Nhu cầu về các khoáng sản quan trọng, đặc biệt là lithium, đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới để đáp ứng các mục tiêu về năng lượng sạch và khử carbon.
Châu Phi có nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng đáng kể. Do đó, các công ty khai thác nước ngoài đang đẩy mạnh đầu tư vào thăm dò và xin giấy phép khai thác.
Theo đánh giá thị trường khoáng sản quan trọng (đất hiếm) năm 2023 của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu về lithium đã tăng gấp 3 lần từ năm 2017 đến năm 2022 (5 năm).
Tương tự như vậy, thị trường các ‘khoáng sản quan trọng’ (đất hiếm) đã tăng gấp đôi trong 5 năm (2017-2022), đạt 320 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Nhu cầu về những khoáng sản đất hiếm dự kiến sẽ tăng mạnh, tăng gấp đôi vào năm 2030 và gấp 4 lần vào năm 2050. Doanh thu hàng năm dự kiến sẽ đạt 400 tỷ đô la Mỹ.
Trong nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã phân tích các quốc gia Châu Phi sản xuất khoáng sản đất hiếm mà ‘phần còn lại của thế giới’ xem là “quan trọng”.
Chúng tôi tập trung vào các dự án đất hiếm lithium ở Namibia, Zimbabwe, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Ghana. Chúng tôi phát hiện ra rằng, các quốc gia này vẫn chưa có chiến lược mạnh mẽ cho lĩnh vực khoáng sản đất hiếm quan trọng. Thay vào đó, họ chỉ đơn giản là bị cuốn vào cơn sốt toàn cầu đối với các khoáng sản này.
Chúng tôi khuyến nghị rằng, Liên minh Châu Phi nên đẩy nhanh việc xây dựng một chiến lược ‘khoáng sản đất hiếm quan trọng’ của Châu Phi để hướng dẫn các quốc gia thành viên đàm phán các hợp đồng và thỏa thuận khai thác.
Chiến lược này nên dựa trên các hoạt động khai thác ‘khoáng sản quan trọng’ (đất hiếm). Chúng tôi cũng khuyến nghị, các quốc gia nên sửa đổi các chính sách và quy định khai thác của mình để phản ánh các cơ hội và thách thức do nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đối với các khoáng sản quan trọng này.
Nếu không, các quốc gia Châu Phi giàu ‘khoáng sản đất hiếm quan trọng’ sẽ không được hưởng lợi từ nhu cầu bùng nổ hiện nay.
Xem thêm: Đất hiếm là gì? Vì sao nó lại quan trọng như vậy
Khoáng sản đất hiếm quan trọng là gì?
Không có sự đồng thuận chung về ‘khoáng sản đất hiếm quan trọng’ là loại khoáng sản nào. Nhiều khu vực và tổ chức khác nhau có liệt kê các loại khoáng sản đất hiếm quan trọng thường là khác nhau và nội dung của các danh sách này liên tục thay đổi.
Ví dụ, Úc đã phân loại 47 khoáng sản là quan trọng. Liên minh Châu Âu (EU) đã xác định danh sách 34 nguyên liệu thô quan trọng (khoáng sản) có tầm quan trọng đối với nền kinh tế EU và có nguy cơ bị gián đoạn. Danh sách khoáng sản quan trọng của Hoa Kỳ bao gồm 50 nguyên tố, trong đó có 45 nguyên tố được xem là khoáng sản chiến lược.
Mỗi quốc gia hoặc khu vực đều có lý do tại sao các khoáng sản này được phân loại là quan trọng. Đối với hầu hết các nước phương Tây, khoáng sản được phân loại là quan trọng nếu chúng:
– Cần thiết cho ‘nền kinh tế ít carbon’ hoặc cho an ninh quốc gia,
– Không có sự thay thế,
– Dễ bị gián đoạn chuỗi cung ứng.
Các dự án đất hiếm lithium ở Châu Phi
Vào thời điểm chúng tôi thực hiện nghiên cứu, có 18 dự án lithium ở nhiều giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn thăm dò ban đầu đến sản xuất trên khắp Châu Phi. Chúng tôi tập trung vào các dự án ở Namibia, Zimbabwe, DRC và Ghana.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các cuộc thảo luận về ‘khoáng sản quan trọng’ của Châu Phi phần lớn được định hình bởi các cơ hội kinh tế và ‘địa chiến lược’ phát sinh từ nhu cầu từ các nước phương Tây và Trung Quốc.
Các nước Châu Phi ít chú ý đến chuỗi cung ứng, điều này hàm ý là đảm bảo cho các ứng dụng công nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Chúng tôi nhận ra rằng, các quốc gia Châu Phi này đóng góp rất ít vào lượng khí thải carbon toàn cầu và nền kinh tế của họ không được thúc đẩy bởi công nghiệp hóa. Cơ sở hạ tầng và chính sách hiện tại không đầy đủ để giải quyết hậu quả của việc khai thác lithium. Khai thác lithium có tác động đến cộng đồng, đa dạng sinh học, nguồn nước và việc sử dụng năng lượng.
Chúng tôi cũng phát hiện ra, với hơn 30% trữ lượng ‘khoáng sản quan trọng’ (đất hiếm) của thế giới, các quốc gia Châu Phi có thể trở thành nhà cung cấp lớn toàn cầu. Họ cũng có thể giao dịch với nhau để tránh nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng, hoạt động khai thác lithium đang nổi lên ở Zimbabwe, DRC và Namibia đang củng cố và tạo ra các hình thức tham nhũng và bất hợp pháp mới trong lĩnh vực tài nguyên. Ghana vẫn đang trong giai đoạn đầu thiết lập lĩnh vực lithium của mình.
Xem thêm: Đất hiếm và ứng dụng của nó trong các ngành công nghiệp?
Con đường phía trước là gì?
Châu Phi cần quản lý tài nguyên chặt chẽ hơn: Quy định, trách nhiệm giải trình và minh bạch. Các chính sách và quy định về khai thác phải phản ánh các cơ hội và thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu toàn cầu về các khoáng sản quan trọng.
Các công ty khai thác hoạt động tại các quốc gia Châu Phi phải tuân thủ các thông lệ khai thác hàng đầu và các quy định quốc gia để giảm thiểu tác động môi trường và xã hội.
Việc tuyên bố rằng, việc mua lại các khoáng sản quan trọng là cấp bách không phải là cái cớ để các chính phủ Châu Phi và các công ty khai thác khoáng sản nước ngoài bỏ qua các quy định về khai khoáng và môi trường.
Thay vào đó, các tuyên bố về tính cấp bách nên trao cho các chính phủ Châu Phi quyền lực lớn hơn để thực hiện các thỏa thuận khai thác khoáng sản có lợi cho người dân và môi trường.
Để các quốc gia này tận dụng được các cơ hội kinh tế phát sinh, phải có các ưu đãi cho các công ty địa phương khai thác và chế biến lithium trước khi xuất khẩu. Việc chế biến lithium tại quốc gia xuất xứ sẽ làm tăng lợi nhuận tại địa phương, tạo việc làm và thúc đẩy sự tăng trưởng các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Cần có những nỗ lực phối hợp ở Châu Phi để xây dựng năng lực địa phương dọc theo chuỗi khai thác, từ thăm dò đến thị trường. Các nước Châu Phi nên quan tâm xây dựng các ngành công nghiệp để hỗ trợ chương trình phi carbon hóa toàn cầu. Một ví dụ là sản xuất pin xe điện.
Theo cách này, Châu Phi sẽ không chỉ là nguồn cung cấp nguyên liệu thô, mà còn là nguồn cạnh tranh đối với các ‘sản phẩm carbon thấp’.
Đây là một số bài học quan trọng cho các nước Châu Phi.
Hình minh họa: Đất hiếm. Ảnh Fulcrum
Tác giả:
1. James Boafo, giảng viên về phát triển bền vững, Đại học Murdoch
2. Eric Stemn, giảng viên an toàn và kỹ thuật, Đại học mỏ và công nghệ
3. Jacob Obodai, trợ lý nghiên cứu sau tiến sĩ, Đại học Edge Hill
4. Philip Nti Nkrumah, nhà nghiên cứu, Viện khoáng sản bền vững, Đại học Queensland