Thời Đại Toàn Cầu Hóa Đã Kết Thúc

BRICS đang cố gắng tạo ra hệ thống thanh toán và tiền dự trữ, củng cố Ngân hàng phát triển mới. Toàn cầu hóa đã thất bại!

Từ phải sang: Tổng thống Nam Phi, thủ tướng Ấn Độ, tổng thống Brazil, tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2019. Ảnh: Aljazeera

Ảo tưởng về thương mại quốc tế tự do đã kết thúc. Toàn cầu hóa đã kết thúc!

Hơn 1 thập kỷ trước, Trung Quốc đã xác định thành phố Duisburg của Đức là trung tâm ở Tây Âu cho Sáng kiến dự án Vành Đai Con Đường (BRI) – Một hệ thống mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường biển kết nối Trung Quốc với các nước khác từ Á đến Âu.

Lựa chọn Duisburg đã thất bại, do cảng sông nội địa lớn nhất thế giới nằm ở đó. Vào năm 2011, chuyến tàu cao tốc đường sắt Trung Quốc – châu Âu đầu tiên đã đến Duisburg từ tây nam Trùng Khánh, và chỉ hơn một năm trước, chuyến tàu thứ 10.000 đã diễn ra.

Sau đó là đại dịch và xung đột ở Ukraine. Các biện pháp trừng phạt chống Nga đã dẫn đến chi phí bảo hiểm đường sắt tăng cao.

Dự án “Một vành đai, một con đường” (BRI) là phiên bản toàn cầu hóa của Trung Quốc.

Nhưng các nước châu Âu, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã buộc phải xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh. Công ty vận chuyển container quốc tế Trung Quốc Cosco đã bán cổ phần tại nhà ga cảng Duisburg.

Quyết định này, giống như các dự án thuộc Sáng kiến Vành Đai Con Đường (BRI) chưa được thực hiện khác, tượng trưng cho sự không nhất quán giữa những gì Trung Quốc và Đức mong đợi cách đây 10 năm với những gì đang diễn ra hiện nay.

Sáng kiến Vành Đai Con Đường (BRI) xuất hiện vào cuối ‘1 thời kỳ đặc biệt’ trong lịch sử kinh tế hiện đại, thời kỳ siêu toàn cầu hóa.

Nó bắt đầu vào cuối Chiến tranh Lạnh và kết thúc bằng một đại dịch (Covid 19). Thập kỷ đầu tiên của nó chủ yếu dành cho tự do hóa thương mại, với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan thương mại toàn cầu mới.

Ngoài ra, những năm 1990 đã trở thành thập kỷ của Internet và xu hướng tự do tài chính. Ở châu Âu, điều này được đánh dấu bằng sự ra đời của một thị trường duy nhất và tạo tiền đề cho việc mở rộng EU trong 10 năm tới.

Trung Quốc hội nhập thương mại thế giới nhờ lao động giá rẻ. Các trung tâm của hệ thống là Đức, Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Tất cả đều có thặng dư thương mại đáng kể và ổn định so với các nước còn lại.

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đóng vai trò là chủ ngân hàng. Hơn nữa, Họ đã hành động như một bá chủ nhân từ, thu hút các khoản tiết kiệm dư thừa của thế giới với cái giá phải trả là thâm hụt thương mại lớn. Sự mất cân bằng toàn cầu không phải là một sai lầm, mà là một đặc điểm của hệ thống kinh tế quốc tế.

Trước hết, toàn cầu hóa không phải là thương mại hàng hóa. Thị phần của nó tăng nhanh trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đã duy trì kể từ đó.

Điều khác biệt giữa giai đoạn từ năm 1989 trở đi, là toàn cầu hóa các yếu tố như vốn và lao động. Quyền tự do đi lại ở EU đang mở rộng, đã đưa “thợ sửa ống nước Ba Lan” và “người phục vụ Litva” đến Tây Âu. Kỷ nguyên toàn cầu hóa được quyết định không phải bởi thương mại, mà bởi con người.

Đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới, toàn cầu hóa đã trở thành một chiến thắng đôi bên cùng có lợi. Điều mà những người ủng hộ nó không nhìn thấy và không muốn nhìn thấy, là số lượng ngày càng tăng của ‘những người bên ngoài’ (di cư): Ở Rust Belt của Hoa Kỳ, ở miền đông nước Đức, ở phía bắc nước Anh, Ý và Pháp.

Một trong những phản ứng đối với toàn cầu hóa là chiến dịch bầu cử “nước Mỹ trên hết” của Donald Trump vào năm 2016 và Brexit. Mỗi quốc gia chịu thiệt hại theo cách riêng của mình, nhưng điểm chung là sự suy giảm hỗ trợ chính trị cho hệ thống cũ.

Đối với EU, vốn thường đi theo xu hướng toàn cầu hóa muộn, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Sự suy giảm của ngành công nghiệp ô tô của họ đã được dự đoán trước, mặc dù nó diễn ra khá chậm.

Cho đến gần đây, 3 quốc gia thống trị ngành công nghiệp ô tô toàn cầu: Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc. Sau đó, vào năm 2022, Trung Quốc bất ngờ trở thành quốc gia xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới.

Trong khi ngành công nghiệp ô tô của Đức đang bận rộn cài đặt phần mềm để giảm lượng khí độc hại trong quá trình thử nghiệm động cơ diesel, thì Trung Quốc đã triển khai một khoản đầu tư chiến lược với ý định kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng xe điện. Và họ đã thành công.

Để hiểu điều gì đang xảy ra với nền kinh tế toàn cầu, tốt nhất hãy nhìn vào nguồn tiền được tạo ra, chứ không phải nơi sản xuất ô tô. Nguồn lợi nhuận chính khi bán một chiếc xe chạy bằng nhiên liệu là động cơ, bảo hành và dịch vụ sau bảo hành.

Ô tô điện về cơ bản là những chiếc iPad có bánh xe và một cục pin lớn: Chúng có động cơ tương đối đơn giản và ít cần bảo dưỡng hơn. Nguồn thu nhập chính của các nhà sản xuất ô tô điện là pin và phần mềm, và người châu Âu không giỏi lắm về khoản này.

Trung Quốc kiểm soát các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng xe điện, từ đất hiếm và lithium đến phần mềm và pin thông minh. EU đang tiến gần hơn bao giờ hết đến việc mất đi một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của mình.

Chính quyền Biden đã tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến, với Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan là bộ não chính trị đằng sau chiến dịch.

Cái giá của toàn cầu hóa

Phát biểu tại Viện Brookings ở Washington vào ngày 27 tháng 4 năm 2023, ông định nghĩa vấn đề như sau: “Nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi đã khiến nhiều công nhân Mỹ và gia đình họ trở thành người ngoài cuộc. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm lung lay tầng lớp trung lưu và đại dịch Covid-19 đã phơi bày sự mong manh của các chuỗi sản xuất và thương mại. Khí hậu thay đổi đe dọa cuộc sống và sinh kế của người dân. Xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm nổi bật những rủi ro của sự phụ thuộc quá mức”.

Jake Sullivan đưa ra một phiên bản phức tạp hơn một chút về chính sách “nước Mỹ trên hết” của Trump.

Sullivan là cố vấn chính sách đối ngoại của Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 không thành công của bà.

Phản ứng mà Jake Sullivan đang dẫn đầu hiện nay có nhiều tên gọi: Phi toàn cầu hóa, giảm thiểu rủi ro, chia rẽ, chuyển sản xuất sang các nước thân thiện. Nó có 3 thành phần: Trợ cấp, an ninh chuỗi cung ứng và lệnh trừng phạt.

Chương trình trợ cấp chính được quy định bởi ‘Đạo luật giảm lạm phát’ có tiêu đề khó hiểu của Biden, cung cấp 500 tỷ đô la cho năng lượng xanh và chăm sóc sức khỏe dành cho đầu tư nước ngoài. Đây là phản ứng của Mỹ đối với ‘Thỏa thuận xanh’ của EU, nhỏ hơn và quan liêu hơn trong việc thực hiện.

Việc phá vỡ chuỗi cung ứng sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh của đất nước. EU và Hoa Kỳ sắp bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản quan trọng để kết nối chuỗi cung ứng của châu Âu với Hoa Kỳ. Chúng sẽ mất hơn một năm, nhưng nếu người Đảng cộng hòa lên nắm quyền, vấn đề sẽ khác đi.

Các biện pháp trừng phạt có lẽ là quan trọng nhất trong 3 biện pháp. Cho đến nay, Mỹ và EU không đạt được nhiều thành công với các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Mỹ và một số nước châu Âu đã loại Tập đoàn khổng lồ Huawei của Trung Quốc khỏi việc triển khai các hệ thống thông tin di động 5G. Hạn chế khắc nghiệt nhất cho đến nay là lệnh cấm bán chất bán dẫn hiệu suất cao của Hoa Kỳ cho Trung Quốc.

Điều này được thực hiện bề ngoài để ngăn chặn sự phát triển tên lửa có độ chính xác cao của Trung Quốc, nhưng trên thực tế – để bảo vệ vị trí dẫn đầu về công nghệ của Mỹ trong lĩnh vực này.

Chính quyền Biden sau đó đã thúc ép Hà Lan tuân thủ lệnh cấm đối với ASML, nhà sản xuất thiết bị in thạch bản lớn nhất cho ngành vi điện tử. Chúng ta đang nói về các thiết bị tạo ra các chi tiết nhỏ nhất cho vi mạch.

Lý do Hoa Kỳ có thể đưa các nước thứ 3 vào danh sách trừng phạt của mình có liên quan đến vị thế của đồng đô la với tư cách là đồng tiền hàng đầu thế giới.

Nếu hai người – một người ở Nga và người kia ở Trung Quốc – thực hiện giao dịch bằng đô la, thì họ phải tuân theo luật pháp Hoa Kỳ tại thời điểm giao dịch thanh toán đi qua lãnh thổ của họ.

Washington cũng có thể từ chối bất kỳ ‘ngân hàng nước ngoài nào’ tiếp cận thị trường Mỹ, nếu họ cung cấp các khoản vay cho những người vi phạm lệnh trừng phạt.

BRICS và toàn cầu hóa

Ý nghĩa chính trị và kinh tế toàn cầu của sự thay đổi chính sách lớn này không hoàn toàn rõ ràng. Một trong số đó gợi ý, sự phân chia toàn cầu khác, trong đó Nga và Trung Quốc một lần nữa sẽ thấy mình ở phía bên kia của Bức màn sắt.

Và không chỉ họ. Năm quốc gia BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – từng được coi là những nền kinh tế phát triển nhanh của thế kỷ 21 và lẽ ra phải đứng về phía phương tây, do người Mỹ dẫn đầu.

Nhưng không ai trong số họ đáp ứng được kỳ vọng đó. Một trong những cái giá phải trả cho các biện pháp trừng phạt của phương tây đối với Nga là sự tăng trưởng chưa từng có trong thương mại Trung Quốc – Nga vào năm ngoái.

Năm quốc gia BRICS đã đặt ra mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ, nhưng không hiểu đầy đủ về cách đạt được điều này. Trung Quốc và Nga đang tạo ra các hệ thống thanh toán để thực hiện các giao dịch lẫn nhau độc lập với Hoa Kỳ và châu Âu.

Thế giới tiền điện tử và chuỗi khối mở ra nhiều cơ hội chưa được khám phá để phá vỡ sự độc quyền tài chính của phương tây. Các nước BRICS đang thảo luận về việc tạo ra một đồng tiền dự trữ chung. Đây là một đe dọa thực sự đối với đồng đô la.

Các nhà kinh tế phương tây chế giễu ý tưởng này, với lý do rằng, việc sử dụng tiền tệ phản ánh dòng chảy thương mại và đầu tư. Các nước BRICS vẫn sử dụng mô hình kinh tế cũ, tập trung vào thặng dư thương mại.

Bạn có thể là một quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương hoặc một cường quốc địa chính trị sử dụng đồng tiền riêng của mình cho các mục đích chính trị, nhưng không phải cả hai.

Trung Quốc sẽ phải thực hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế, từ đầu tư sang tiêu dùng trong nước. Điều này, thứ nhất, không đơn giản, và thứ hai, nó sẽ tước đoạt tiền của các lãnh đạo đảng có ảnh hưởng và chuyển chúng đến tay người tiêu dùng. Kết quả của sự thay đổi chính sách này sẽ là giảm khả năng bị tổn thương trước các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các quốc gia BRICS đang nỗ lực củng cố Ngân hàng phát triển mới (NDB), nơi cung cấp vốn cho cả năm quốc gia sáng lập. Kể từ khi thành lập, bốn quốc gia khác đã tham gia NDB: Bangladesh, Ai Cập, UAE và Uruguay.

Có thể mất 10-20 năm trước khi các nước BRICS thành lập một liên minh kinh tế chính thức để đối lập với phương tây. Cho đến lúc đó, Mỹ sẽ tiếp tục được hưởng những đặc quyền do vai trò toàn cầu của đồng đô la. Nhưng tôi không chắc rằng, vào năm 2040 mọi thứ sẽ như bây giờ.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy, Châu Âu không đồng ý với chiến lược chống Trung Quốc của chính quyền Biden: ‘Phản ứng dữ dội chống lại phản ứng dữ dội’. Thủ tướng Đức Olaf Scholz coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược trong một số lĩnh vực (sản xuất ô tô) và là đối tác trong những lĩnh vực khác (biến đổi khí hậu).

Vào ngày 13 tháng 7/2023, chính phủ Đức đã công bố một chiến lược đối với Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh cả cạnh tranh và hợp tác. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia thuộc lục địa Á-Âu vẫn còn mạnh mẽ. Nếu một cuộc xung đột quân sự nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc vì Đài Loan, thật khó để tưởng tượng rằng Đức sẽ đứng về phía Mỹ. Nó có lợi cho Đức khi giao dịch với cả hai.

Có nhiều lý do chính đáng để tin rằng, kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa sắp kết thúc. Nhưng người ta không nên ảo tưởng về chi phí kinh tế của các chính sách giảm thiểu rủi ro như lạm phát và tình trạng thiếu lao động kinh niên.

Giá cả hàng hóa đã giảm nhờ siêu toàn cầu hóa có thể tăng trở lại. Biến đổi khí hậu gây ra chi phí rất lớn cho các chính phủ và khu vực tư nhân. Câu hỏi đặt ra là cử tri có sẵn sàng trả cái giá đó không?

Đối với một số người, thời kỳ toàn cầu hóa là thời đại của nhiều thứ: Các ngân hàng trung ương và chính phủ ‘có ít hoặc không có hạn chế’ nào về cách họ có thể hỗ trợ nền kinh tế.

Trong khi đó, giảm thiểu rủi ro sẽ mang lại những hạn chế chính trị cũ. Sullivan đã đúng khi nói rằng, siêu toàn cầu hóa đã khiến nhiều người trở thành người ngoài cuộc.

Nhiều người trong số họ, cuối cùng đã bỏ phiếu cho Trump. Tuy nhiên, một quá trình phi toàn cầu hóa được quản lý kém có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng hơn, càng làm tăng thêm sự tức giận chính trị của họ.

Tôi thấy lý do để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thay vì cấm công nghệ, trừng phạt kinh tế và chiến tranh ‘trợ cấp’. Lẽ ra chúng ta phải bù đắp những thiệt hại do toàn cầu hóa chứ không phải hủy bỏ nó như vậy.

Nhưng tôi e rằng đã quá muộn. Toàn cầu hóa đã tạo ra sự hồi sinh của chủ nghĩa dân túy, nhưng quá trình phi toàn cầu hóa thất bại cũng sẽ như vậy. Đây là điều trớ trêu nhất.

Wolfgang Münhau là người viết chuyên mục cho New Statesman và là giám đốc của Eurointelligence

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang