Chính phủ Úc đã công bố quy định về mức trần phát thải khí nhà kính (mức phát thải Carbon).
“Cơ chế bảo vệ” sẽ là một phần trong chính sách khí hậu của chính phủ và sẽ phạt các doanh nghiệp lớn vì vượt quá ‘mức phát thải cơ bản’.
Các doanh nghiệp sản xuất hơn 100.000 tấn khí nhà kính (Carbon) mỗi năm sẽ bị giới hạn lượng phát thải.
Chương trình này đưa ra một số ‘trợ cấp’ cho các nhà máy phát điện và bãi chôn lấp (tạo ra khí nhà kính, khi rác thải bị phân hủy), cũng như những đơn vị mở rộng sản xuất – đồng thời cải thiện hiệu quả phát thải.
Mức trần hàng năm cho những năm tiếp theo, sẽ dựa trên lượng khí nhà kính (phát thải Carbon) trung bình những năm trong quá khứ.
Trên thực tế, ‘kho vũ khí’ chính sách khí hậu của Úc sẽ bao gồm các khía cạnh của chương trình mua bán phát thải cơ bản và “tín chỉ Carbon”.
Chi phí thấp hơn cho doanh nghiệp
Kế hoạch mua bán khí thải Carbon là một cách, khiến các doanh nghiệp phải trả tiền cho lượng khí thải nhà kính – thải ra từ hoạt động kinh doanh của họ.
Trong chương trình “cơ bản” và “tín chỉ Carbon”, mỗi công ty phải giữ lượng khí thải của mình, ‘dưới mức’ do chính phủ quy định, chẳng hạn như dưới mức trung bình của lượng khí thải trong 5 năm trước đó.
Giả sử rằng, “lượng khí thải Carbon cơ bản” được phép ở mức 28.000 tấn/năm và doanh nghiệp thải ra 30.000 tấn khí thải Carbon/năm.
Sau đó, công ty phải trả tiền cho lượng khí thải Carbon vượt quá mức cơ bản, trong trường hợp này là 2.000 tấn (30.000-28.000).
Họ có thể bù đắp, bằng cách mua tín chỉ Carbon tại địa phương hoặc trên thị trường quốc tế.
Giả sử giá Carbon là 10 đô la Úc/tấn (1 tín chỉ Carbon là 10 đô la Úc), công ty phải bỏ ra 20.000 đô la Úc.
Giảm phát thải Carbon theo mô hình “giới hạn và thương mại”
Ngược lại, theo kế hoạch “giới hạn và thương mại” phát thải Carbon của Đảng lao động, chính phủ sẽ cấp một số giấy phép ra thị trường, dựa trên các mục tiêu giảm phát thải quốc gia, chẳng hạn như mức giảm giảm phát thải năm 2023 là 5% so với năm 2000.
Nghĩa là, không áp đặt giới hạn phát thải Carbon như ví dụ đề cập ở trên, miễn là công ty mua (trả tiền) đủ giấy phép phát thải từ chính phủ. Mỗi giấy phép cho họ quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) phát thải 1 tấn khí nhà kính (Carbon)
Giả sử, giá 1 giấy phép phát thải Carbon là 10 đô la Úc, thì doanh nghiệp tương tự sẽ trả 300.000 đô la Úc theo mô hình “giới hạn và thương mại”. Lưu ý là, công ty đang phát thải 30.000 tấn Carbon/năm.
Do đó, chi phí theo mô hình hạn ngạch Carbon nhỏ hơn so với mô hình “giới hạn và thương mại”.
“Hạn ngạch phát thải và tín chỉ Carbon” hay “giới hạn và thương mại”?
Hai loại kế hoạch mua bán khí thải đã được tranh luận sâu sắc vào đầu những năm 2000, trước khi Liên minh Châu Âu thiết kế Hệ thống mua bán phát thải (ETS) vào năm 2005 và nó trở thành kế hoạch chi tiết cho kế hoạch mua bán khí thải của Đảng lao động Úc, được đưa ra (mặc dù có giá ban đầu cố định) vào năm 2012.
Tiểu bang California và tỉnh Quebec của Canada cũng đã áp dụng mô hình “giới hạn và thương mại”.
Vụ kiện chống lại mô hình “Hạn ngạch phát thải và tín chỉ Carbon” vào năm 2005 bao gồm thực tế là, các chính phủ không có đủ thông tin để thiết lập “lượng phát thải cơ sở” đáng tin cậy ở cấp độ doanh nghiệp riêng lẻ, và nó liên quan đến nhiều quy định mang tính ‘xâm phạm’ hơn mô hình “giới hạn và thương mại”.
Tuy nhiên, Úc hiện đã có dữ liệu chi tiết về phát thải khí nhà kính hàng năm ở cấp công ty cho các doanh nghiệp vừa và lớn, nhờ vào Chương trình báo cáo năng lượng và khí nhà kính quốc gia ‘được giới thiệu’ từ năm 2008.
Việc thiết lập “lượng khí thải cơ bản” cho mỗi doanh nghiệp không cần phải quá khó khăn, đặc biệt nếu chúng được liên kết với các công ty riêng lẻ trong quá khứ.
Nguyên tắc “Hạn ngạch phát thải và tín chỉ Carbon” đã được sử dụng trong chương trình “Giảm khí thải nhà kính” của bang New South Wales trong thập kỷ qua, với mức giá giấy phép phát thải thấp.
Cơ chế hiện không còn tồn tại đó, đã được xem xét lại.
Hiệu suất thực tế của mô hình “giới hạn và thương mại” của Liên minh Châu Âu trong 10 năm qua cho thấy ‘điểm yếu chính’ của nó, cụ thể là các chính phủ không có khả năng cung cấp đúng số lượng giấy phép Carbon vào thị trường, chẳng hạn như trong 5 năm tới, dựa trên dự báo khác nhau.
Những cú sốc ngẫu nhiên như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động đến tăng trưởng kinh tế và phát thải khí nhà kính của EU.
Nhu cầu về giấy phép giảm mạnh và tình trạng dư cung khiến giá giấy phép lao dốc từ trên 20 xuống còn khoảng 5 Euro.
Vì vậy, EU hiện đang hoãn cấp giấy phép mới để ổn định cân bằng cung cầu.
Bổ sung các chính sách khí hậu khác
Cơ chế bảo vệ này bổ sung cho Quỹ giảm phát thải tự nguyện (ERF), nơi chính phủ trả tiền cho các doanh nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính, cho các dự án cụ thể.
Chính phủ sẽ chỉ lựa chọn các dự án giảm phát thải chi phí thấp, thông qua quy trình đấu thầu.
Những người nhận được tài trợ sẽ giảm lượng khí thải của họ, nhưng còn những người chọn không nộp đơn hoặc không nhận được tiền thì sao? Liệu họ sẽ tiếp tục phát thải như trước, thậm chí là nhiều hơn?
Cơ chế bảo vệ được thiết kế để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp lớn có những nghĩa vụ bắt buộc về việc giảm thiểu ‘hiệu ứng nhà kính’, để không vượt quá mức phát thải cơ bản của họ.
Nếu không có biện pháp bảo vệ trong thiết kế ERF, việc giảm phát thải của những người tham gia ERF có thể bị vô hiệu hóa – do lượng phát thải tăng lên ở các khu vực khác và các doanh nghiệp không tham gia ERF.
Cơ chế bảo vệ – cơ chế mua bán phát thải theo mô hình “hạn ngạch phát thải và tín chỉ Carbon” – liên quan đến mức độ can thiệp hợp lý vào hoạt động của các doanh nghiệp.
Mặt khác, mô hình “giới hạn và thương mại” dựa vào thị trường nhiều hơn, trong khi áp đặt chi phí tuân thủ cao hơn, đối với hoạt động kinh doanh.
Tác giả: Gujji Muthuswamy, giảng viên, Khoa kinh doanh và kinh tế, Đại học Monash