Nhiều người sẽ trợn mắt, khi nghe từ “buôn bán khí thải Carbon” và thường sẽ phản ứng với giá Carbon.
Trở lại năm 2010, khi giá Carbon ở mức khoảng 20 đô la New Zealand/tấn, các Vườn quốc gia (rừng quốc gia) ở New Zealand đã đẩy mạnh sản xuất – trồng rừng, để có nhiều tín chỉ Carbon (rừng là nơi hấp thụ Carbon hay giảm khí thải Carbon).
Nhưng sau đó, khi giá Carbon (tín chỉ Carbon) sụt giảm, hàng trăm nghìn cây giống đã bị phá hủy, thay vì trồng. Các khoản đầu tư trồng rừng đã bị hủy bỏ.
Giá Carbon (giá tín chỉ Carbon) đã phục hồi, nhưng không ai biết liệu điều này có kéo dài hay không.
Việc cải thiện Chương trình mua bán phát thải Carbon của New Zealand (NZ – ETS) đang được tiến hành, chính phủ nên nghiêm túc xem xét “giá sàn” Carbon để xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư khi đầu tư vào ‘giảm phát thải’ Carbon.
Sàn giao dịch phát thải Carbon hoạt động như thế nào?
Nếu muốn thực hiện quá trình chuyển đổi thông minh, sang nền kinh tế phát thải thấp, chúng ta cần thay đổi cách đánh giá lượng phát thải Carbon để mọi người thực hiện các khoản đầu tư, nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu.
Việc áp dụng giá khởi điểm tại cuộc đấu giá – hay “giá sàn” – là một công cụ mạnh mẽ để quản lý rủi ro ‘giá phát thải có thể giảm’, vì những lý do sai trái và làm suy yếu các khoản đầu tư ‘giảm phát thải’ (trung hòa phát thải) – có giá trị.
Trong Hệ thống giao dịch phát thải của New Zealand (NZ – ETS), những người tham gia được yêu cầu cung cấp các ‘đơn vị phát thải có thể mua bán’ (tín chỉ Carbon) cho chính phủ, để ‘chi trả’ cho lượng phát thải, mà họ phải chịu trách nhiệm.
Giới hạn về đơn vị ‘cung so với cầu’ sẽ làm giảm tổng lượng khí thải và cho phép thị trường ấn định đơn giá phát thải (giá Carbon).
Trong tương lai, chính phủ sẽ bán ‘đấu giá’ các đơn vị phát thải ra thị trường. Giá khởi điểm tại ‘cuộc đấu giá’ được thực hiện đơn giản và có thể giúp tránh được mức giá quá thấp.
Nếu các chủ thể tư nhân không sẵn sàng trả ‘mức giá khởi điểm’, chính phủ sẽ ngừng bán ‘hạn ngạch phát thải’, như vậy nguồn cung hạn ngạch phát thải trên ‘thị trường’ sẽ tự động co lại.
Tài liệu tham vấn ETS hiện tại của chính phủ cho thấy rằng, sẽ không cần có sàn giá trong tương lai, vì giới hạn mua phát thải quốc tế sẽ đủ để ngăn chặn hiện tượng sụt giá, mà chúng ta đã trải qua trong quá khứ. Tuy nhiên, đánh giá đó đã bỏ qua các yếu tố khác gây ra rủi ro này.
Khi giá phát thải thấp – trên hệ thống giao dịch phát thải (ETS) – là một cạm bẫy
Lý tưởng nhất là giá phát thải (giá Carbon) sẽ phản ứng với các tín hiệu về chi phí dài hạn để đáp ứng các mục tiêu khử Carbon của New Zealand và đạt được sự ổn định khí hậu toàn cầu.
Chúng ta thường kỳ vọng giá Carbon (trên ETS) sẽ tăng theo thời gian. Ví dụ, mô hình được chuẩn bị cho Ủy ban năng suất New Zealand cho thấy, giá phát thải Carbon có thể tăng lên ít nhất là 75 đô la New Zealand/tấn, có thể hơn 200 đô la New Zealand/tấn, trong 3 thập kỷ tới.
Tuy nhiên, giá phát thải Carbon (trên ETS) cũng có thể giảm do những đột phá công nghệ hoặc suy thoái kinh tế.
Mặc dù một số ‘nhà đầu tư phát thải thấp’ (chẳng hạn trồng rừng hoặc các dự án xanh – năng lượng tái tạo) sẽ mất đi lợi nhuận mà họ mong đợi, nhưng đây có thể là một kết quả hiệu quả, vì giá phát thải Carbon thấp sẽ phản ánh ‘chi phí’ khử Carbon thực sự.
Sự bất ổn về công nghệ và kinh tế gây ra rủi ro đối với các khoản ‘đầu tư phát thải thấp’ mà xã hội không thể tránh khỏi.
Nhưng có một kịch bản khác trong đó giá phát thải Carbon giảm, trong khi chi phí khử Carbon vẫn ở mức cao.
Điều này có thể phát sinh do rủi ro chính trị. Ví dụ, nếu một nhà sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều khí thải lớn, đột ngột rời khỏi thị trường và không rõ chính phủ sẽ phản ứng thế nào, hoặc nếu một cuộc khủng hoảng chính trị được coi là đe dọa đến tương lai của Hệ thống giao dịch phát thải Carbon, thì giá phát thải Carbon có thể sụp đổ và đạt hiệu suất thấp.
Hoạt động đầu tư phát thải (chẳng hạn trồng rừng hoặc các dự án xanh) sẽ bị trật đường rây.
Ngay cả khi các biện pháp khắc phục đang được thực hiện, có thể mất thời gian để điều chỉnh nhận thức chính sách chống biến đổi khí hậu thiếu hiệu quả.
Phản ứng chậm chạp của chính phủ New Zealand trước ảnh hưởng của các ‘tổ chức quốc tế chất lượng thấp’ tham gia giao dịch Carbon Hệ thống giao dịch phát thải (ETS), từ năm 2011 đến giữa năm 2015, là một ví dụ sinh động cho điều này.
Một giải pháp đơn giản và hiệu quả
Với giá sàn Carbon, cuộc đấu giá phát thải Carbon sẽ phản ứng nhanh chóng và có thể dự đoán trước các sự kiện không thể đoán trước – làm giảm giá.
Giá sàn báo hiệu ‘hướng di chuyển’ để đạt được mức giá phát thải tối thiểu và tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và nhà đổi mới phát thải thấp.
Nó cũng mang lại sự đảm bảo lớn hơn cho chính phủ về mức doanh thu đấu giá tối thiểu mong đợi.
Điều quan trọng cần lưu ý là, những người tham gia ETS vẫn có thể giao dịch các đơn vị phát thải Carbon với nhau ở mức giá thấp hơn giá sàn.
Giá sàn chỉ đơn giản là ngăn chặn ‘dòng đơn vị đấu giá’ tiếp theo từ chính phủ vào thị trường Carbon, cho đến khi nhu cầu phục hồi trở lại và giá tăng.
Chúng tôi có ba nghiên cứu điển hình ở nước ngoài về giá sàn.
ETS của EU không có mức giá sàn để khắc phục tình trạng dư cung bất ngờ (quá nhiều tín chỉ Carbon trên thị trường), và giá giảm do khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính sách năng lượng khác và phân bổ miễn phí ‘quá hào phóng’.
Hiện tại, nó có một khoản ‘dự trữ ổn định thị trường’ cho mục đích này, mặc dù nó hoạt động kém hiệu quả và minh bạch, so với giá khởi điểm khi đấu giá.
Để chống lại giá phát thải thấp trên ETS của EU, Vương quốc Anh đã tạo ra mức giá sàn riêng của mình để “nâng cấp” cho ETS – EU.
Mặc dù điều này không bổ sung vào mức giảm nhẹ toàn cầu, ngoài giới hạn ETS – EU, nhưng nó đã làm giảm sản lượng điện đốt than ở Anh.
ETS của California được thiết kế, kết hợp với một loạt các biện pháp giảm phát thải có sự tương tác phức tạp.
Giá khởi điểm tại cuộc đấu giá, đã đảm bảo rằng, giá phát thải tối thiểu và giá phát thải vời đà tăng được duy trì, bất chấp những bất ổn về ‘tác động của các biện pháp khác’.
Giữ New Zealand đi đúng hướng trong quá trình khử Carbon
Ở New Zealand, Ủy ban năng suất ủng hộ khái niệm ‘giá dự trữ đấu giá’ trong báo cáo cuối cùng về quá trình chuyển đổi sang ‘nền kinh tế phát thải thấp’.
Nhược điểm tiềm ẩn duy nhất của giá sàn Carbon là sự dũng cảm chính trị cần thiết, để thiết lập mức giá đó.
Nó có thể được đặt ở mức tối thiểu, mà bất kỳ mô hình toàn cầu hoặc địa phương đáng tin cậy nào, cho thấy là phù hợp với các mục tiêu của New Zealand và toàn cầu.
Ủy ban biến đổi khí hậu có thể đưa ra lời khuyên độc lập về mô hình ưu tiên và mức độ phù hợp. Giá sàn đảm bảo sự hỗ trợ giữa các bên.
Nếu thị trường vận hành đúng như mong đợi thì giá sàn không có tác động đến giá phát thải. Nhưng giá sàn có tác dụng bảo vệ khỏi sự sụp đổ về giá, khi thị trường không đi theo kế hoạch.
Chính phủ, những người tham gia vào giao dịch phát thải Carbon và nhà đầu tư cần hiểu rằng, việc mua hạn ngạch phát thải quốc tế không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra rủi ro ‘giảm giá’ trên ETS – New Zealand.
Giá sàn sẽ tăng cường khuyến khích các khoản đầu tư lớn dài hạn vào công nghệ phát thải thấp, cơ sở hạ tầng và sử dụng đất, trước tình trạng không chắc chắn.
Để đạt được các mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng của New Zealand vào năm 2030 (giảm 30% so với mức năm 2005) và hơn thế nữa, giá phát thải nên ở mức hợp lý.
Tác giả: Suzi Kerr, giáo sư trợ lý, Trường chính sách công, Te Herenga Waka – Đại học Victoria, Wellington