Tác giả: Philip C. Almond
Người ta thường cho rằng Thiên Chúa của Hồi giáo là một vị thần hiếu chiến, trái ngược với Thiên Chúa của Thiên chúa giáo (Cơ đốc giáo) và Do Thái giáo – là một vị thần của tình yêu và lòng thương xót.
Chưa hết, bất chấp những khác biệt rõ ràng trong cách họ thực hành tôn giáo, người Do Thái, Thiên chúa giáo (Cơ đốc giáo) và Hồi giáo đều tôn thờ cùng một Đức Chúa Trời (Thiên Chúa).
Người sáng lập đạo Hồi, Muhammad, tự coi mình là nhà tiên tri cuối cùng trong hàng ngũ các nhà tiên tri từ Moses đến Jesus, xa hơn nữa đến Abraham và Noah. Theo Kinh Koran (Quran), Chúa (được gọi là Allah) đã mặc khải cho Muhammad:
Cuốn sách sự thật [Kinh Quran], xác nhận những gì có trước nó, và [trước khi Ngài gửi Kinh Quran], Ngài đã gửi Kinh Torah của Moses và Phúc âm của Chúa Jesus … như một sự hướng dẫn cho tín đồ.
Do đó, vì Muhammad thừa hưởng sự hiểu biết của người Do Thái và Thiên chúa giáo (Cơ đốc giáo) về Chúa, nên không có gì ngạc nhiên khi Chúa của ‘Muhammad, Jesus và Moses’ có tính cách phức tạp và mâu thuẫn – sự pha trộn giữa lòng nhân từ và lòng trắc ẩn, kết hợp với thịnh nộ và giận dữ.
Nếu bạn tuân theo mệnh lệnh của Chúa, ông ấy có thể trở nên ngọt ngào và nhân từ. Nhưng chắc chắn, bạn không muốn đứng về phía sai trái và giận dữ của Chúa.
Đối với những người quay về với Ngài để ăn năn, Thiên Chúa sẽ nhân từ và tha thứ mọi sự cho bạn. Nhưng, những người không tìm được con đường hoặc đã tìm ra con đường – tức là không theo Chúa, sẽ nhận được sự phán xét và giận dữ của Ngài.
Đối với người Do Thái, Thiên Chúa được mạc khải trọn vẹn trong Kinh Torah (năm cuốn sách đầu tiên của kinh Cựu Ước).
Thiên Chúa của kinh Cựu Ước vừa tốt vừa xấu. Ngài còn đi xa hơn điều tốt khi bảo Abraham dâng con trai mình cho Thiên Chúa để cúng tế.
Ngài là một vị thần chiến binh đã sát hại con đầu lòng của vua Ai Cập (Pharaoh – danh hiệu của những người cai trị Ai Cập, vừa là vua vừa là nhà lãnh đạo tôn giáo, biên tập) và nhấn chìm đội quân của Pharaoh. Ngài chấp thuận việc Elijah (Ê-li) tàn sát 450 nhà tiên tri của thần Baal của người Canaanite cổ đại.
Tuy nhiên, Ngài cũng là một Thiên Chúa nhân hậu và yêu thương, một ‘Đấng’ như lời nổi tiếng của Thánh Vịnh 23 trong Sách Thánh Vịnh là một ‘mục tử’ có lòng nhân hậu và thương xót, nâng đỡ các tín đồ của Ngài suốt đời. Ngài yêu thương Israel như một người cha yêu thương con mình.
Thiên Chúa của Jesus trong 4 sách Phúc Âm trong Tân Ước cũng có tính chất ‘mơ hồ’ tương tự.
Một mặt, Chúa Jesus nói về một Thiên Chúa có nhân vị, gọi Ngài là “Cha” trong lời cầu nguyện mà Ngài dành cho các tín đồ. Tuy nhiên, đằng sau vị Thiên Chúa dịu dàng và yêu thương này, là một Thiên Chúa rất tàn nhẫn.
Giống như các nhà tiên tri trong kinh Cựu Ước, Chúa Jesus rao giảng về sự diệt vong và tiêu cực (ngày phán xét cuối cùng, biên tập). Ngài đang trao cho Israel cơ hội cuối cùng và Chúa sẽ không thương xót cho những ai không tin thông điệp của ngài.
Thiên Chúa sẽ đến phán xét vào ngày phán xét cuối cùng. Tất cả sau đó sẽ được hồi sinh. Một số ít may mắn sẽ nhận được hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng đa số kẻ ác sẽ bị ném vào lửa địa ngục vĩnh viễn.
Đừng bỏ lỡ: Chúa Có Thực Sự Tồn Tại?
Đối với Chúa của Muhammad cũng vậy. Vào ngày phán xét cuối cùng, Chúa sẽ hành động như một vị Thiên Chúa của công lý.
Tất cả những người chết sẽ được sống lại để nhận sự phán xét của Thiên Chúa. Sau đó, Chúa sẽ ban thưởng hoặc trừng phạt mỗi người – được ở trong thiên đường hoặc lửa địa ngục mãi mãi – tùy thuộc vào hành động của họ.
Mỗi người sẽ được đưa cho một bản ghi chép về những việc làm của mình – ở bên phải dành cho những người được cứu, ở bên trái dành cho những người bị đày đọa vào lửa địa ngục.
Đối với những người được cứu, niềm vui thiên đường đang chờ đợi. Tuy nhiên, những người đã chết vì con đường của Thiên Chúa (Allah) không cần phải chờ đợi sự phán xét cuối cùng. Họ sẽ đi thẳng lên thiên đường.
Chìa khóa của sự cứu rỗi trên hết là sự ‘vâng phục’ trước Chúa, tuân theo mệnh lệnh của Ngài như được tiết lộ trong Kinh Koran (Quran) và lòng trung thành với sứ giả Muhammad của Ngài.
Giống như Thiên Chúa của Moses, Allah là một nhà lập pháp. Kinh Koran (Quran) cung cấp hướng dẫn (thường rất đa dạng) cho cộng đồng tín đồ về các vấn đề – luật hôn nhân và gia đình, phụ nữ, quyền thừa kế, thức ăn và đồ uống, thờ cúng và sự trong sạch, chiến tranh, hình phạt cho tội ngoại tình, rượu và trộm cắp. Nói tóm lại, nó cung cấp nền tảng cho việc xây dựng luật Sharia (luật Hồi giáo).
Người Hồi giáo, Cơ đốc giáo (Thiên chúa giáo) và Do Thái giáo đều tôn thờ cùng một vị Chúa – với tính cách khá phức tạp.
Đừng bỏ lỡ: Tại Sao Nhiều Người Vẫn Tin Vào Phép Lạ Giáng Sinh?
Tuy nhiên, bất chấp điều này, tất cả đều tin rằng tôn giáo của họ chứa đựng sự mặc khải đầy đủ và cuối cùng của một Thiên Chúa. Đây là nguồn gốc thống nhất của họ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chia rẽ của họ.
Vì niềm tin vào sự thật của một tôn giáo và sự giả dối của những tôn giáo khác dẫn đến xung đột không thể tránh khỏi, giữa người có đức tin và người không có niềm tin, người được chọn và người bị từ chối, người được cứu và người bị đày đọa. Đây là mầm mống của sự không khoan dung và bạo lực.
Vì vậy, Chúa của Muhammad, giống như Chúa của Jesus và Moses, chia rẽ bao nhiêu thì đoàn kết bấy nhiêu, nguyên nhân gây ra xung đột ‘giữa và trong’ các tôn giáo này.
Philip C. Almond, cựu giáo sư về Lịch sử tư tưởng tôn giáo, Đại học Queensland