Tôn giáo Công Dân – Nhìn Từ Chiến Sự Nga Với Ukraina: Không Có Chiến Tranh – Không Có Hòa Bình

Rousseau (1712 – 1778) là người đầu tiên đề cập đến khái niệm tôn giáo công dân. Tại sao lại là tôn giáo công dân? Theo Rousseau, một xã hội tồn tại được thì mọi người dân tự thỏa hiệp

Rousseau (1712 – 1778) là người đầu tiên đề cập đến khái niệm tôn giáo công dân. Tại sao lại là tôn giáo công dân?

Theo Rousseau, một xã hội tồn tại được thì mọi người dân tự thỏa hiệp với nhau để tạo ra chính quyền. Mỗi người góp một phần tự do của mình để tổ chức ra xã hội. Sự đóng góp này của mỗi người dân được thể hiện qua hợp đồng (còn gọi là khế ước). Đó chính là thuyết kế ước xã hội của Rousseau. Khế ước xã hội là nền tảng của cách mạng Pháp 1789. Khế ước xã hội được hiện thực hóa bằng bản hiến pháp của một quốc gia.

Để xã hội hoạt động tốt, thì, phải có pháp luật. Rõ ràng, sự đóng góp tự do của mỗi người dân để vận hành xã hội sẽ được thông qua pháp luật. Pháp luật chính là nền tảng để quản lý xã hội. Vậy thì, pháp luật đã làm mất đi một phần tự do của mỗi công dân.

Tuy nhiên, pháp luật thôi chưa đủ để đảm bảo xã hội hoạt động tốt. Nó chỉ là một trục mà thôi (trục hoành). Pháp luật chỉ là sự ràng buộc mang tính áp đặt về mặt bên ngoài. Cần một trục nữa, tức trục tung, thì mới có sự giao nhau. Đó là gì?

Thực tế cho thấy, mọi người phải có một điểm chung nào đó thì mới tạo ra sự gắn kết. Theo Rousseau, điểm chung đó chính là tôn giáo. Tôn giáo sẽ gắn kết và kết nối mọi người lại với nhau, bởi cùng một niềm tin. Đó chính là phần bên trong.

Một xã hội hoạt động ổn định, pháp luật thôi chưa đủ, còn phải có phần bên trong nữa. Bên ngoài và bên trong kết hợp lại, thì, hai trục mới có thể tạo ra một điểm giao nhau. Khái niệm tôn giáo công dân là như vậy.

Có thể nói rằng, tôn giáo chính là yếu tố tình cảm để gắn bó con người lại với nhau với một điểm chung. Còn pháp luật là yếu tố lý trí. Lý trí thì khô cứng, nó là yếu tố “dương”, còn tình cảm là yếu tố “âm”. Âm và Dương cần phải hòa hợp với nhau.

Con người là vậy, quản lý xã hội là vậy, ngoài pháp luật ra, còn phải có một điểm chung nữa. Điểm chung có thể là tôn giáo, đạo học, nhân vật vĩ đại, truyền thống lễ giáo.

Nói là vậy, nhưng đừng bậy bạ áp đặt cái học thuyết tôn giáo công dân vào phương đông. Bởi vì, phương đông không cần đến tôn giáo theo cách hiểu của phương tây. Phương đông vốn có truyền thống lâu đời với “đạo học” và truyền thống đạo lý.

Theo học thuyết của Rousseau, cách mạng Pháp 1789, ngoài pháp luật, còn tạo ra hình tượng một nữ thần, một đấng tối cao. Nhưng không may, tôn giáo công dân đã không thành công tại Pháp. Bởi vì, dù tạo ra “một đấng tối cao” nhưng nó thật sự rất khiên cưỡng và không tự nhiên. Nó không hợp với tâm thức của người Pháp tại thời điểm đó. Vì vậy, cách mạng đã thất bại.

Không thành công tại quê hương nó, nhưng học thuyết này đã vượt biên sang bên kia bờ Đại tây dương và đã rực sáng tại “nơi tha hương”, nước Mỹ.

Nước Mỹ là miền đất hứa của những người châu Âu bị đàn áp vì lý do tôn giáo. Có thể nói, những người ly khai tôn giáo đã tìm đến nước Mỹ. Họ không thể sống được ở đất mẹ, vì sự bất khoan dung của giới cầm quyền và nhà thờ tin lành lẫn nhà thờ công giáo. Mọi tầng lớp với nhiều dân tộc khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau đã đến được Mỹ – miền đất hứa.

Các vị tổ phụ lập quốc thấy rằng, để quản lý một tập hợp người “ô hợp” này thì hiến pháp và pháp luật là chưa đủ. Cần phải có thêm một trục nữa, đó là tôn giáo. Năm 1775, có khoảng vài chục ngàn hội đoàn tôn giáo khác nhau trên đất Mỹ, phần lớn là tin lành. Nhưng điều đặc biệt, tôn giáo này khác với đất mẹ của nó ở châu Âu, nghĩa là không có một nhà thờ nào thống trị cả.

Nhà tư tưởng Tocqueville đã phải thốt lên, “Tôi không biết, tất cả người Mỹ có tin ở tôn giáo của họ hay không, bởi, ai mà dò được tận đáy lòng của kẻ khác. Nhưng tôi tin, đối với họ, tôn giáo là cần thiết để duy trì hệ thống dân chủ”.

Các vị tổ phụ lập quốc nước Mỹ đã làm được 2 việc, là tách tôn giáo ra khỏi chính trị và kết nối con người lại với nhau bằng tôn giáo. Bởi vì một xã hội đa chủng tộc, đa tôn giáo – chỉ riêng tin lành đã phát triển thành nhiều hệ phái khác nhau – thì cần phải có điểm chung. Thật sự, nếu chỉ có pháp luật thì rất khó quản lý “đám ô hợp” này.

Với tôn giáo công dân, nước Mỹ đã có điểm chung: Tin vào thượng đế. Ở trên trời là thượng đế, dưới đất là nước Mỹ. Trên trời và dưới đất như bóng không rời hình.

Trên mỗi tờ tiền, đều có câu: In God We Trust.

Hãy nhớ là thượng đế của nước Mỹ không phải là một con người nào đó, chẳng hạn chúa Jesus. Hoàn toàn không phải. Thượng đế của nước Mỹ tương tự như Ông Trời của người Việt, hay Ngọc Hoàng thượng đế vậy.

Chính vì vậy, người Do Thái cũng có thượng đế, người tin lành cũng vậy, người công giáo cũng vậy. Đều có thượng đế. Thượng đế của nước Mỹ đáp ứng điều này. Nó là của chung, không có độc quyền thượng đế. Vì là chung nên không có sự tranh chấp. Chứ nếu thượng đế là Jesus thì chắc chắn là người Do Thái sẽ không chịu, họ có thể choảng nhau như chơi.

Tuy nhiên, nước Mỹ đã xuất khẩu mô hình của mình ra khắp thế giới. Thật sự, nó đã thành công ở Hàn Quốc. Người Hàn đã bị tin lành hóa. 25% dân số theo đạo tin lành. Trong khi truyền thống của người Hàn là đạo Phật, bây giờ dân số theo Phật giáo cũng giảm và còn khoảng 25%.

Mô hình của Mỹ là xuất khẩu dân chủ và tôn giáo. Tuy nhiên, mục đích của nó thật sự không tốt đẹp gì. Nước Mỹ chỉ muốn dùng tôn giáo để chia rẽ dân tộc khác, điều mà các nước thực dân phương tây đã làm trong quá khứ.

Khi có sự chia rẽ thì họ sẽ bơm tiền vào, ủng hộ các nhóm theo họ và tiến đến lật đổ chính quyền hoặc gây ảnh hưởng. Chơi với nước Mỹ cũng phải cẩn thận. Cho con du học nước Mỹ sớm cũng cẩn thận. Coi chừng mất gốc như chơi. Giáo dục Mỹ biến đổi trẻ con thành con người lợi ích và thiếu vắng tình cảm.

Bây giờ chúng ta sẽ đề cập đến cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, đúng hơn là Nga với liên minh Mỹ – Phương tây.

Dù muốn hay không, dù có thích hay không, thì, cuộc chiến giữa Nga với Ukraina có dính dáng đến tôn giáo. Chính yếu tố này tạo ra sự chia rẽ giữa dân tộc Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa, người Ukraina ở phần phía tây giáp với Ba Lan theo Công giáo La Mã (thiên chúa giáo), còn phần ở phía đông thì chắc chắn là Chính thống giáo Nga với tòa thượng phụ Moscow (Mat cơ va).

Cách mạng Maidan năm 2014, được sự hỗ trợ từ Mỹ và phương tây, đã lật đổ tổng thống Yanukovic. Tất nhiên, Mỹ và phương tây đã bơm tiền, ủng hộ, bí mật huấn luyện đội quân biểu tình chống lại tổng thống đương nhiệm, thậm chí là xả súng vào người biểu tình. Tất nhiên, nếu chỉ vậy không là chưa đủ, chỉ có cách chia rẽ dân tộc thì mới hiệu quả. Một lần nữa, chiêu bài tôn giáo được thực hiện.

Biểu tượng Công giáo La Mã trên xe cứu hỏa của Ukraina trong chiến sự Nga – Ukraina

Những người theo chủ nghĩa dân tộc, phát xít Ukraina theo công giáo La Mã. Tất nhiên, mầm móng dùng tôn giáo chia rẽ dân tộc Nga đã có lịch sử hàng trăm năm. Người Ba Lan đã công giáo hóa người Ukraina (đúng hơn là người Nga) tại phần đất phía tây trong thời gian Công quốc Ba Lan chiếm đóng vùng Galicia của đế quốc Nga.

Từ đây, 2 trục đã chỉ còn một trục. Khi niềm tin bị chia rẽ, thì, yếu tố dân tộc bị xem nhẹ. Dân tộc thật sự thấp hơn niềm tin. Niềm tin sẽ giúp lên thiên đường, chứ dân tộc thì làm sao làm được, chỉ ở mặt đất mà thôi.

Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraina trở thành một nước độc lập, chắc chắn liên minh Mỹ và Phương tây đã ngấm ngầm dùng đến các tổ chức phi chính phủ để thực hiện chiêu bài chia rẽ.

Mà chia rẽ dựa trên khác biệt niềm tin, khác biệt tôn giáo thì rất dễ và rất hiệu quả. Kích động bằng phương tiện đó thì người Mỹ và phương tây thừa sức. Phương tây đã dùng chiêu bài đó để cai trị thuộc địa hàng trăm năm rồi. Người Mỹ cũng vậy, xuất khẩu mô hình của mình khắp thế giới – mô hình dân chủ và tôn giáo công dân. Trên thực tế, tôn giáo của người Mỹ là tin lành, mặc dù các tôn giáo khác vẫn tồn tại, nhưng tin lành là niềm tin của người Mỹ. Tin lành phát triển với nhiều hệ phái, trăm hoa đua nở.

Tôn giáo công dân với nền tảng công giáo La Mã (thiên chúa giáo) đã trở thành lực lượng lãnh đạo Ukraina sau cách mạng Maidan 2014. Rõ ràng, bên cạnh công giáo, người Ukraina, người Ukraina gốc Nga theo Chính thống giáo – tôn giáo truyền thống của Nga. Người Ukraina Maidan đã ra lệnh cưỡng ép và tách người Chính thống giáo Nga-Ukraina không còn phụ thuộc vào Chính thống giáo với Tòa thượng phụ Moscow.

Họ đã xây dựng Chính thống giáo với Tòa thượng phụ Kiev. Nói đúng hơn là ly giáo khỏi sự phụ thuộc vào tòa thượng phụ Moscow. Sao mà giống với nước Anh, ly khai khỏi tòa thánh Vatican vào thế kỷ 16, với việc thành lập Anh giáo (thực chất vẫn là công giáo nhưng không còn sự chỉ đạo từ tòa thánh). Sao mà giống với Tin lành ly giáo khỏi nhà thờ công giáo. Mỗi khi sự ly giáo xảy ra, thì, chiến tranh hoặc xung đột ắt sẽ xuất hiện.

Cái tôn giáo công dân thật sự khủng khiếp. Vì điều kiện thuận lợi, nó có thể tồn tại và phát triển tại nước Mỹ, nhưng thất bại tại châu Âu. Lần này cũng vậy, nó sẽ khó thành công ở Ukraina, nghĩa là có sự chia rẽ.

Tổng thống Putin đã và đang tìm lại tôn giáo truyền thống của người Nga, đó là Chính thống giáo. Rõ ràng, hiến pháp Nga đã cấm sự tồn tại của một ý thức hệ toàn Nga. Nên làm sao để gắn kết người Nga lại với nhau. Nếu không có sự gắn kết, Mỹ và phương tây sẽ tìm cách chia rẽ người Nga. Sự gắn kết hay trục tung để tạo ra giao điểm đó là: Chính thống giáo, truyền thống rực rỡ về văn hóa Nga, tình yêu nước Nga. Trong tất cả những yếu tố đó, có lẽ, Chính thống giáo là rất quan trọng.  

Điều gì xảy ra, nếu một tôn giáo mới xâm nhập vào Nga? Sự chia rẽ sẽ bắt đầu xảy ra, bất ổn xã hội sẽ từ từ hình thành, đến một lúc nào đó, cách mạng Maidan sẽ xảy ra tại Nga tương tự như tại Ukraina.

Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina. Thật sự khó có thể nói, ai đúng ai sai. Bởi vì, để trả lời câu hỏi này, phải tìm hiểu về lịch sử? Nếu không hiểu lịch sử thì có thể những bình luận hoặc ý kiến đưa ra sẽ không đúng bản chất, cảm tính hoặc phiến diện.

Nhìn lại lịch sử Nga, rõ ràng, người Nga chưa bao giờ thực hiện một cuộc xâm lược nào? Trong khi đó, phương tây đã mang quân đi xâm lược khắp thế giới từ thế kỷ 15 cho đến bây giờ. Sự giàu có của họ được xây dựng trên xương máu của các dân tộc khác. Dù muốn hay không, đó là một sự thật lịch sử.

Mỹ và phương tây với công cụ của nó là NATO, đã bao vây biên giới Nga. Chỉ cần 1 quả bom hạt nhân đặt tại Ukraina, hệ thống tên lửa với đầu đạn hạt nhân tại Ukraina, nước Nga có thể sẽ bị hủy diệt. Bởi vì, khoảng cách quá ngắn. Ukraina rất muốn gia nhập NATO để được an toàn, nhưng làm sao người Nga chịu ngồi nhìn.

Hãy thử hỏi, nếu một người láng giềng luôn đưa thanh gươm lên cổ bạn. Bạn đã tử tế nói rằng, đừng làm vậy, chúng ta là anh em, chúng ta là hàng xóm. Nhưng người hàng xóm không nghe, tao cứ làm đấy. Bạn có để yên cho một người luôn tìm kiếm băng đảng để đặt bom ngay trước cửa nhà mình. Bạn sẽ dùng đến luật pháp, thậm chí là luật pháp quốc tế, họ vẫn không chịu buông. Bạn có để yên không? Đặc biệt hơn, điều này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sự phát triển của nước Nga. Hãy thử hỏi chính mình, trước khi phê phán Putin hoặc cho rằng Putin mang quân xâm lược Ukraina là tội ác.

Không ai muốn chiến tranh, nhưng thằng hàng xóm cứ ỷ sức mạnh của đồng bọn, bạn sẽ hành động thế nào?

Hơn nữa, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina, những chiến binh Azov, đã liên tục bắn phá vào miền đông Ukraina trong 8 năm trời với 14 ngàn người chết, mà là người nói tiếng Nga. Tổng thống Putin có để yên không? Thỏa thuận Minsk đã được ký kết, nhưng phía Ukraina đã phá bỏ nó với sự hỗ trợ từ Mỹ và phương tây, liên tục tấn công vào 2 nhà nước Luhansk và Donetsk ly khai thân Nga, làm sao Putin có thể để yên.

Rõ ràng, Putin là một người thật sự kiên nhẫn và đến lúc không thể nhịn được nữa mới hành động. Ông ấy hành xử như một người Nga – sự tốt bụng và rộng lượng của họ, nhưng cương quyết và mạnh mẽ.

Hãy thử trả lời, Putin thực hiện chiến dịch quân sự có đúng hay không? Hay là, hãy trách những người lãnh đạo Ukraina đã để đất nước tan hoang chỉ vì mù quáng nghe theo lời người Mỹ – phương tây và để sự hận thù chi phối.

Hay là họ mơ về phương tây, mơ về thiên đường, mơ về cuộc sống tốt hơn. Tại sao không tự mình đứng trên đôi chân của chính mình, mà phải dựa vào người khác. Hãy như Việt Nam, luôn tự cường, đứng vững trên đôi chân và độc lập tự chủ, không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Phụ thuộc là mất tự do, phụ thuộc sẽ bị người khác điều khiển. Có ai thích bị người khác điều khiển như một cái máy không? Bạn có thích không?

Chỉ khổ cho người dân Ukraina!

Không ai muốn chiến tranh. Tất nhiên, “không có chiến tranh – không có hòa bình”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang