Thuế Biên Giới Carbon Của EU: Một Thử Nghiệm Đối Với Chống Biến Đổi Khí Hậu

Trong hơn 2 thập kỷ kể từ khi Nghị định thư Kyoto được thông qua (năm 2015), các chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu chưa đạt hiệu quả và đáng thất vọng – đối với vấn đề

Trong hơn 2 thập kỷ kể từ khi Nghị định thư Kyoto được thông qua (năm 2015), các chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu chưa đạt hiệu quả và đáng thất vọng – đối với vấn đề giảm lượng khí thải toàn cầu.

Trong hệ thống kinh tế hiện tại, có lẽ nỗ lực đầy tham vọng nhất, nhằm giảm lượng khí thải là Hệ thống mua bán khí thải (ETS) của EU – thị trường mua bán khí thải (hay thị trường phát thải, thị trường Carbon).

Đi vào hoạt động từ năm 2005, ETS bao trùm hơn 11.000 nhà máy điện, nhà máy và hãng hàng không sử dụng nhiều năng lượng, chiếm khoảng 40% lượng phát thải khí nhà kính của EU.

Chương trình này hoạt động theo nguyên tắc mua bán phát thải (mua bán tín chỉ Carbon), trong đó ‘mức trần phát thải trên toàn EU’ có nghĩa là các công ty phải mua giấy phép phát thải, về cơ bản là trả tiền cho các hoạt động gây ô nhiễm của họ.

Tuy nhiên, mặc dù ETS đã đạt được một số thành công, trong việc giảm lượng khí thải, giáo sư tài chính Panayiotis Andreou và tôi gần đây đã chỉ ra rằng, chương trình này đang đánh giá thấp những người gây ô nhiễm nhiều nhất – chủ yếu là do giá phát thải thường quá thấp (trả tiền cho hành động gây ô nhiễm quá thấp).

Giá hiện tại của trợ cấp ‘phát thải khí nhà kính’ là khoảng 33 Euro/tấn phát thải (CO2-e), một mức giá đã cao hơn nhiều so với mức trung bình trong suốt thời gian hoạt động của ETS.

Tuy nhiên, để đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu của EU, mức giá này sẽ cần phải ở mức khoảng 40 Euro vào năm 2030 và gần 250 Euro vào năm 2050.

Với những chi phí đáng kể sẽ đè nặng lên các công ty EU, để trả phí cho hành động gây ô nhiễm của mình, hoặc đầu tư vào công nghệ Carbon thấp, các công ty có trụ sở bên ngoài EU sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn, trừ khi họ phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát pháp lý tương tự ở quốc gia của họ (các công ty EU phải trả phí gây ô nhiễm, còn công ty ngoài EU thì không, nên các công ty EU sẽ đối mặt với sự cạnh tranh về chi phí).

Đây là lý do tại sao Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành của EU, có kế hoạch đưa ra mức thuế biên giới carbon, như một phần trong kế hoạch Thỏa thuận Xanh.

Frans Timmermans, phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Châu Âu, gần đây đã nhấn mạnh rằng: Đó là vấn đề sống còn của ngành công nghiệp của EU. Vì vậy, nếu những nước khác không đi theo cùng hướng, chúng ta sẽ phải bảo vệ Liên minh Châu Âu trước sự bóp méo cạnh tranh và nguy cơ ‘rò rỉ’ carbon.

Thuế biên giới Carbon đối với thép có thể vào khoảng 57 Euro mỗi tấn. Ảnh Amarin Jitnathum qua The Conversation
Thuế biên giới Carbon đối với thép có thể vào khoảng 57 Euro mỗi tấn. Ảnh Amarin Jitnathum qua The Conversation

Mặc dù thông tin chi tiết vẫn chưa được quyết định, nhưng thuế biên giới Carbon dự kiến ​​sẽ ‘tính phí’ nhập khẩu vào EU ở mức tương đương với giá Carbon trên hệ thống giao dịch khí thải của EU.

Như quan chức Ủy ban Châu Âu Benjamin Angel lưu ý, điều này có nghĩa là đặt ra lượng Carbon cho mỗi sản phẩm và nhân nó với giá Carbon trên hệ thống giao dịch Carbon (ETS).

Ví dụ: Sản xuất 1 tấn thép thường tạo ra khoảng 1,9 tấn khí thải CO₂, nếu chúng ta giả định giá Carbon-ETS là 30 Euro/tấn thì một công ty sẽ phải trả thêm 57 Euro để nhập khẩu (theo mức thuế biên giới Carbon – thuế quan Carbon là 57 Euro/tấn).

Việc áp dụng mức thuế như vậy sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các công ty EU rằng, các khoản đầu tư tốn kém tiềm năng vào các công nghệ có lợi cho môi trường sẽ ‘không dẫn đến việc giảm giá’, bởi các đối thủ ngoài EU được hưởng các quy định lỏng lẻo hơn hoặc bởi các công ty chuyển ra ngoài EU. Vì vậy, nó được gọi là “rò rỉ carbon” mà Frans Timmermans đề cập đến.

Kết hợp ETS của EU với thuế biên giới Carbon (thuế quan Carbon) là một chiến lược hợp lý và khả thi, khuyến khích các công ty giảm lượng khí thải, bằng cách định giá lượng ô nhiễm mà họ tạo ra.

Lợi ích của thuế biên giới Carbon cũng có thể lan ra bên ngoài EU theo ít nhất một trong 2 cách.

Đầu tiên và rõ ràng nhất là các công ty ngoài EU mong muốn xuất khẩu sang Châu Âu sẽ được khuyến khích giảm lượng khí thải Carbon để hạn chế ‘mức phí’ phải trả – khi xuất khẩu sang EU.

Thứ hai, các chính phủ và cơ quan quản lý khác sẽ theo dõi chặt chẽ, để xem liệu cách tiếp cận này có khả thi hay không, và điều này có thể chứng kiến ​​sự lan rộng của các thỏa thuận giới hạn và giao dịch trên toàn cầu.

Tất nhiên, ít lạc quan hơn, khoản thuế biên giới Carbon (thuế quan Carbon) này có thể dẫn đến các động thái bảo hộ của các khối thương mại khác, và điều này dẫn đến một câu hỏi rộng hơn.

Thế giới phải đối mặt với một số vấn đề chỉ có thể được giải quyết bằng hợp tác quốc tế, bao gồm biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học, nhưng cũng bao gồm các vấn đề như thuế đối với các công ty công nghệ toàn cầu.

Liệu chúng ta có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết những thách thức toàn cầu, hay liệu các chương trình nghị sự quốc gia sẽ ngăn chặn điều này xảy ra?

Sự thành công hay nói cách khác của thuế biên giới carbon (thuế quan Carbon) của EU sẽ đưa ra một số câu trả lời.

Tác giả: Neil Kellard, trưởng khoa, giáo sư tài chính, Trường kinh doanh Essex, Đại học Essex

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang