Nghệ thuật, theo nghĩa rộng nhất của từ này, trong nhiều thiên niên kỷ đã phục vụ mục đích truyền cảm hứng, giúp chúng ta bám rễ vào hiện tại và thường khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái bằng cách thách thức những niềm tin sâu sắc nhất của mình.
Tuy nhiên, rất ít người có thể tạo ra những ‘tác phẩm kinh điển’ – nghĩa là, những tác phẩm không bị xói mòn theo thời gian và chịu được thử thách khắc nghiệt của thời gian.
Những tác phẩm này thường chạm đến chân lý sâu sắc nhất của con người, chứ không phải những chủ đề ‘thịnh hành’ mang tính xu hướng nhất thời.
Trong bộ phim Phản địa đàng (dystopian) năm 2013 có tên ‘Her’, do Spike Jonze đạo diễn và Joaquin Phoenix thủ vai chính, chúng ta được hé lộ một tương lai phản ánh ‘một cách kỳ lạ’ cuộc sống con người trong thời đại công nghệ”: Thiếu đi tính nhân văn, đúng hơn là – con người thật sự đang bị tổn thường.
Nhân vật chính của bộ phim, Theodor Twombly, điều hướng một thế giới dao động giữa hiện thực và siêu thực, một thế giới vừa quen thuộc vừa bất an giống bộ phim ‘Black Mirror’.
Cuộc sống của Theodor tương tự như cuộc sống mà nhiều người hiện nay đang đối mặt: Thức dậy một mình, dựa vào máy móc để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của con người, và dành cả ngày trong những góc làm việc biệt lập, chỉ để trở về nhà với một cuộc sống cô đơn – tương tự như khi chơi trò chơi điện tử, xem các chương trình truyền hình thực tế và mua thức ăn về nhà.
Đây không chỉ là sự cường điệu trong điện ảnh, mà là thực tế đối với một bộ phận đáng kể dân số thành thị của cuộc sống hiện đại.
Việc theo đuổi năng suất quá mức đã trở thành ‘vấn nạn’, khi mọi người hy sinh sức khỏe, cảm xúc và các mối quan hệ có ý nghĩa để đổi lấy tính hiệu quả và lợi nhuận.
Cuộc đời của Theodor là minh chứng cho điều đó, khi anh vật lộn với một cuộc ly hôn đau đớn – sống trong một xã hội – đã biến ngay cả những cảm xúc riêng tư nhất của con người thành hàng hóa.
Bộ phim đạt đến cao trào cảm xúc khi người bạn đồng hành ‘AI’ của Theodor, Samantha, hỏi anh ấy “cảm giác kết hôn như thế nào”.
Câu trả lời của Theodor là sự phản ánh sâu sắc về sự phức tạp trong các mối quan hệ giữa con người, niềm vui và nỗi buồn khi chia sẻ cuộc sống của bạn với ai đó, và những thách thức khi cùng nhau trưởng thành – hoặc xa nhau.
“Ồ, chắc chắn là khó khăn. Nhưng có điều gì đó khiến bạn cảm thấy rất tuyệt khi ‘chia sẻ’ cuộc sống của mình với ai đó. Chúng tôi đã cùng nhau lớn lên. Tôi đã từng đọc tất cả những gì cô ấy viết trong suốt thời gian cô ấy học thạc sĩ và tiến sĩ. Cô ấy đã đọc mọi từ mà tôi từng viết. Chúng tôi có ảnh hưởng lớn đến nhau. Cô ấy xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, và đó là điều khiến cô ấy phải suy nghĩ rất nhiều”.
“Nhưng trong ngôi nhà chung của chúng tôi, chúng tôi có cảm giác chỉ cần thử nghiệm mọi thứ và cho phép nhau thất bại và phấn khích về mọi thứ. Điều đó đã giải phóng cho cô ấy. Thật thú vị khi thấy cô ấy trưởng thành và cả hai chúng tôi cùng nhau trưởng thành và thay đổi. Nhưng đó cũng là phần khó khăn. Trưởng thành cùng cô ấy, hoặc trở nên xa cách. Hoặc thay đổi mà không khiến người kia sợ hãi. Tôi vẫn thấy mình đang trò chuyện với cô ấy trong tâm trí. Tập dượt lại những lý lẽ cũ và tự vệ trước những điều cô ấy nói về tôi”, (phim Her – 2013).
Khoảnh khắc này không chỉ là ‘thiết bị’ tường thuật. Đó là một cuộc điều tra triết học về bản chất cảm xúc của con người trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi các thuật toán và dữ liệu.
Đối với các mô hình AI, cảm xúc chỉ là một điểm dữ liệu giống như bất kỳ điểm dữ liệu nào khác. Tuy nhiên, đối với chúng ta, con người còn hơn thế nữa. Đó là thứ gì đó cảm thấy độc đáo, chủ quan, không thờ ơ hay lạnh lùng.
Khi ‘Samantha’ tiếp tục phát triển khả năng của mình với tốc độ cấp số nhân, vượt qua khả năng cảm nhận ‘một số thứ’ của Theodor (như một con người), cô bắt đầu trải nghiệm những cảm xúc mới mà con người không thể liên hệ và sống ‘giữa’ các ‘dấu chấm’ trong khi chúng ta, những người phàm trần, chỉ có thể nhìn thấy các ‘dấu chấm’ đó. Đó là một mô tả hấp dẫn về sự khác biệt giữa chúng ta với tư cách là con người và máy móc.
Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đưa con người đến ngã ba đường.
Một mặt, chúng ta được hứa hẹn một tương lai với sự tiện lợi và vô cùng hiệu quả. Mặt khác, chúng ta phải đối mặt với sự xói mòn ‘những gì làm nên’ bản chất con người.
Chúng ta biện minh cho điều xấu bằng cách nêu bật điều tốt đẹp đi kèm với nó: Chúng ta sẽ không phải làm những công việc nhàm chán nữa, chúng ta sẽ được tự do sáng tạo hơn, thông tin sẽ trôi chảy và dễ tiếp thu hơn, chúng ta sẽ có thể tạo ra nhiều công việc hơn bao giờ hết, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, chúng ta sẽ có thể tự làm chủ!
Trong khi đó, nó gạt những gì làm nên bản chất con người sang một bên – cảm xúc, thử thách, thất bại và khuyết điểm – phần lớn được xem là trở ngại trong xã hội chú trọng tính hiệu quả, cạnh tranh và năng suất.
Trong khi những ‘cỗ máy’ này ‘mở khóa’ sự thịnh vượng về kinh tế, trong quá trình đó, con người trở thành nạn nhân của chính họ, bị buộc phải xa lánh và mất đi tính con người của mình.
Đột nhiên, cái cũ trở nên thô sơ và thiếu tinh tế, trong khi cái mới lại lạnh lẽo và khó hiểu.
Việc theo đuổi không ngừng nghỉ tính năng suất và hiệu quả, mà xã hội hiện đại áp đặt lên chúng ta, đã tạo ra một thế giới nghèo nàn về cảm xúc, dẫn đến sự gia tăng các bệnh tâm thần, cảm giác mệt mỏi và ngày càng khó khăn trong việc nuôi dưỡng các mối quan hệ thân mật.
Những câu hỏi xoay quanh tương lai của AI thường tập trung vào tác động của nó đối với việc làm và sự an toàn.
Tuy nhiên, sự tập trung hạn hẹp này bỏ qua một dòng chảy ngầm nguy hiểm hơn: Sự ‘phi nhân hóa’ dần dần của con người.
Chúng ta là những sinh vật thời tiền sử bị đẩy vào một bối cảnh ‘Phản địa đàng’, say mê những món đồ chơi mới sáng bóng mà công nghệ mang lại, nhưng lại không biết đến những nguy hiểm mà chúng gây ra cho sức khỏe, cảm xúc và tâm lý.
Trong quá trình tìm kiếm sự tiện lợi và hiệu quả, chúng ta đã biến cảm xúc thành hàng hóa, biến chúng thành những cuộc trao đổi giao dịch, thiếu sự kết nối hoặc thân mật thực sự – với tư cách là con người.
Cuộc đời của Theodor trong ‘Her’ đóng vai trò như một câu chuyện cảnh báo cho tương lai mà chúng ta đang cùng nhau tạo ra ngày hôm nay.
Chúng ta đã quá đắm chìm vào việc theo đuổi thành công cá nhân và sự giàu có vật chất, đến nỗi chúng ta đã quên đi, mình là một con người – trong khi vẫn không ngừng tìm kiếm hạnh phúc và sự thỏa mãn.
Hình minh họa: Con người trong kỷ nguyên AI (Phim Her). Ảnh Wired
Tác giả: Pedro Porto Alegre