Tín chỉ Carbon Và Bù Đắp Carbon: Có Giúp Giảm Biến Đổi Khí Hậu?

Bù đắp Carbon là việc giảm lượng khí thải hoặc loại bỏ Carbon dioxide (CO2) khỏi khí quyển ở một nơi, để bù đắp cho lượng khí thải ở nơi khác. Thực hiện tốt điều này sẽ làm giảm phát

Tinh tinh lùn mỉm cười ăn thực vật. Ảnh Wirestock-Shutter Stock qua the Conversation

Bù đắp Carbon là việc giảm lượng khí thải hoặc loại bỏ Carbon dioxide (CO2) khỏi khí quyển ở một nơi, để bù đắp cho lượng khí thải ở nơi khác.

Thực hiện tốt điều này sẽ làm giảm phát thải Carbon. Thực hiện không tốt, nó sẽ làm tăng chi phí và khiến chúng ta tin tưởng sai lầm về tiến trình hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 (net zero).

Đó là một phần khó khăn, trong cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, và do những vấn đề trong quá khứ, nên có sự hoài nghi về tiềm năng của nó.

Viện Grattan vừa công bố một báo cáo mới về vai trò của việc bù đắp Carbon, đối với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero).

Bù đắp Carbon là gì?

Việc bù đắp Carbon, thường được thực hiện thông qua hệ thống tín chỉ Carbon hoặc đền bù Carbon (bằng cách tự trồng rừng, đầu tư những dự án xanh) – 1 tín chỉ Carbon  tương ứng với 1 tấn lượng khí thải ‘đã được giảm’ hoặc 1 tấn Carbon dioxide (CO2)  được loại bỏ khỏi khí quyển.

Ví dụ, một công ty khai thác mỏ có mục tiêu phát thải ròng bằng 0, có thể giảm một phần lượng khí thải, thông qua việc điều chỉnh hoạt động của mình. Mặc dù vậy, thực tế về mặt kỹ thuật là không dễ để giảm phát thải, hoặc có thể giảm nhưng với chi phí cao. Chi phí cao dẫn đến giá sản phẩm và dịch vụ cao. Người tiêu dùng sẽ khó chấp nhận. Bạn có muốn giá điện tăng không?

Trong trường hợp này, họ có thể mua một khoản “bù đắp” (tín chỉ Carbon) để ‘bù đắp’ lượng khí thải đã thải ra này.

Khoản bù đắp có thể đến từ một công ty khác – có nhiều lựa chọn để giảm lượng khí thải (chẳng hạn như chủ bãi rác), hoặc đơn vị đã đầu tư vào các dự án Xanh (chẳng hạn ‘rừng quốc gia’, điện gió, điện mặt trời, hoặc các đơn vị trồng rừng mới).

Tại sao việc bù đắp Carbon lại là một chủ đề nhạy cảm

Sự bù đắp Carbon rất nhạy cảm về mặt chính trị. Một số người coi đó là ‘cái cớ’ để các công ty gây ô nhiễm, trì hoãn việc giảm lượng khí thải Carbon.

Những người khác nói rằng, nó phá hủy cơ cấu của cộng đồng nông thôn, vì khuyến khích nông dân biến đất nông nghiệp thành nơi trồng cây và các hoạt động lưu trữ Carbon khác.

Một số chương trình quốc tế đã bị chỉ trích vì ghi nhận các hoạt động bù đắp không mang tính “bổ sung”.

Điều này đề cập đến các ‘hoạt động nên xảy ra’, chẳng hạn như khen thưởng chủ đất vì đã duy trì thảm thực vật – không bao giờ bị chặt phá, hoặc khen thưởng nhà sản xuất vì đã đầu tư vào công nghệ phát thải thấp – khi điều đó đáng lẽ phải xảy ra.

Quỹ giảm phát thải của Úc cũng bị chỉ trích vì lý do này.

Nó cũng bị chỉ trích, vì các ‘nền tảng cơ sở’ để đo lường các khoản bù đắp Carbon và các dự án nhận được tín chỉ Carbon, cho các hoạt động chưa xảy ra và có thể không bao giờ xảy ra.

Tất cả các chính sách công dựa vào động cơ khuyến khích đều phải đối mặt với câu hỏi, liệu một hoạt động có phải là “bổ sung” hay không. Đó là một vấn đề khó khăn và có thể không bao giờ được giải quyết triệt để.

Nhưng khi nói đến việc bù đắp Carbon, điều quan trọng là vì 1 trong những vai trò của việc bù đắp Carbon là giảm phát thải.

Nói cách khác, có thể giảm lượng khí thải Carbon với chi phí rẻ hơn, nếu sử dụng công nghệ hiện tại, thì việc trả tiền để làm điều đó là hợp lý, trong khi chờ ‘chi phí công nghệ’ giảm xuống.

Như biểu đồ bên dưới cho thấy, nếu có quá nhiều hoạt động giảm hoặc loại bỏ khí thải Carbon, được ghi nhận – nhưng không thực sự xảy ra (bù đắp “rỗng”), thì chúng ta sẽ có cảm giác sai lầm, về mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng 0 (net zero).

Biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa lượng phát thải ròng được báo cáo và thực tế khi sử dụng các khoản tín chỉ Carbon rỗng để bù đắp. Viện Grattan

Điều này hạn chế tính hiệu quả của thị trường Carbon. Nếu người mua không chắc chắn rằng, họ có nhận được những gì mình phải trả, thì họ sẽ không trả nhiều tiền như vậy.

Điều này đẩy giá tín chỉ Carbon xuống, hạn chế số lượng nhà sản xuất sẵn sàng bù đắp Carbon.

Sâu sắc hơn, những khoản tín chỉ Carbon ‘rỗng tuếch’ này mang lại cảm giác an toàn sai lầm rằng, lượng khí thải Carbon đang giảm ở một tỷ lệ cụ thể, trong khi thực tế thì không.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần bù đắp lượng Carbon nhiều hơn

Hầu hết việc bù đắp ở Úc được thực hiện bằng cách giảm lượng khí thải. Nhưng khi chúng ta tiến gần hơn tới phát thải ròng bằng 0 (net zero), những lựa chọn bù đắp này sẽ biến mất. Theo nghĩa đen, sẽ có ít lượng khí thải cần giảm hơn và những lượng khí thải còn lại sẽ khó loại bỏ và tốn kém hơn.

Ngay cả với những chính sách mạnh mẽ để kịp thời đạt được mức phát thải ròng bằng 0 (net zero), Úc sẽ cần bù đắp cho những nguồn phát thải khó giảm phát thải, chẳng hạn như hàng không, xi măng và bò thịt.


Xem thêm: 7 Lý Do Khiến Giao Thông Toàn Cầu Khó Khử Phát Thải Carbon


Lựa chọn duy nhất để giải quyết lượng khí thải này là bù đắp chúng bằng tín chỉ Carbon hoặc thông qua việc tự trồng rừng.

Úc có nhiều đất để trồng cây nhằm giảm lượng khí Carbon dioxide từ khí quyển, nhưng lại không có nhiều nước hoặc đất sản xuất.

Chính phủ nên đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ ở giai đoạn đầu, chẳng hạn như thu hồi và lưu trữ Carbon trực tiếp.

Mặc dù những công nghệ này rất đắt tiền và có thể không hoạt động trên quy mô lớn, nhưng sẽ tốt hơn nếu tìm ra chúng – ngay bây giờ, hơn là vào năm 2050.

Quan trọng nhất, các chính phủ nên đưa ra các chính sách mạnh mẽ hơn để giảm lượng khí thải. Các báo cáo trước đây trong loạt báo cáo ‘Hướng tới Net Zero của Viện Grattan’ có khuyến nghị về việc cắt giảm khí thải Carbon từ giao thông, công nghiệp và nông nghiệp.

Mỗi tấn khí nhà kính đi vào bầu khí quyển đều góp phần vào sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Bù đắp Carbon cần sự chính trực

Rõ ràng, chúng ta cần bù đắp để giảm lượng khí thải – nhưng chỉ khi việc đó được thực hiện một cách trung thực.

Chúng tôi khuyến nghị chính phủ liên bang quay lại cam kết ban đầu được thực hiện vào năm 2014, để xem xét mọi phương pháp tạo ra các đơn vị bù đắp trong quỹ giảm phát thải – 4 năm một lần. Cần phân bổ nguồn lực bổ sung để thực hiện việc này, với các chuyên gia độc lập.

Các quy tắc quốc tế nhằm củng cố tính liêm chính và mua bán tín chỉ Carbon đã được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow.

Chúng tôi khuyến nghị chính phủ nên đưa ra các quy định xung quanh việc xuất khẩu các đơn vị bù đắp (tín chỉ Carbon) của Úc để ngăn chặn các vấn đề liêm chính tiềm ẩn đang nổi lên.

Cả hai hành động này sẽ cho thấy, chính phủ nghiêm túc trong việc duy trì tính liêm chính đối với các đơn vị bù đắp Carbon (tín chỉ Carbon) của mình.

Nhưng nếu có quan niệm phổ biến rằng, đền bù Carbon là một dạng gian lận tinh vi nào đó, thì, chính phủ sẽ càng khó sử dụng nó như một công cụ chính sách.

Vì vậy, minh bạch về các vấn đề và tìm cách khắc phục chúng nhanh chóng là giải pháp tốt nhất.

Tác giả: Alison Reeve, phó giám đốc chương trình, năng lượng và biến đổi khí hậu, Viện Grattan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang