoặc học thuyết nào là đúng.

Dựa trên các tiêu chuẩn khoa học và sự chính xác, thì, ‘sự thật’ cuối cùng sẽ thắng thế. Nhưng nếu cộng đồng khoa học khoan dung hơn một chút – đối với cái mà Williamson gọi là “sự cẩu thả và ngụy biện khoa trương” thì cả 2 lý thuyết đối nghịch nhau có thể tồn tại vô thời hạn, mà không bao giờ bị bác bỏ một cách dứt khoát.

Williamson nói: “Một sự khác biệt nhỏ trong cách các tiêu chuẩn được áp dụng cẩn thận có thể tạo ra sự khác biệt lớn – giữa sự hội tụ cuối cùng và sự phân kỳ cuối cùng”.

Đối với Williamson, đạo đức của câu chuyện là triết học có nhiều cơ hội đạt được tiến bộ hơn, nếu các triết gia nghiêm khắc và đòi hỏi cao hơn đối với bản thân, và nếu họ sẵn sàng chấp nhận sai lầm.

Ông cho rằng, nhiều tác phẩm triết học kém chất lượng, mơ hồ, thiếu kiên nhẫn và cẩu thả trong việc kiểm tra chi tiết.

Nó có thể được bảo vệ khỏi sự bác bỏ, bằng các ‘kỹ thuật tu từ’ chẳng hạn như “sự khoe khoang, sự ám chỉ, sự ngắn gọn trong ngôn ngữ học”.

Williamson thích triết học với sự kiên nhẫn, chính xác, lập luận chặt chẽ và giải thích cẩn thận, ngay cả khi có nguy cơ trông có vẻ nhàm chán hoặc mô phạm.

Khát vọng triết học

Phải thừa nhận rằng, loại tác phẩm mà ông ấy đang ủng hộ – có thể không dễ tiếp cận đối với ‘công chúng có học’.

Cũng có thể có những vấn đề khác và sâu sắc hơn đối với triết học – cản trở sự tiến bộ của nó. Tuy nhiên, nguyên tắc này được đánh dấu bằng sự ‘đầu tư tình cảm’ vào nhiều kết luận được đề xuất, cùng với những đặc điểm – khiến những người lý luận với tính cách cảm xúc dễ dàng ‘trốn tránh sự bác bỏ’.

Nếu chúng ta muốn đạt được tiến bộ rõ ràng hơn trong triết học, tốt hơn hết chúng ta nên cố gắng chống lại những yếu tố này. Ở mức tối thiểu, điều đó sẽ liên quan đến việc cởi mở với sai lầm và thay đổi suy nghĩ của chúng ta.

Nó có nghĩa là tránh những lời khoác lác, khoa trương, cẩu thả nói chung và tránh đưa ra những tuyên bố mơ hồ hoặc lập lờ.

Nó thật sự rất khó khăn. Ngay cả với ý định tốt nhất, chúng ta thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất hiện có, nhưng ít nhất chúng ta có thể cố gắng làm như vậy.

Sự không hoàn hảo là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta không cần phải nuông chiều bản thân, để bảo vệ những lý thuyết được ủng hộ về mặt cảm xúc. Chúng ta có thể khao khát một cái gì đó tốt hơn.

Có một lĩnh vực thảo luận rõ ràng trong các nền dân chủ hiện đại, nơi mà sự nghiêm khắc về trí tuệ được Williamson khen ngợi – điều mà ông coi là phổ biến trong các ngành khoa học và là nguyện vọng xứng đáng của các triết gia – hầu như không được tin tưởng. Tôi đang đề cập đến những tuyên bố của các đối thủ trong nền chính trị của Đảng dân chủ.

Ở đây, mục tiêu thường là tồn tại và chiếm ưu thế bằng mọi giá. Các ý tưởng được bảo vệ thông qua sự cẩu thả, khoa trương và thậm chí bóp méo hoàn toàn sự thật, và đối thủ được coi là kẻ thù cần đánh bại.

Sự thuần khiết của việc tuân theo “đường lối đảng phái” thường xuyên được thực thi, và những người bất đồng chính kiến ​​​​nội bộ bị coi là ‘dị giáo’. Thông thường, họ được cho là xứng đáng bị xem xét kỹ lưỡng và đáng xấu hổ nhất. Nó có thể lên đến đỉnh điểm trong sự tẩy chay, bôi nhọ có dàn dựng và các hình phạt khác.

Đây rõ ràng không phải là một công thức để tìm ra sự thật. Bất cứ thất bại nào của sự thiếu trung thực về trí tuệ được các triết gia thể hiện, chúng thường rất tinh tế so với những thất bại được thể hiện trong các cuộc đấu tranh chính trị đảng phái.

Tôi nghi ngờ rằng, chúng ta có thể thay đổi rất nhiều bản chất của cuộc tranh luận chính trị đảng phái, mặc dù chúng ta chắc chắn có thể kêu gọi sự trung thực hơn về trí tuệ và giảm bớt sự bóp méo xuất phát từ ‘Manichaeism chính trị’.

Ngay cả việc xác định sự phổ biến của thuyết ‘Manichaeism chính trị’ – và làm cho nó được biết đến rộng rãi hơn – cũng là một bước khởi đầu đáng giá.

Ở một mức độ nào đó, chúng ta buộc phải chấp nhận tranh luận gay gắt, thậm chí tàn nhẫn về các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, khi chúng ta làm như vậy, ít nhất chúng ta có thể nhận ra nó là ngoại lệ, chứ không phải là một mô hình để tranh luận trong các lĩnh vực khác.

Nó không nên trở thành khuôn mẫu cho các cuộc thảo luận chung về văn hóa và đạo đức – hay thậm chí là các cuộc thảo luận chính trị rộng rãi – và chúng ta có quyền phản đối khi thấy nó trở nên như vậy.

Đó là một cảnh tượng xấu khi hoạt động chính trị của đảng phái diễn ra với việc mỗi bên đều cố gắng đòi hỏi những miếng ‘da đầu’ – bôi nhọ đối thủ, cố gắng làm họ xấu hổ, hoặc thể hiện bằng cách nào đó để họ bị thất sủng, buộc họ, nếu có thể, phải từ chức – thay vì tìm kiếm sự thật.

Đó là một cảnh tượng thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi cuộc tranh luận rộng rãi ở quảng trường công cộng được tiến hành theo cùng một cách.

Chúng ta nên không hài lòng khi các nhà báo, nhà phê bình văn học và văn hóa, các blogger được cho là nghiêm túc, và các học giả – và những người đóng góp khác cho văn hóa đại chúng không phải là chính trị gia của đảng phái – bắt chước các tiêu chuẩn của các chính trị gia của đảng phái.

Tiêu chuẩn cao

Vào thời điểm bầu cử, chúng ta có thể phải bỏ phiếu cho chính đảng này hay chính đảng khác, nếu không thì không được bỏ phiếu (chính thức) gì cả. Nhưng trong phần còn lại của cuộc đời, chúng ta thường có thể tạm dừng phán xét về những vấn đề thực sự khó khăn.

Chúng ta có thể xem xét các lập luận của ‘đối thủ’ một cách nghiêm túc và chúng ta có thể phát triển các quan điểm không phù hợp với bất kỳ quan điểm nào có sẵn hiện có.

Rõ ràng hơn, chúng ta có thể tự suy nghĩ những vấn đề gây tranh cãi về triết học, đạo đức, văn hóa và chính trị. Điều quan trọng là chúng ta có thể khuyến khích người khác làm điều tương tự, thay vì cố gắng trừng phạt họ vì không đồng ý với chúng ta.

Các chính trị gia của đảng là cần thiết, hoặc ít nhất họ tốt hơn bất kỳ lựa chọn thay thế rõ ràng nào. Nhưng họ không bao giờ nên được coi là hình mẫu cho phần còn lại của chúng ta.

Timothy Williamson đòi hỏi những tiêu chuẩn trí tuệ cực cao, mà có thể không đạt được đầy đủ ngay cả trong triết học, chứ chưa nói đến trong cuộc thảo luận công khai rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, chúng ta có thể khao khát một cái gì đó giống như họ, thay vì đắm chìm trong những lựa chọn thay thế tồi tệ nhất.

Russell Blackford, giảng viên triết học, Đại học Newcastle

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang