Thuốc thảo dược (thuốc đông y) thường được quảng cáo là “tự nhiên”. Mọi người có xu hướng nghĩ đến một tách trà hoa cúc thư giãn được làm từ những nguyên liệu tự nhiên. Mặc dù hàm ý, “tự nhiên” là tốt, nhưng phần lớn các hợp chất độc hại nhất mà chúng ta biết, đều là “tự nhiên”.
Độc tố tự nhiên
Độc tố Botulinum (Botox) là 100% tự nhiên và là chất nguy hiểm nhất – được biết đến trên trái đất.
Tuy nhiên, độc tố Botulinum (Botox) được làm loãng ở mức phù hợp, thường được sử dụng để làm giảm các cơn co thắt cơ (cũng như làm cho da bớt nhăn hơn, bằng cách làm tê liệt các cơ ở da bằng Botox).
Mặc dù phần lớn các loại thuốc thảo dược không gây chết người – nhiều như độc tố Botulinum (Botox), nhưng hầu như tất cả đều có một số tác dụng phụ. Thật vậy, bất kỳ chất nào làm thay đổi sinh lý cơ thể bạn đều sẽ có tác dụng phụ.
Suy cho cùng, lý do chính khiến có rất nhiều hóa chất trong thực vật, mà con người có thể sử dụng làm thuốc là vì thực vật sử dụng chúng để ‘phòng vệ’.
Vì vậy, các hoạt chất trong thực vật can thiệp vào một số khía cạnh sinh lý để ngăn chặn động vật ăn chúng (morphine, caffeine, Tetra-Hydro Cannibidiol trong cần sa và những loại dầu thơm trong dầu khuynh diệp là một số ví dụ điển hình).
Hoặc chúng cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng (ví dụ như axit salicylic trong vỏ cây liễu).
Vì vậy, bạn sẽ mong đợi một số tác dụng phụ.
Chiết xuất thảo dược ‘Mao địa hoàng’ có tác dụng điều trị suy tim, nhưng dùng sai nồng độ sẽ gây chết người; thảo dược vỏ cây liễu có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng nếu dùng lâu ngày sẽ gây loét miệng, họng; và vỏ cây Phan tả diệp (Senna) được dùng để giảm táo bón, nhưng có thể gây ra các vấn đề về tim và tổn thương đường tiêu hóa.
Tương tác thuốc
Điều đáng lo ngại hơn là, vì nhiều người không xem thảo dược là thuốc, nên họ cũng không cho rằng, chúng sẽ tương tác với các loại thuốc khác.
Tiêu biểu cho sự tương tác giữa thuốc và thảo dược là cây Ban âu (St. John’s Wort) – bởi vì nó có tác dụng tăng cường ‘gấp đôi’. Các hợp chất trong cây Ban âu (St. John’s Wort) chịu trách nhiệm về tác dụng chống trầm cảm, sẽ tăng cường tác dụng của bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm nào được kê đơn, dẫn đến quá liều – có thể gây tử vong.
Cây Ban âu (St. John’s Wort) không chỉ tương tác với thuốc chống trầm cảm, các chất hóa học trong nó còn kích thích gan phân hủy một số loại thuốc nhanh hơn.
Mặc dù tác dụng phụ của cây Ban âu (St. John’s Wort) đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng dược phẩm, nhưng thông tin về chúng từ các điểm bán hàng nhìn chung rất nghèo nàn và hầu hết người tiêu dùng sẽ không biết về chúng (xem thêm tại đây).
Và không chỉ có cây Ban âu (St. John’s Wort). Một loạt các loại thuốc thảo dược tương tác với các loại thuốc thông thường (Bồ công anh và thuốc lợi tiểu là một ví dụ khác). Điều này khiến mọi người gặp nguy hiểm – khi họ được kê đơn thuốc thông thường.
Bởi vì hầu hết mọi người không nghĩ thuốc thảo dược là thuốc nên họ có xu hướng không nói với bác sĩ về công dụng thảo dược của mình. Và các bác sĩ y khoa có xu hướng không hỏi cụ thể về điều đó, vì họ mong đợi bệnh nhân sẽ nói với họ!
Xem thêm: Cây Chùm Ngây – Siêu Thảo Dược Điều Trị Các Bệnh Mãn Tính
Thiếu thành phần thuốc thảo dược
Nhưng nếu thuốc thảo dược có nhiều tác dụng phụ như vậy, thì tại sao chúng ta không tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về điều đó? Có ba lý do cho việc này.
Đầu tiên, mặc dù số liệu về thuốc bổ sung (thực phẩm bổ sung) cho thấy khoảng một nửa số người Úc dùng thuốc bổ sung, nhưng đây chủ yếu là các loại vitamin. Có rất ít người thực sự dùng thuốc thảo dược.
Ví dụ, trong một nghiên cứu về việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở New South Wales, rất ít người dùng cây Ban âu (St. John’s Wort), và thậm chí còn ít người dùng nó cùng với thuốc chống trầm cảm thông thường.
Thứ hai, các phản ứng bất lợi đối với thuốc thảo dược chưa được báo cáo đầy đủ.
Vì vậy, hầu hết người mua thuốc thảo dược không có cách nào báo cáo các tác dụng phụ của chúng.
Cuối cùng, có một số bằng chứng cho thấy, nhiều loại thuốc thảo dược có lượng hoạt chất rất thấp hoặc hoàn toàn không có hoạt chất. Vì vậy, nhiều loại thuốc thảo dược không hơn gì giả dược đắt tiền.
Học cách không tin tưởng
Nhưng lịch sử sử dụng lâu dài không nhất thiết là bằng chứng vô hại. Ví dụ, vỏ cây liễu có lịch sử gây loét, cũng như tác dụng giảm đau, nhưng tác dụng phụ nghiêm trọng của nó vẫn chưa được thông báo và biết đến rộng rãi.
Cho đến khi sử dụng phương pháp điều tra y học hiện đại, chúng tôi mới biết được tác hại do cây Lưu ly gây ra, cũng như tình trạng nhiễm độc thận và ung thư nghiêm trọng do axit Aristolochic có trong các loại thảo mộc – được sử dụng trong y học cổ truyền gây ra.
Nhiều người thường thờ ơ về những tác hại tiềm ẩn, khi sử dụng thuốc thảo dược sai cách.
Tác giả: Ian Musgrave, tiến sĩ dược lý, giảng viên cao cấp về dược lý, Đại học Adelaide
Xem thêm: Nghệ Có Thực Sự Giúp Giảm Đau, Kháng Viêm, Tiêu Diệt Vi Khuẩn?