Scott Pacey: Phó giám đốc Viện chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham
Thông tin một thẩm mỹ viện ở thành phố Quảng Châu của Trung Quốc khấu trừ 5% đến 10% tiền lương của nhân viên và gửi số tiền này vào tài khoản ngân hàng của cha mẹ họ đã gây ra nhiều tranh luận gần đây ở Trung Quốc.
Công ty cũng tích cực thúc đẩy đạo đức “hiếu thảo” của Nho giáo, hay kính trọng cha mẹ, giữa các nhân viên của mình.
Chính sách của công ty minh họa cho sự kết hợp của 2 hiện tượng hiện nay ở Trung Quốc: Áp lực do dân số già gây ra và mối quan tâm mới đối với Nho giáo.
Sau khi bị lên án dưới thời cai trị của Mao, những ý tưởng của nhà hiền triết Trung Quốc cổ đại Khổng Tử, người sinh vào khoảng năm 551 trước công nguyên, hiện đang được chú ý ở cả cấp độ xã hội và chính trị.
Giới trẻ Trung Quốc ngày nay phải đối mặt với áp lực không chỉ tìm việc làm mà còn cả mua nhà và nuôi gia đình. Khi những người trẻ Trung Quốc lớn lên, tầm quan trọng của việc phụng dưỡng cha mẹ lúc về già cũng thấm nhuần trong họ.
Điều này được minh họa bằng một cuộc thảo luận trực tuyến về “thuế” thẩm mỹ viện: Nhiều nhà bình luận rõ ràng tin rằng, trách nhiệm đạo đức của con cái là phải hiếu thảo với cha mẹ.
Trong khi nhiều người ủng hộ động cơ của công ty, vẫn có một số bất đồng về mức độ tham gia của một công ty tư nhân. Những người khác lập luận rằng, lòng hiếu thảo thực sự đòi hỏi sự chân thành và vượt xa tiền bạc.
Khái niệm về lòng hiếu thảo này là một ví dụ về cách giải thích phổ biến từ dưới lên đối với các đức tính Nho giáo của các công dân ở Trung Quốc đương đại.
Nho giáo – con đường dài trở lại
Khi một bức tượng Khổng Tử xuất hiện bên ngoài Bảo tàng quốc gia, và bên cạnh quảng trường Thiên An Môn vào năm 2011- trước khi Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư kiêm chủ tịch nước – những người theo dõi Trung Quốc đã tự hỏi, liệu có điều gì đó mang tính cách mạng đã xảy ra hay không?
Rốt cuộc, Thiên An Môn là một trong những không gian mang tính biểu tượng nhất của Trung Quốc hiện đại. Đó là nơi Mao tuyên bố thành lập Cộng hòa nhân dân vào năm 1949, nơi diễn ra các cuộc biểu tình vào năm 1976 và là nơi bắt đầu các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989. Tuy nhiên, ngay sau đó, bức tượng đã bị dỡ bỏ – có thể chính quyền đã ‘thay lòng đổi dạ’.
Tương tự, khi bộ phim Avatar bắt đầu có doanh thu phòng vé khổng lồ vào năm 2010, dường như phải trả giá bằng bộ phim tiểu sử Khổng Tử do nhà nước hậu thuẫn, hình ảnh của James Cameron tạm thời bị xóa khỏi màn ảnh 2D.
Vào thời điểm đó, các báo cáo cho rằng đây là một biện pháp có chủ ý để tăng doanh thu của Khổng Tử. Mặc dù vậy, Avatar vẫn phá kỷ lục phòng vé ở Trung Quốc, trong khi Khổng Tử, do Châu Nhuận Phát thủ vai chính, đạt được thành tích kém ấn tượng hơn.
Tuy nhiên, sự xuất hiện trở lại gần đây của Khổng Tử và tư duy của ông là một bước tiến lớn đối với nhà hiền triết. Khác xa với những ngày diễn ra Cách mạng văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976 khi ông bị tố cáo là đại diện của “Tứ Cũ” (tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ) – và “chiến dịch chỉ trích Khổng Tử” từ năm 1974 đến năm 1976. Trong thời gian đó, ông bị chỉ trích cùng với Bộ trưởng quốc phòng Lâm Bưu, người bị chế giễu là phản động.
Nhưng tất cả đã qua. Trong khi bức tượng Khổng Tử gần Thiên An Môn đã được di chuyển khỏi vị trí nổi bật ban đầu, thì sau đó nó đã xuất hiện trở lại trong sân của bảo tàng. Cùng năm đó, một bức tượng bán thân khổng lồ bằng silicon của Khổng Tử cũng được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Rockbund ở Thượng Hải.
Và sự trỗi dậy của nhà hiền triết vẫn tiếp tục. Bộ giáo dục cũng đang xem xét vai trò của các giá trị “truyền thống” trong sách giáo khoa. Vào năm 2013, một đạo luật quy định rằng con cái phải đến thăm cha mẹ già.
Hanban, “một tổ chức công trực thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc”, đã mở 480 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Và ở Quý Dương, học giả Nho giáo Jiang Qing (Giang Thanh) đã mở một “Học viện Khổng Tử”, nhằm mục đích truyền bá triết lý của ông.
Ngay cả chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, cũng đã tích cực về phát triển Nho giáo. Vào dịp kỷ niệm 2.565 năm ngày sinh của nhà hiền triết vào năm 2014, ông nhận xét rằng: “Nho giáo và các trường phái tư tưởng khác trong lịch sử Trung Quốc đều tuân thủ nguyên tắc lý thuyết phải phục vụ quản lý quốc sự và mang lại lợi ích cho cuộc sống thực tế”.
Ông tiếp tục: “Những người cộng sản Trung Quốc không phải là những người theo chủ nghĩa hư vô lịch sử, cũng không phải là những người theo chủ nghĩa hư vô văn hóa”.
Lập trường này tạo ra một không gian cho các nhà triết học truyền thống được thảo luận trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt là ủng hộ quản trị từ trên xuống như của Trung Quốc.
Giữ gìn trật tự xã hội
Ở cấp độ cơ bản nhất, Nho giáo dạy rằng, trật tự công dân đến từ việc các cá nhân hoàn thành vai trò cụ thể, được xã hội xác định. Điều này được nêu rõ ràng nhất trong văn bản kinh điển ‘The Great Learning’ (sách Đại Học), giải thích rằng trật tự chính trị, xã hội và gia đình xuất phát từ sự điều chỉnh của bản thân.
Về mặt chính trị, Nho giáo có thể có sức hấp dẫn như một triết lý có thể thúc đẩy sự ổn định vào thời điểm thay đổi. Lý tưởng về sự ổn định này được phản ánh trong khái niệm “Xã hội hài hòa” của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, khái niệm này bổ sung cho sự nhấn mạnh của Nho giáo về sự hài hòa.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng dân số già. Theo Liên Hợp Quốc, đến năm 2040, 28,1% dân số Trung Quốc sẽ trên 60 tuổi, so với 12,4% vào năm 2010. Vì vậy, trước lời kêu gọi của Tập Cận Bình về việc Nho giáo mang lại lợi ích cụ thể cho xã hội, các sáng kiến tư nhân nhằm hỗ trợ các bậc cha mẹ già có thể được hoan nghênh.
Khổng Tử không phá ‘cửa’ Đảng: Những người chủ trì đã mời ông vào. Nhưng thẩm mỹ viện ở Quảng Châu cho chúng ta thấy, các giá trị Nho giáo cũng đã quay trở lại cấp độ xã hội. Các bậc cha mẹ gửi con cái của họ đến các trường mẫu giáo Khổng giáo, và cuốn sách Khổng giáo của Yu Dan là một cuốn sách bán chạy nhất.
Chính Khổng Tử đã nói rằng: “Lúc 60 tuổi tai tôi còn nghe, ở tuổi 70, tôi có thể làm theo mong muốn của trái tim mình mà không vi phạm chuẩn mực”. Nếu “thuế báo hiếu” được áp dụng, có lẽ các bậc cha mẹ già, cũng như chính phủ, sẽ an lòng.